Chùm ảnh: Hoa mắt trước màu sắc phong phú của các loài nấm

Nấm là một trong những nhóm sinh vật có màu sắc phong phú nhất thế giới. Cùng cảm nhận điều này qua những loài nấm có màu sắc vô cùng bắt mắt.Chùm ảnh: Hoa mắt trước màu sắc phong phú của các loài nấm

Nấm sáp hồng (Hygrocybe calyptriformis) dài 3-7 cm, mọc trên đồng cỏ ở lục địa Á – Âu. Dễ nhận dạng nhưng khá hiếm gặp, loài nấm này có mũ nhọn màu hồng, cuống màu nhạt và có các phiến nấm giống sáp.

Nấm sáp đỏ tươi (Hygrocybe coccinea) dài 1,5-6 cm, thường mọc trên các đồng có chưa được cải tạo ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Chúng có phiến, cuống và mũ nấm đỏ tươi, bóng như sáp, cực kỳ nổi bật trên nền cỏ xanh.

Nấm sáp đỏ thẫm (Hygrocybe punicea) dài 4-12 cm, mọc trên đồng cỏ chưa được cải tạo ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Khá hiếm gặp, chúng là loài nấm sáp mũ đỏ lớn nhất.

Nấm đỏ son lỗ dày (Pycnoporus cinnabarinus) dài 3-10 cm, mọc trên gỗ mục của cây rụng lá ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm hiếm này có dạng bản dẹt, bề mặt giống chất da thuộc, màu cam pha đỏ tươi.

Nấm tán da cam (Amanita caesarea) dàio 8-20 cm, còn được gọi là nấm Caesar, phân bố ở khu vực địa Trung Hải và lục địa Á – Âu. Loài nấm thường mọc dưới gốc cây sồi này có mũ và cuống màu cam tươi, mọc từ bao gốc màu trấng trông giống như vỏ trứng.

Nấm sáp vàng (Hygrocybe chlorophana) dài 1,5-7 cm, là loài nấm mũ sáp phổ biến nhất trên các đồng cỏ lục địa Á – Âu. Chúng có mũ nấm màu cam vàng rực rỡ, hơi dính.

Nấm chùy vàng (Clavulinopsis helvola) dài 2-4 cm, phổ biến trên đồng cỏ ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Đây là một trong những loài nấm có màu vàng rực rỡ nhất.

Nấm mạng mũ vàng (Cortinarius splendens) dài 3-7 cm, thường mọc trong rừng sồi ở lục địa Á – Âu. Loài nấm hiếm này có màu vàng kim rực rỡ, thịt nấm vàng nhạt và cuống nấm phình to ở gốc.

Nấm đĩa vàng (Bisporella citrina) dài 1-3 mm, mọc trên gỗ cứng đã mục ở lục địa Á – Âu. Mọc thành cụm, những thể quả hình đĩa của loài nấm này đôi lúc phủ hết toàn bộ cành cây.

Nấm sáp vẹt (Gliophorus psittacinus) dài 4-8 cm, được tìm thấy trên khắp Bắc Âu. Chúng có màu xanh lục dần ngả dần về chóp, từ khi còn non cho đến lúc già.

Nấm Hygrocybe xanh (Hygrocybe graminicolor) cao 3-4 cm, được tìm thấy ở Australia và New Zealand. Đây là một trong số ít các loài nấm có màu xanh bắt mắt.

Nấm trời xanh (Entoloma hochstetteri) dài 3-4 cm, là loài nấm hiếm được ghi nhận ở New Zealand, nơi chúng được bình chọn là loài nấm quốc gia. Màu sắc đặc biệt của chúng được gắn với huyền thoại của người bản địa Maorivề loài chim kokako.

Nấm Verdigris Agaric (Stropharia aeruginosa) dài 2-6 cm, phân bố ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm rừng mảnh, màu xanh da trời này được tìm thấy trên các bãi cỏ, lớp mùn trong rừng từ mùa xuân đến mùa thu.

Nấm li xanh (Chlorociboria aeruginascens) dài 0,2-1 cm, phân bố ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm li hình chén này có màu lam khi chín.

Nấm tán nhớt lục lam (Stropharia cyanea) dài 3-7, phân bố ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Chúng có mũ màu lam pha lục, úa dần sang màu vàng.

Nấm mạng tím (Cortinarius violaceus) mọc trong rừng hỗn giao khắp lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm hiếm này có có mũ và cuống màu tím đậm đặc trưng.

Nấm Laccaria tía (Laccaria amethystina) dài 2-5 cm, phân bố ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm mảnh mai, dễ nhận biết này có màu tím sậm khi còn tươi và các bào tử phủ trên phiến nấm như bột.

Nấm Blewit cuống tím (Lepista nuda) dài 5-12 cm, phổ biến trong các khu rừng hỗn giao ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Chúng có mũ nấm màu tím dần ngả sang nâu khi già, riêng cuống và các phiến vẫn giữ nguyên màu tím.

Nấm mạng phớt tím (Cortinarius alboviolaceus) dài 5-8 cm, khu vực phân bố tương tự nấm Blewit cuống tím. Loài nấm này có thể quả màu trắng bạc pha ánh tím. Các phiến nấm khi già chuyển sang màu nâu.

Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) dài 6-11 cm, phân bố ở phía Bắc lục địa Á – Âu. Loài nấm hiếm này có màu trắng tinh, mũ nấm hình chuông, hơi dính và bao gốc màu trắng. Đây là một trong những loài nấm “trắng nhất” thế giới.

Nấm kèn đen (Craterellus cornucopioides) dài 0,5-2 cm, được ghi nhận trên khắp lục địa Á – Âu. Loài nấm đặc biệt này có dạng loa kèn, mọc thành cụm trong đám lá sồi rụng. Mặt dưới của chúng có màu sáng hơn mặt trên.

Nấm Bulgar đen (Bulgaria inquinans) dài 0,5-4 cm, phân bố ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Chúng có mặt ngoài màu nâu, mặt sản sinh bào tử bên trong màu đen, nhẵn và giống chất cao su.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: , ,