⠀
Chùm ảnh: Toàn cảnh Sài Gòn năm 1950 nhìn từ máy bay
Những con đường rộng rãi và thẳng tắp, thuyền bè tấp nập trên sông, các công trình đặc trưng… là hình ảnh ấn tượng về Sài Gòn năm 1950 nhìn từ không trung.
Hình ảnh trích từ ấn phẩm “Indochine – Couverture. Saigon-Cholon – Photographie Aerienne 1950” (Bao quát Đông Dương. Không ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1950), được xuất bản ở Pháp.
Toàn cảnh bán đảo Thủ Thiêm và khu vực trung tâm Sài Gòn.
Dinh Norodom (phía dưới), nay là Dinh Độc Lập – Hội trường Thống Nhất.
Ngã 6 Phù Đổng (góc dưới trái) và đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám).
Ga Sài Gòn (bên phải).
Trường Gia Long (góc trên trái, này là trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai) và Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (góc dưới phải, nay là công viên Lê Văn Tám).
Công trường Chiến sĩ (mũi tên xanh chỉ vào), nay là Hồ Con Rùa.
Khu vực trung tâm với nhà ga, chợ Bến Thành (bên phải) và dinh Norodom (bên trái).
Khu trung tâm vực Quận 1 với bến Bạch Đằng và Công trường Mê Linh ở phía dưới.
Khu vực thành Ô Ma, trường ĐH Khoa Học và trường Pétrus Ký.
Sân bay Tân Sơn Nhất.
Khu vực Quận 1, sân vận động ở giữa nay là sân vận động Hoa Lư, bên dưới là một góc Thảo Cầm Viên.
Một phần Quận 1 và rạch Thị Nghè, khu vực nhiều cây xanh ở bên trái là Thảo Cầm Viên.
Phần đầu rạch Thị Nghè và xưởng Ba Son (phía trên, bên trái).
Sông Sài Gòn, góc trên bên trái là Công trường Mê Linh, góc dưới bên phải là xưởng Ba Son.
Bến Bạch Đằng và Công trường Mê Linh, sông Sài Gòn khu vực trung tâm Quận 1.
Phía Đông của bán đảo Thủ Thiêm.
Nơi rạch Bến Nghé đổ ra sông Sài Gòn.
Rạch Bến Nghé, bai trái là Quận 4, bên phải là Quận 1, phía dưới là cầu Mống và cầu Khánh Hội.
Cẩu Ông Lãnh (góc dưới bên trái) và ga Sài Gòn (bên phải).
Mảnh đất hình tam giác ở góc trên bên trái là cù lao Nguyễn Kiệu.
Quận 4 (trái) và Quận 1 (phải) được ngăn cách bởi rạch Bến Nghé.
Cầu chữ Y (góc trên bên trái) đang được xây dựng.
Khu vực Quận 4 và vùng phụ cận.
Con đường thẳng tắp cắt chéo bức ảnh là đường Trần Hưng Đạo.
Khu vực Quận 1 và Quận 3.
Hình chữ nhật nằm ở chính giữa bức ảnh là khu cư xá Đô Thành.
Vòng xoay ngã 7 ở Quận 3, một nút giao thông lớn của Sài Gòn nằm phía trên, bên trái ảnh.
Khu vực Quận 3.
Ga Hòa Hưng (phía trên bên phải) và cầu Trương Minh Giảng (phía dưới bên phải).
Khu vực sẫm màu phía bên trái là Trại pháo binh thuộc địa của Pháp.
Khu nhà hình cái quạt trong ảnh là cư xá Kiến Ốc Cục.
Phía trên “Kiến Ốc Cục” là nghĩa trang Phú Thọ.
Trường đua Phú Thọ nằm phía dưới “Kiến Ốc Cục”.
Toàn cảnh Trường đua Phú Thọ.
Khu vực trống trải gần Trường đua Phú Thọ ngày nay là phường 14, Quận 10.
Theo KIẾN THỨC
Kênh Tàu Hủ và rạch Ụ Cây ở Quận 8.
Tags: Sài Gòn, Việt Nam giai đoạn 1945-1954