Chùm ảnh: Điểm danh 20 loài rắn ấn tượng nhất Việt Nam

Là nơi sinh sống của trên 300 loài rắn (phân bộ Rắn – Serpentes), Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học về loài rắn cao nhất thế giới. Cùng điểm qua những loài rắn độc đáo nhất trong số đó.

Rắn sọc đốm đỏ (Oreocryptophis porphyraceus) dài 1 mét, được ghi nhận ở Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Gia Lai. Đây là một trong số ít loài rắn có màu đỏ rực trên thế giới. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn voi (Rhynchophis boulengeri) dài 1,6 mét, được ghi nhận ở vùng núi cao của Vĩnh Phúc và Yên Bái. Mũi của loài rắn này có những chiếc vảy kéo dài ra, tạo thành một chiếc sừng nhọn hoắt. Ảnh: OrangeRoom/DeviantArt.

Rắn lục sừng (Protobothrops cornutus) dài 50-65 cm, được ghi nhận ở Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình. Vảy trên mắt của loài rắn này phát triển thành hai cái sừng nhỏ. Ảnh: iNaturalist.

Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) dài 3-5 mét, được ghi nhận từ miền núi phía Bắc đến Đông Nam Bộ. Đây là loài rắn lớn nhất thế giới. Con mồi của chúng là các loài rắn nhỏ hơn. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn hai đầu (Calamaria septentrionalis) dài 45 cm, được ghi nhận từ Bắc Bộ đến Tây Nguyên. Đầu và đuôi của loài rắn này giống hệt nhau, làm giảm nguy cơ bị kẻ săn mồi tấn công vào phần đầu và tăng cơ hội trốn thoát. Ảnh: Hong Kong Snakes.

Rắn giun thường (Ramphotyphlops braminus) dài 11-23 cm, được ghi nhận trên khắp cả nước. Đúng như tên gọi, loài rắn này có ngoài hình khiến nhiều người nhầm lẫn với giun đất. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn hoa cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus) dài 1,3 mét, được ghi nhận trên khắp cả nước. Vào mùa sinh sản, phẩn cổ của các con đực thuộc loài rắn này có màu đỏ rực nhằm thu hút bạn tình. Ảnh: Hong Kong Snakes.

Rắn chàm quạp (Calloselasma rhodostoma) dài 1 mét, được ghi nhận ở Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, An Giang. Màu sắc của loài rắn này giúp chúng ngụy trang hoàn hảo trong đám lá khô ở nền rừng. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn lục miền nam (Viridovipera vogeli) dài 0,8-1,1 mét, được ghi nhận ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng, Minh Hải, Cà Mau. Loài rắn màu xanh bắt mắt này có nọc độc mạnh, nguy hiếm với con người. Ảnh: Wikipedia.

Rắn lục mắt đỏ (Trimeresurus stejnegeri) dài 75 cm, được ghi nhận từ khu vực miền núi phía Bắc đến Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Roài rắn rất độc này có đôi mắt đỏ nổi bật trên nền da xanh lá. Ảnh: Wikipedia.

Rắn rào ngọc bích (Boiga jaspidea) dài 1,5 mét, được ghi nhận ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là một trong những loài rắn có hoa văn trên cơ thể phức tạp nhất. Ảnh: Wikipedia.

Rắn cườm (Chrysopelea ornata) dài 1,3 mét, được ghi nhận trên khắp cả nước. Bộ da của loài rắn này có hoa văn khá đẹp. Đây là một trong số ít loài rắn có khả năng lượn giữa các cành cây. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn hổ đất nâu (Psammodynastes pulverulentus) dài 30-35 cm, được ghi nhận từ miền núi phía Bắc đến Đông Nam Bộ. Có đầy hình tam giác rõ rệt – một đặc điểm của nhiều loài rắn độc – nhưng rắn hổ đất nâu hoàn toàn vô hại. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn sọc khoanh vàng (Elaphe mandarina) dài 1 mét, được ghi nhận ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh. Chính giữa cổ và lưng của loài rắn này có một dãy hình quả trám mầu đen, ở giữa có vết màu vàng nằm ngang. Ảnh: Animal Pictures Archive.

Rắn hổ xiên mắt (Pseudoxenodon macrops) dài 1,6 mét, được ghi nhận ở Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng. Loài rắn vô hại này có thể bành mang để giả làm một con rắn hổ mang nguy hiếm nhằm đe dọa kẻ thù. Ảnh: Thai National Parks.

Rắn lục Jerdoni (Protobothrops jerdonii) dài 85-100 cm, được ghi nhận ở các khu rừng thường xanh trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Loài rắn này có những chiếc vảy màu vàng rực rỡ được xắp xếp tinh tế tạo thành những vòng hoa văn khép kín và nổi bật trên nền vảy đen nhánh. Ảnh: Wikipedia.

Rắn khuyết Lào (Lycodon laoensis) dài 50 cm, được ghi nhận ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, TP HCM. Loài rắn này có thân màu đen được chia ra bởi 13-29 khoanh màu vàng và 8-18 khoanh vàng đen ở phần đuôi. Ảnh: Wikipedia.

Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) dài 1,5-2,7 mét, được ghi nhận ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi trên khắp cả nước. Các khoanh vàng – đen xen kẽ trên thân loài rắn này là lời cảnh báo rằng chúng rất độc. Ảnh: Wikipedia.

Rắn roi thường (Ahaetulla prasina) dài 1,8-2 mét, được ghi nhận ở ở hầu khắp các khu vực có rừng từ Bắc tới Nam. Đặc điểm nhận dạng loài rắn này là cơ thể mảnh dẻ như một chiếc roi. Ảnh: India Biodiversity Portal.

Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae) dài 80-100 cm, được ghi nhận ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn. Loài rắn này có đầu sáng màu, tương phản với phần thân đen có các vạch đỏ hẹp. Ảnh: Cowyeow Flickr.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , , ,