Chùm ảnh: Điểm danh các loài rắn hổ nổi tiếng thế giới

Phân bố rộng ở vùng nhiệt đới, họ Rắn hổ (Elapidae) gồm các loài rắn độc có răng nanh ngắn, luôn dựng đứng ở phía trước miệng, một số loài có thể bành cổ để trông to lớn hơn, khiến kẻ thù dè chừng.Chùm ảnh: Điểm danh các loài rắn hổ nổi tiếng thế giới

Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) dài 5 mét, sống trong rừng nhiệt đới châu Á. Là loài rắn lớn nhất thế giới, chúng chủ yếu ăn các loài rắn khác. Cả rằn đực và rắn cái của loài này cùng bảo vệ ổ trứng.

Rắn hổ mang Ai Cập (Naja haje) dài 2,4 mét, sinh sống trên các sa mạc Bắc và Trung Phi. Loài rắn lớn này săn động vật có xương sống nhỏ. Khi bị đe dọa, chúng bành cổ và ngóc đầu lên, cách tự vệ điển hình ở các loài rắn hổ mang “đích thực”.

Rắn hổ mang Ấn Độ (Naja naja) dài 2 mét, sinh sống trên toàn tiểu lục địa Ấn Độ. Loài rắn này được tôn kính trong thần thoại và văn hóa Ấn Độ, và thường được dùng trong thôi miên rắn.

Rắn hổ đất (Naja kaouthia) dài 2 mét, phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á. Chúng săn chuột và các loài rắn khác trong rừng thưa, đồng lúa, thường ở gần nơi có con người sinh sống.

Chùm ảnh: Điểm danh các loài rắn hổ nổi tiếng thế giới

Rắn hổ mang Trung Hoa (Naja atra) dài 1,6 mét, phân bố ở miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Loài này còn được gọi là hổ mang “hai mắt kính” để phân biệt với hổ mang “một mắt kính” là rắn hố đất, dựa theo hoa văn ở sau đầu.

Rắn hổ mèo hay rắn hổ mang phun nọc Đông Dương (Naja siamensis) dài 1,2 mét, được ghi nhận ở Đông Nam Á. Không chỉ vươn cổ lên khi bị đe dọa, loài rắn này còn phun nọc vào mặt kẻ thù.

Rắn hổ mang đỏ phun nọc (Naja pallida) dài 75 cm, phân bố ở châu Phi. Tương tự rắn hổ mèo, loài rắn hổ màu nâu đỏ này cũng có khả năng phun nọc vào đối phương.

Rắn roi mặt vàng (Demansia psammophis) dài 1,2 mét, phân bố rộng rãi khắp Australia. Loài rắn mảnh mai này thích nghi với các sinh cảnh trống trải và khô ráo. Chúng tích cực săn thằn lằn vào ban ngày.

Rắn mũi khiên Đông Nam châu Phi (Aspidelaps scutatus fulafulus) dài 75 cm, phân bố ở vùng xavan phía Đông Nam châu Phi. Chúng đào hang trong đất lẫn cát, chuyên săn thằn lằn và thú nhỏ về đêm.

Rắn san hô Trung Mỹ (Micrurus nigrocinctus) dài 80 cm, chui luồn dưới thảm lá rụng trong rừng nhiệt đới Trung Mỹ. Loài rắn độc này có màu sắc rực rỡ, mang táng dụng cảnh báo những kẻ địch tiềm năng.

Rắn Rosen (Suta fasciata) dài 65 cm, sống ở các khu vực khô hạn thuộc Tây Australia. Chúng là chuyên gia trong việc săn lùng các loài thằn lằn nhỏ.

Rắn hổ đuôi gai hoang mạc (Acanthophis pyrrhus) dài 70 cm, sinh sống ở các sa mạc phía Tây Australia. Chúng thường nhử thằn lằn và thú nhỏ bằng cách ngọ nguậy đuôi, sau đó tập kích con mồi.

Rắn nâu vòng đen (Pseudonaja modesta) dài 50 cm, xuất hiện ở các khu vực khô, nhiều đá ở Australia. Loài này săn những con thằn lằn bóng chân ngắn nhỏ. Sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa do mất dần sinh cảnh.

Rắn khoanh đỏ hoang mạc Australia (Simoselaps bertholdi) dài 35 cm, phổ biến ở Tây Asutralia. Loài rằn nhỏ này đào hang để trú ẩn và tìm mồi là thằn lằn nhỏ. Các khoanh màu của chúng có thể làm cho kẻ săn mồi hoa mắt.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: , , ,