Chùm ảnh: Cận cảnh loài cua đế vương kỳ dị của Việt Nam

Có kích cỡ tương đối lớn, loài cua này có thể dài tới 20 cm, nặng hơn 1 kg khi trưởng thành. Chúng được phân biệt với các loài cua khác nhờ thân mình khum tròn và có màu đỏ quạch.

Xuất hiện ở một số vùng biển phía Nam của Việt Nam, cua huỳnh đế (Ranina ranina) là một trong những loài động vật giáp xác ấn tượng nhất trên thế giới. Ảnh: Crab Database.

Có kích cỡ tương đối lớn, loài cua này có thể dài tới 20 cm, nặng hơn 1 kg khi trưởng thành. Chúng được phân biệt với các loài cua khác nhờ thân mình khum tròn và có màu đỏ quạch. Ảnh: JungleDragon.

Đặc biệt nhất là chúng có cả một chiếc “đuôi” ở phần thân sau. Bộ phận này tương ưng với “yếm” – phần giống như cái nắp ở mặt dưới thân – của các loài cua thông thường. Ảnh: JungleDragon.

Càng cua huỳnh đế cũng khá dị biệt, có dạng như một cái cờ lê hoặc kìm mỏ vẹt. Mặt trên mai của chúng lởm chởm gai nhọn. Ảnh: New Scientist.

Trong tự nhiên, loài giáp xác này sống ở đáy biển, độ sâu 10-100 mét. Chúng có tập tỉnh ẩn thân mình trong cát, nhô hai mắt lên vừa cảnh giới vừa rình mồi là các loài cá nhỏ. Ảnh: iNaturalist.

Trên thế giới, cua huỳnh đế phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Ấn Độ Dương tới Tây Thái Bình Dương. Những quốc gia là loài này tập trung cư trú nhiều nhất là Australia, Philippines. Ảnh: Restaurant-ka.com.au.

Tên gọi quốc tế phổ biến của loài cua này là cua ếch đỏ (red frog crab) – dựa theo hình dạng và màu sắc cơ thể, hoặc của cờ lê (spanner crab) – theo hình dạng của cặp càng. Ảnh: STRI Marine Portal Detailed Collection Record Information.

Nổi tiếng như một loại hải sản thơm ngon, cua huỳnh đế được đánh bắt trên hầu hết phạm vi phân bố của mình. Ngư trường lớn nhất là ở Australia, nơi sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khoảng 4.000 tấn. Ảnh: Mangingisda 🇵🇸🇵🇸🇵🇸.

Ở Việt Nam, tên gọi cua huỳnh đế có một nguồn gốc thú vị. Loài cua này vốn hiếm gặp, có giá trị rất cao, được ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua nên gọi là cua “hoàng đế”. Ảnh: Fish & Boat Magazine.

Nhưng sau khi trở thành sản vật tiến vua chúa, quan địa phương lệnh dân phải đọc trại “hoàng đế” thành “huỳnh đế” vì sợ phạm húy. Cái tên “huỳnh đế” được sử dụng từ khi đó đến nay. Ảnh: Vecteezy.

Ngày nay cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Định. Thịt của chúng đậm đà, thớ thịt săn chắc, trắng muốt và độ đạm cao, có thể chế biến các món như hấp, rang me, rang muối, nướng… Ảnh: Follow Me To Eat La.

So với các loại hải sản thường gặp, cua huỳnh đế thuộc vế một đẳng cấp cao hơn hẳn. Hiện tài, loại cua này được bán trên thị trường với giá khoảng 700.0000 đến trên 1 triệu đồng tùy theo kích cỡ. Ảnh: Mekong ASEAN.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: , ,