Chùm ảnh: Mustang – vùng đất cấm bí ẩn trên dãy Himalaya

Vào năm 2012, được sự cho phép đặc biệt của chính phủ Nepal, nhiếp ảnh gia Taylor Weidman đã vào vùng Mustang vốn bị cấm.

Weidman đã mô tả rằng, Mustang, hay Vương quốc Lo xưa cũ, nằm khuất sau những đám mây đen của dãy Himalaya, ở một trong những nơi xa xôi nhất của Nepal. Phía Nam bao quanh bởi dãy núi cao nhất thế giới, phía Bắc giáp với Tây Tạng, đây là một vương quốc Tây Tạng nhỏ vẫn còn giữ lại được những nét truyền thống có từ thế kỷ 15.

Mustang được xem là nơi gìn giữ được kiểu mẫu đời sống Tây Tạng tốt nhất trên thế giới. Nhưng nó đang dần thay đổi.

Một con đường cao tốc được xây dựng sẽ nối vùng đất này với Kathmandu và Trung Quốc, mở ra một thời kỳ mới, hiện đại hơn, cho những người dân sống ở vùng núi Mustang.

Bộ ảnh sau đây sẽ cho chúng ta biết một ít về cuộc sống và văn hoá của người dân ở Mustang – Vương quốc Lo xưa cũ, một vùng đất xa xôi ở phía Bắc Nepal.

Chùm ảnh: Mustang – vùng đất cấm bí ẩn trên dãy Himalaya

Ngôi làng Tangge nằm bên cạnh nhánh sông Kali Gandaki. Các ngôi nhà ở đây được xây sát vào nhau để bảo vệ người dân khỏi những cơn gió mạnh thổi vào mỗi buổi chiều.

Một nhóm người Loba tập trung làm việc trên cánh đồng ở ngoại ô Lo Manthang vào mùa vụ.

Người giữ tu viện vào mùa Đông đứng chụp ảnh chân dung tại gian chính của tu viện ở Tetang, Vương quốc Lo.

Cô Tashi Dolkar Gurung, một người phụ nữ Loba, nhặt sạn trong gạo bên cạnh cửa sổ trong căn nhà làm bằng đất của cô ở Lo Manthang.

Một nhà sư đi bộ qua các con đường giữa những căn nhà ở Lo Manthang.

Một chàng trai cưỡi ngựa xuống thung lũng sông Kali Gandaki. Thung lũng này là con đường duy nhất để ra vào vùng này; trong quá khứ nó là tuyến đường quan trọng trong việc buôn bán muối giữa Tây Tạng và Ấn Độ.

Cung điện cổ của nhà Vua ở Tsarang, nhìn từ tu viện của thị trấn. Cung điện này đã không còn người ở trong vài năm gần đây và nó cũng không được sửa chữa.

Dân làng Dhakmar trở về nhà sau một ngày làm việc ngoài đồng.

Lễ hội Tiji diễn ra hàng năm ở quảng trường chính của Lo Manthang, các vũ công sẽ hoá trang thành những con vật, quỷ dữ và thần thánh.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội Tiji, các nhà sư hoá trang thành những con vật khác nhau, quỷ dữ và thánh thần để diễn lại thiên sử thi về cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác.

Trước lúc kết thúc lễ hội, các thành viên trong triều đình tập trung cùng với súng trường để giúp đuổi quỷ ra khỏi thành phố bằng cách bắn những loạt đạn nối tiếp nhau.

Vị cựu vương của vương quốc Lo, Jigme Palbar Bista, đóng một vai trò quan trọng ở lễ hội Tiji. Ông cùng với các thành viên hoàng gia ngồi ở quảng trường của thị trấn Lo Manthang để xem các nhà sư trình diễn.

Một nhóm các nhà sư cao niên tập trung để thực hiện một nghi lễ trên cánh đồng ở ngoại ô Lo Manthang.

Một cụ già người Loba mặc bộ quần áo đẹp nhất để tham dự lễ hội Tiji.

Các cụ già ngồi ở Lo Manthang ngồi xoay các bánh xe cầu nguyện cùng nhau. Đây là một lễ nghi phổ biến được thực hiện hàng ngày bởi hầu hết những người Loba đã nghỉ hưu.

Các gia đình người Loba tập trung ở ngoại ô Lo Manthang trước một nghi lễ cầu nguyện. Ngày càng có nhiều người Loba mặc quần áo kiểu phương Tây, do con đường mới đã được xây dựng gần xong.

Một nhà sư trẻ chỉnh lại chiếc áo choàng.

Một cụ già Loba đi bộ vòng quanh các bức tường ở Lo Manthang.

Dân làng Phuwa vác các bao phân lên xe ngựa để đưa ra đồng.

Trong một khu vực bên trong cung điện, các nhà sư đang giúp đỡ những vũ công chuẩn bị cho một nghi lễ ở lễ hội Tiji.

Phụ nữ Loba đội chiếc mũ truyền thống trên đầu, có tên là perak, vào những dịp quan trọng như đám cưới hoặc lễ hội.

Một nhà sư dắt ngựa đi giữa thị trấn Ghemi và Dhakmar.

Theo TINHTE.VN / BOSTON.COM

Tags: , , ,