⠀
Chùm ảnh: Tàn tích thành Troy trứ danh truyền thuyết Hy Lạp
Năm 1870, nhà khảo cổ người Đức Heinrich Schliemann đã tiến hành khai quật di chỉ tại Hisarlik, miền Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ và làm phát lộ tòa thành cổ được ông cho là thành Troy huyền thoại.
Nằm ở tỉnh Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ, thành cổ Troy (còn gọi là Troia) là tàn tích của một trong những thành phố cổ nổi tiếng bậc nhất thế giới. Ảnh: Daily Sabah.
Theo truyền thuyết, đây là nơi diễn ra cuộc vây hãm thành Troy nổi tiếng mà người Hy Lạp dùng chiến thuật “con ngựa thành Troy” để mở cổng thành từ bên trong và tràn vào hủy diệt thành phố này. Ảnh: British Museum.
Năm 1870, nhà khảo cổ người Đức Heinrich Schliemann đã tiến hành khai quật di chỉ tại Hisarlik, miền Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ và làm phát lộ tòa thành cổ được ông cho là thành Troy huyền thoại. Ảnh: Smithsonian Magazine.
Di chỉ Hisarlik bao gồm 9 tòa thành cổ nằm chồng lên nhau, ở trung tâm là một khu thành cao nằm lọt giữa một thị trấn đông đúc. Tòa thành cổ nhất có niên đại khoảng 4.000 năm trước. Ảnh: The Maritime Explorer.
Theo các nhà khảo cổ học, hai tòa thành cổ thứ 6 và thứ 7 tại Hisarlik là những “ứng cử viên” sáng giá nhất cho vị trí của thành Troy huyền thoại. Ảnh: Turkish Museums.
Trong đó, tòa thành thứ 6 có quy mô lớn và tráng lệ, tương đồng với mô tả của sử gia Homer vể thành Troy. Ảnh: Jana Meerman.
Tuy nhiên, kết quả khảo cổ lại cho thấy tòa thành này bị sụp đổ vào năm 1250 TCN vì một trận động đất chứ không phải do chiến tranh. Ảnh: Arkeonews.
Ngược lại, tòa thành thứ bảy tại di chỉ Hisarlik lại mang đầy dấu tích bị vây hãm và phá huỷ trong một cuộc chiến tranh xảy năm 1175 TCN. Nhưng tòa thành này lại không lớn như sử thi Homer mô tả. Ảnh: Sailingstone Travel.
Câu chuyện về thành Troy được kể lại trong Trường ca Iliad của nhà thơ Hy Lạp cổ Homer đã mê hoặc rất nhiều thế hệ độc giả. Theo đó, một hạm đội Hy Lạp đã giong buồm đi tới phía Đông, hướng đến thành Troy. Ảnh: CNN.
Mục đích của cuộc viễn chinh này là để trừng phạt thành Troy về vụ bắt cóc Helen, người phụ nữ được cho là đẹp nhất thế gian. Ảnh: Travels Through Turkey.
Cuộc chiến diễn ra suốt 10 năm, và thành phố này chỉ sụp đổ dưới tay các chiến binh Hy Lạp bởi mưu kế “con ngựa thành Troy” – đã trở thành một điển tích kinh điển trong văn hóa thế giới. Ảnh: Wikipedia.
Cho đến nay, giới sử học vẫn tranh cãi về việc thành Troy có thực sự tồn tại hay chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng. Việc nghiên cứu các dấu tích ở Hisarlik sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn để này. Ảnh:
The Maritime Explorer.
Với những giá trị lịch sử độc nhất vô nhị, khu vực khảo cổ Hisarlik đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1998, với tên gọi chính thức là Địa điểm khảo cổ thành Troy. Ảnh: Jana Meerman.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Di tích lịch sử, Thổ Nhĩ Kỳ, Di sản thế giới, Hy Lạp cổ, Thành cổ