Chùm ảnh: Điều bất ngờ về các loài cây thuộc họ Hoa hồng

Ngoài các loài hoa hồng nổi tiếng, họ Hoa hồng (Rosaceae) còn có nhiều loài cây ăn quả, cây rau và cả cây cho gỗ quý có giá trị cao.

Tầm xuân (Rosa canina) cao 3 mét, là cây bản địa của châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Loài cây có cành cong, nhiều gai này thường được trồng làm bờ giậu, đã du nhập đến nhiều nơi trên thế giới.

Mân côi (Rosa rugosa) cao 2 mét, có nguồn gốc từ Đông Á. Loài cây cho hoa đẹp này chịu được nước mặn bắn vào nên thường được trồng làm bờ giậu gần biển. Thân cây có gai, hoa màu hồng, cánh nhăn.

Hoa hồng Pháp (Rosa gallica) cao 80 cm, phân bố ở châu Âu. Loài cây này đã được phát triển thành nhiều giống khác nhau để trồng trong các khu vườn. Hoa của chúng cũng được dùng để chiết xuất tinh dầu.

Dâu tây (Fragaria vesca) cao 30 cm, sinh trưởng trong các cánh rừng châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng có quả đỏ mọng ăn được. Cây dại có quả nhỏ hơn nhiều so với các giống đã được thương mại hóa.

Anh đào dại (Prunus avium) cao 25 mét, phân bố ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Loài cây này là tổ tiên hoang dã của những cây anh đào được trồng trong vườn và trên đường phố.

Lê lá liễu (Pyrus salicifolia) cao 12 mét, có nguồn gốc từ vùng Trung Đông. Chúng được trồng nhiều trên đường phố vì có những tán lá rũ màu xanh bạc rủ xuống. Loài cây này chỉ còn rất ít trong tự nhiên.

Mâm xôi (Rubus fruticosus) cao 2,5 mét, phổ biến ở châu Âu. Loài cây bờ giậu bò lan này cho quả ăn được vào mùa thu. Chúng có nhiều phân loài khác nhau.

Sến Trung Hoa (Photinia serratifolia) cao 8m, là thực vật bản địa Trung Quốc. Gỗ của loài cây rừng này được khai thác để làm đồ nội thất. Chúng được được trồng làm cảnh.

Thanh lương trà Mỹ (Sorbus americana) cao 12 mét, có nguồn gốc từ miền Đông của Bắc Mỹ. Loài cây rừng rụng lá này có quả mọng màu cam tồn tại đến mùa đông, cung cấp thức ăn cho chim hét và chim giẻ cùi.

Sơn tra Đức (Mespilus germanica) cao 6 mét, phân bố ở Trung và Nam Âu. Loài cây này có quả cứng màu nâu vàng, mềm dần và ăn được vào mùa thu, sau đó rữa đi.

Địa du (Sanguisorba minor) cao 60 cm, phân bố từ châu Âu đến Iran. Loài cây lưu niên sống trong các đồng cỏ giàu vôi này có lá ăn được. Chúng đã được du nhập đến nhiều nơi trên thế giới.

Ủy lăng (Potentilla anserina) cao 80 cm, được ghi nhận ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, Australia và New Zealand. Loài cây bò lan lưu niên có lông tơ mượt này mọc trên các vùng đất hoang, đồng cỏ và cồn cát.

Đường lệ Bắc Mỹ (Amelanchier lamarckii) cao 12 mét, phân bố ở miền Đông của Bắc Mỹ. Loài cây thân gỗ này có hoa hình sao mọc thành cụm, nở vào mùa xuân, kết quả mọng đỏ thẫm vào mùa hạ.

Thủy dương mai đài tím (Geum rivale) cao 60 cm, phân bố ở châu Âu, Tiểu Á và Bắc Mỹ. Loài cây lưu niên có lông tơ này sinh trường ở các vùng ẩm thấp. Quả của chúng có lông móc bám vào động vật để phát tán.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: ,