Cuộc sống ở Campuchia năm 1993 qua 60 bức ảnh

Bé gái ăn kem trên phố, màn diễn “Sơn Đông mãi võ”, khung cảnh hoang vu ở khu đền đài Angkor Wat… là loạt ảnh đặc biệt về đất nước Campuchia năm 1993 được ghi lại qua ống kính du khách Tây.Cuộc sống ở Campuchia năm 1993 qua 60 bức ảnh

Ảnh: Gunter Hartnagel / FLickr.

Một con phố ở Phnom Penh, Campuchia năm 1993.

Cuộc sống ở Campuchia năm 1993 qua 60 bức ảnh

Giao thông giờ cao điểm trên một con đường ở thủ đô Campuchia.

Khu chợ cóc họp trên vỉa hè thành phố Phnom Penh. Hai nam giới chống nạng đều bị mất một chân, là nạn nhân của bom mìn sót lại sau chiến tranh.

Người phụ nữ bán bưởi.

Bé gái ăn kem trên phố.

Chân dung một nam giới.

Người lái xích lô đứng bên đường.

Quầy bán bưởi và nước giải khát của một người phụ nữ.

Màn diễn kiểu “Sơn Đông mãi võ” của những người bán thuốc dạo: Chàng thanh niên lấy dao lam tự rạch vào cơ thể rồi bôi thuốc để quảng bá công dụng chữa lành.

Các “khán giả” chăm chú quan sát màn biểu diễn.

Trong khuôn viên cung điện Hoàng gia.

Bên ngoài trụ sở của Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia – lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc hoạt động ở Campuchia năm 1992–1993.

Binh sĩ Ghana thuộc lực lương Liên Hợp Quốc tuần tra trên sông Mekong ở Phnom Penh.

Hàng trứng vịt lộn bên bờ sông Mekong.

Chú mèo (nặng 1,35 kg) chễm chệ trên cái cân ở một khu chợ Phnom Penh.

Cuộc sống trên vỉa hè của những người vô gia cư.

Người phụ nữ và hai đứa trẻ ngủ trên vỉa hè. Cạnh đó là cái chân giả. Thời điểm này nhiều người Campuchia sống trong cảnh nghèo khổ do mất nhà cửa và thương tật, hậu quả từ cuộc chiến với Khmer Đỏ.

Chân dung người đẹp Phnom Penh.

Bình minh trên quần thể đền đài Angkor Wat.

Góc nhìn từ trên cao về di tích cổ xưa nổi tiếng của vương quốc Khmer.

Khu vực tháp chính của Angkor Wat.

Những chi tiết kiến trúc nhuốm màu thời gian.

Phù điêu mô tả cảnh chiến trận trên một bức tường đá.

Vũ công Khmer nhảy điệu Aspara trên những bậc thang của phế tích.

Đền Bayon ở trumg tâm quân thể đền đài Angkor Thom, nằm cách Angkor Wat khoảng 1,5 km về phía Bắc.

Những bức tượng bốn mặt nổi tiếng của đền Bayon.

Sân Vua Cùi ở Angkor Thom.

Đền Phimeanakas, một di tích khác của Angkor Thom.

Đền Ta Prohm, công trình nằm ở Đông Angkor Thom, nổi tiếng với những cây cổ thụ mọc trùm lên phế tích.

Một góc đền Đền Ta Prohm.

Đền Banteay Kdei, nằm ở phía Đông Nam Ta Prohm.

Trẻ em địa phương ở đền Banteay Kdei.

Bên bờ hồ Sras Srang, liền kề đền Banteay Kdei về phía Đông.

Đền Neak Pean, cách đền Ta Prohm và đền đền Banteay Kdei khoảng 3km về phía Bắc.

Người lính trẻ canh gác ở khu đền đài Angkor.

Bảng cảnh báo nguy hiểm từ mìn dành cho du khách ở Angkor.

Cảnh đồng quê ở Siem Reap, nơi có các di tích vĩ đại của vương quốc Khmer cổ.

Cảnh sinh hoạt tại ngôi làng bên biển hồ Tonle Sap, gần đền Phnom Krom, tỉnh Siem Reap.

Cư dân biển hồ nấu nướng bằng bếp củi.

Ngư dân mưu sinh bằng những con thuyền nhỏ ở lạch nước thông ra biển hồ. Phía xa là đồi Krom, nơi có đền Phnom Krom. Lúc này đường lên đền đầy bẫy chông, khách du lịch không được lên.

Phụ nữ và trẻ em địa phương.

Ngư dân quăng lưới trên biển hồ.

Những ngôi nhà nổi ở hồ Tonle Sap.

Nhà sàn bên sông Siem Reap, đoạn sông từ Phnom Krom đổ ra biển hồ.

Cậu bé trên chiếc cầu gỗ bắc qua sông Siem Reap.

Trẻ em địa phương.

Người dân giặt đồ bên sông Siem Reap.

Một gia đình bên chiếc nhà sàn của mình.

Khung cảnh thôn quê ở Cố đô Oudong.

Các đền tháp cổ của Oudong nằm trên ngọn đồi phía xa. Nằm cách thủ đô Phnom Penh 40 km về phía Tây Bắc, nơi đây là kinh đô của Campuchia từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Khung cảnh ở vùng đồi nơi các di tích của Cố đô Oudong tọa lạc. Khu vực này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 2020.

Loại hình công trình chính ở nơi đây là các tháp Gropa cao vút.

Điện thờ đổ nát của một ngôi chùa cổ ở Oudong.

Biển cảnh báo về mìn bẫy ở di tích. Sau khi làm nổ tung ngôi chùa, Khmer Đỏ đã cài mìn trong đống đổ nát để ngăn chặn việc xây dựng lại.

Hai mẹ con tại quán giải khát ven đường ở Oudong.

Trẻ em địa phương thích thú khi được chụp hình.

Chân dung cụ ông ở Cố đô Oudong.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: ,