Chùm ảnh: Bất ngờ với sự đa dạng của các loài trâu bò trên thế giới

Trâu bò là những loài thú móng guốc to lớn, có sức mạnh địch lại được hổ, báo, sư tử. Một số loài trâu bò đã được thuần hóa, nhưng nhiều loài khác chỉ có thể được nhìn thấy trong điều kiện hoang dã.Chùm ảnh: Bất ngờ với sự đa dạng của các loài trâu bò trên thế giới

Bò tót (Bos gaurus) dài 1,7-2,2 mét, phân bố ở vùng đồi của Ấn Độ, Đông Á và Đông Nam Á. Lớn nhất trong các loài trâu bò hoang dã, chúng có cơ thể lực lưỡng, thân màu nâu sẫm, bốn cẳng chân nhạt màu.

Bò rừng Banteng (Bos javanicus) dài 1,6-1,7 mét, là loài bò bản địa Đông Nam Á. Loài này có màu lông khá giống bò tót, nhưng kích cỡ nhỏ hơn nhiều. Chúng đã được thuần hóa để làm gia súc phục vụ cày kéo.

Bò Tây Tạng (Bos grunniens) dài 2-2,2 mét, cư trú ở các vùng núi Trung Á và Himalaya. Loài bò này có bộ lông dài và dày để chống giá rét. Các cá thể hoang dã có  màu nâu, trong khi cá thể đã thuần hóa có màu sắc đa dạng hơn, và thường có vệt trắng.

Bò nhà (Bos taurus) có kích cỡ da dạng, phân bố trên toàn thế giới dưới dạng gia súc. Người ta cho rằng tổ tiên của chúng là bò rừng châu Âu (Bos primigenius) đã tuyệt chủng. Con người đã tạo ra rất nhiều giống bò khác nhau, phục vụ những mục đích chuyên biệt như lấy sữa, lấy thịt, sức kéo…

Bò rừng Bắc Mỹ (Bison bison) dài 1,8-2 mét, sống ở Bắc Mỹ. Chúng từng lang thang trên các thảo nguyên trong những đàn khổng lồ, nhưng ngày nay chỉ còn rất ít trong tự nhiên do sự tàn sát của người di cư. Các quần thể được nuôi nhốt có số lượng khá lớn.

Bò rừng châu Âu (Bison bonasus) dài 1,8-1,2 mét, từng phổ biến khắp châu Âu, nay chỉ còn được ghi nhận ở Đông Âu và Nga. So với bò rừng Bắc Mỹ, bò rừng châu Âu có lông ngắn hơn và sừng dài hơn.

Trâu rừng (Bubalus arnee) dài 1,5-1,9 mét, phân bố ở Nam Á. Chúng đã được thuần hóa để lấy sữa và sức kéo. Quần thể trâu rừng tồn tại trong môi trường hoang dã chỉ còn trên 3.000 cá thể.

Chùm ảnh: Bất ngờ với sự đa dạng của các loài trâu bò trên thế giới

Trâu lùn đồng bằng (Bubalus depressicornis) dài 80-90 cm, là loài trâu bản địa ở các rừng mưa trên đảo Sulawesi, Indonesia. Là loài nhỏ nhất trong các loài trâu bò hoang dã, chúng có đôi sừng thẳng và dựng đứng giống linh dương.

Trâu châu Phi (Syncerus caffer) dài 1-1,7 mét, sinh sống ở các sinh cảnh đa dạng thuộc châu Phi. Các cá thể sống ở đồng cỏ có sừng uốn cong, kích cỡ to hơn các cá thể sống trong rừng. Loài trâu có tính khí thất thường và nguy hiểm này không thể thuần hóa được.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: , ,