⠀
Chùm ảnh: Cận cảnh những dạng sống sơ khai nhất của Trái đất
Gồm các loài cổ khuẩn và vi khuẩn, sinh vật nhân sơ được coi là dạng sống sơ khai nhất, với đặc trưng là không có nhân và ti thể trong cấu trúc tế bào. Cùng điểm qua các loài sinh vật nhân sơ tiêu biểu.
Cổ khuẩn Methanococcoides burtonii có đường kính 1,2 µm (1 µm = 0,001 mm), tồn tại ở đáy hồ Ace Nam Cực, trong điều kiện không có ôxi và nhiệt độ trung bình 0,6 độ C. Loài sinh vật nhân sơ này sản sinh ra khí mêtan.
Cổ khuẩn Staphylothermus marinus có đường kính 0,5-15 µm, được phát hiện trong một lỗ nhiệt dịch ở đáy biển. Chúng sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 85-92 độ C, hình thành những cụm có dạng như chùm nho và có thể đạt kính thước tương đối lớn.
Cổ khuẩn Pyrococcus furiosus có đường kính 0,8-2 µm. Tên gọi “Pyrococcus” của chúng có nghĩa là quả cầu lửa, phán ánh hình dạng và khả năng chịu nhiệt cực cao: Loài cổ khuẩn này phát triển tốt nhất ở 100 độ C – nhiệt độ sôi của nước.
Vi khuẩn Deinococcus radiodurans có đường kính 1,62 µm, được coi là loài vi khuẩn có sức chống chịu tốt nhất từng được biết. Chúng có thể tồn tại trong thịt ngay cả sau khi đã tiếp xúc với nhiều đợt phóng xạ trong phòng thí nghiệm.
Chi vi khuẩn Nitrobacter sp. gốm các loài vi khuẩn sống trong đất dài 0,6-4 µm. Chúng đóng vai trò quan trọng trong chu trình nitơ thông qua phản ứng ôxi hóa nitrit thành nitrat, góp phần làm sạch nước và tăng độ màu mỡ cho đất.
Vi khuẩn Acetobacter aceti dài 1-4 µm, thường được dùng để sản xuất giấm. Chũng cũng có thể là tác nhân gây hại thường xuất hiện trong quá trình lên men đồ uống có cồn, đặc biệt là làm bia bị chua và đổi màu.
Vi khuẩn Escherichia coli dài 1-3 µm, tồn tại trong đường ruột con người. Vi khuẩn E. coli hình que này thường là vô hại, nhưng cũng có những dạng có hại tạo ra độc tố là nguyên chủ yếu gây ngộ độc thức ăn.
Vi khuẩn Clostridium botulinum dài 3-8 µm, phát triển mạnh ở nơi có ít hoặc không có ôxi. Chúng sống trong đất và sản sinh độc tố thần kinh gây ngộ độc thực phẩm, nhưng cũng được sử dụng trong y dược và sản xuất mỹ phẩm.
Vi khuẩn Shigella dysenteriae 1-3 µm, là loài vi khuẩn đường ruột có thể tiết ra độc tố shiga gây dịch kiết lị. Chỉ cần 10 cá thể vi khuẩn là đủ để gây bệnh.
Vi khuẩn Vibrio cholerae dài 1-3 µm, có hình que hơi cong, di chuyển linh hoạt nhờ lông roi ở một đầu tế bào. Loài vi khuẩn này tiết ra một loại độc tố ruột mạnh gây dịch tả.
Vi khuẩn Enterococcus faecalis dài 0,5-1 µm, tồn tại trong đường tiêu hóa con người. Vi khuẩn này thường vô hại nhưng cũng có thể xâm nhập vào những vết thương và kháng được nhiều loại kháng sinh.
Vi khuẩn Yersinia pestis dài 1-3 µm, là tác nhân gây bệnh dịch hạch do bọ chét sống trên chuột truyền sang người. Cái tên “Yersinia” có nguồn gốc từ tên gọi bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin, người tìm ra vi khuẩn này năm 1894.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Thiên nhiên, Vi sinh vật