Chùm ảnh: Cận cảnh bộ sưu tập vỏ ốc ‘khủng’ nhất Việt Nam

Khám phá thế giới phong phú của các loài ốc biển ở Việt Nam qua bộ sưu tập vỏ ốc tầm cỡ quốc tế của Bảo tàng Hải dương học Nha Trang.

Các mẫu vật thuộc họ Ốc nhảy (Strombidae) trong bộ sưu tập vỏ ốc ở Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Các loài ốc bàn tay là đại diện nổi tiếng của họ này, có ngoại hình ấn tượng với những chiếc gai dài xòe ra như ngón tay ở mép vỏ.

Họ ốc sứ (Cypraeidae), gồm những loài ốc có vỏ tròn trịa, trơn láng, dễ nhận biết.

Một số loài ốc sứ. Đây là nhóm ốc được khai thác nhiều để phục vụ cho ngành sản xuất đồ mỹ nghệ.

Các loài ốc thuộc họ Cymatiidae và Fasciolariidae.

Họ Trochidae, với đại diện nổi tiếng là ốc đụn cái hay ốc vú nàng.

Họ Ốc măng (Terebridae) gồm các loài ốc có hình dạng như búp măng.

Họ Ốc gai (Muricidae) gồm các loài ốc đa dạng về hình dáng, không phải tất cả đều có gai.

Một số loài trong họ Ốc gai. Trong họ này, ốc gai trắng (Chicoreus ramosus) là loài được khai thác nhiều để làm thực phẩm và đồ mỹ nghệ.

Các loài trong họ Ốc mũ (Mitridae). Loài Mitra episcopalis trong họ này được biết đến rộng rãi, thường bị nhầm với các loài ốc măng.

Họ Drilliidae với nhiều loài ốc có kích cỡ rất nhỏ, hình dạng giống mũi khoan.

Họ Ốc quắn (Cerithiidae).

Họ Ốc cối (Conidae).

Các loài ốc thuộc họ Tonnidae (ốc giấm), Bursidae, Volutidae, Cassidae…, nằm trong bộ Caenogastropoda.

Một số họ khác trong bộ Caenogastropoda, với các gương mặt quen thuộc như ốc cối, ốc măng.

Bộ Archaeogastropoda, với các loài ốc thuộc họ Tegulidae, Haliotidae, Neritidae…

Các loại vỏ ốc thuộc lớp Chân bụng (Gastropoda) được thu thập tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Lớp Thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia), họ Pteriidae, với đại diện nổi bật là trai lưỡi búa (Pteria penguin).

Họ Sò nứa (Cardiidae), gồm những loài sò là hải sản quen thuộc của con người.

Các loài thân mềm hai mảnh vỏ thuộc họ Vulsellidae.

Họ Ngao (Veneridae), gồm các loài ngao hến quen thuộc.

Một số loài khác trong họ Ngao.

Vỏ các loài thuộc lớp Thân mềm hai mảnh vỏ (tên gọi cũ lớp Mang tấm, Lamellibranchia) được thu thập tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , , ,