Ảnh màu hiếm có về thánh địa Jerusalem năm 1918

Jerusalem là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới và là một địa điểm linh thiêng của ba tôn giáo lớn Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Cùng xem loạt ảnh màu quý giá về thành phố này năm 1918.

Ảnh: Paul Castelnau / Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Năm 1909, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) bắt đầu thực hiện dự án “Kho dữ liệu về Trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới. Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới và chụp tổng cộng 72.000 bức ảnh.

Phố El-Wad, Đông Bắc khu phố cổ Jerusalem năm 1918.

Hồ bơi của Hezekiah, hay hồ bơi của Giáo chủ, nằm trong khu phố Cơ đốc của phố cổ Jerusalem, từng là một hồ chứa tạo thành một phần của hệ thống nước cổ đại của thành phố.

Lối vào đường hầm của Hezekiah hay đường hầm Siloam, một đường hầm dẫn nước cổ xưa của Jerusalem.

Làng Siloam, phía Nam Jerusalem.

Thung lũng Kidron, Đông Bắc phố cổ Jerusalem, nơi có nhiều phế tích thời cổ đại.

Lăng mộ Absalom ở thung lũng Kidron, nơi chôn cất Absalom, con trai thứ ba của David, vị vua thứ hai của Vương quốc Israel thống nhất.

Giếng Ein Rogel, địa danh gắn với cuộc nổi dậy của Absalom chống lại sự cai trị của vua cha David, nằm ở phía Nam của lăng mộ Absalom.

Sân trước của nhà thờ Mộ Thánh, một nhà thờ nằm ở phía trong bức tường thành của thành cổ Jerusalem. Đây được cho là nơi chúa Jesus được mai táng và đến ngày thứ ba thì sống lại.

Cận cảnh cánh cổng dẫn vào nhà thờ Mộ Thánh.

Mái vòm của hầm mộ Thánh Helena, trong khuôn viên nhà thờ Mộ Thánh.

Chi tiết nội thất của mhà nguyện Chúa lên trời, một nơi linh thiêng trên Núi Ô-liu, được tin là nơi chúa Jesus đã tập họp các tông đồ trước khi Chúa lên trời 40 ngày sau khi sống lại.

Cổng nhà thờ Thánh John, một nhà thờ của người Armenia nằm gần nhà thờ Mộ Thánh.

Mái vòm Yusuf ở phía Nam của đền Núi.

Mặt tiền của Nhà thờ Hồi giáo Al Aksa.

Cổng vòm Ecce Homo (Đây là Người) trên Con đường khổ nạn (Via Dolorosa), con đường được đặt tên theo những chặng đường khổ nạn của Chúa Jesus tại thành cổ Jerusalem.

Cổng nhà nguyện Simon thành Cyrene, chặng thứ năm trên Con đường khổ nạn, nơi Simon thành Cyrene vác thập giá.

Đoạn đường giữa chặng năm và sáu trên Con đường khổ nạn.

Chặng thứ sáu trên Con đường khổ nạn, nơi Veronica lau mặt cho Chúa Jesus.

Cổng Công lý, chặng thứ bảy trên Con đường khổ nạn, nơi Chúa Jesus ngã lần thứ hai.

Nhà thờ Mộ Thánh nhìn từ chặng thứ chín của Con đường khổ nạn, nơi Chúa Jesus ngã lần thứ ba.

Lối vào phòng Tiệc Ly – nơi Chúa Jesus chia sẻ Lễ Vượt Qua (Bữa Tiệc Ly) với các môn đồ – trên Núi Zion, ngọn đồi nằm bên ngoài tường thành Jerusalem.

Vườn Gethsemani dưới chân Núi Ô-liu, nơi Chúa jesus bị bắt và chịu khổ hình.

Nhà thờ Hồi giáo el Aksa và Núi Ô-liu ở phía xa.

Phong cảnh ở Thung lũng Hinnom, một thung lũng lịch sử nằm ở phía Tây và Tây Nam Jerusalem cổ.

Cánh đồng Máu (Akeldama) ở Thung lũng Hinnom, một địa điểm ở Jerusalem gắn liền với Ju das Iscariot, một trong số 12 tông đồ nguyên thủy của Chúa Jesus.

Lối vào khu lăng mộ Thánh James.

Lối vào ngôi mộ của Thánh Lazarus tại làng Bethany.

Tàn tích của công trình được cho là ngôi nhà của Simon Cùi (một nhân vật được nhắc đến trong Kinh Thánh) ở làng Bethany.

Người phụ nữ hành hương đến từ thị trấn As-Salt (Jordan).

Một cụ ông ở Jerusalem.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,