⠀
Chùm ảnh: Khu vườn thượng uyển cổ xưa đẹp nhất vương quốc Mughal
Khu vườn này được một gia đình đại quý tộc trong vùng cho xây dựng vào năm 1641-1642, trong giai đoạn vương triều Hồi giáo Mughal cai trị Tiểu lục địa Ấn Độ.
Nằm ở thành phố Lahore, Pakistan, vườn Shalimar (còn gọi là vườn Shalamar) là một trong những khu vườn thượng uyển cổ xưa nổi tiếng nhất thế giới. Ảnh: The Travel Blog.
Khu vườn này được một gia đình đại quý tộc trong vùng cho xây dựng vào năm 1641-1642, trong giai đoạn vương triều Hồi giáo Mughal cai trị Tiểu lục địa Ấn Độ. Ảnh: Carta.
Việc xây dựng vườn Shalimar lấy cảm hứng từ kiến trúc vườn Trung Á, Kashmir, Punjab, Ba Tư và Vương quốc Hồi giáo Delhi. Ảnh: The Travel Blog.
Khu vườn có khuôn viên là một hình chữ nhật rộng 16 ha, tâm điểm là một hồ nước hình vuông, được bao quanh bởi một bức tường gạch cao. Ảnh: Digi Fusion.
Vườn được sắp xếp thành ba tầng bậc giảm dần độ cao từ Nam đến Bắc, tầng kế tiếp cao hơn từ 4-5 mét. Tầng trên được đặt tên là Farah Baksh, tầng giữa là Faiz Baksh, tầng thấp nhất là Hayat Baksh. Ảnh: Saffy H / Flickr.
Khu vườn có tổng cộng 410 đài phun nước bằng đá cẩm thạch. Tầng thượng có 105 đài phun nước. Tầng giữa có 152 đài phun nước. Tầng thấp nhất có 153 đài phun nước. Ảnh: Andy’s World Journeys.
Các đài phun nước ở vườn Shalimar được thiết kế rất phức tạp và ngày nay không còn hoạt động. Nhiều khía cạnh kỹ thuật của hệ thông cấp nước tại vườn vẫn chưa được làm sáng tỏ. Ảnh: Andy’s World Journeys.
Bên cạnh hệ thống hồ nước, khu vườn còn những khoảng không gian xanh bao phủ nhiều loại thực vật, chủ yếu là hạnh nhân, táo, mơ, dâu tây, xoài, đào, nho, bạch dương, bách… Ảnh: Saffy H / Flickr.
Trong khuôn viên vườn Shalimar còn có nhiều công trình kiến trúc cổ độc đáo như Sawan Bhadum (lầu ngoạn cảnh), Naqar Khana Khwabgah (phòng ngủ), Hammam (nhà tắm), Aiwan (các phòng khách chính)… Ảnh: Herald Dawn.
Năm 1981, vườn Shalimar cùng với pháo đài Lahore nằm gần đó đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, với tên gọi chung là “Pháo đài và Vườn Shalimar tại Lahore”. Ảnh: Wikipedia.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Di tích lịch sử, Địa điểm du lịch, Pakistan, Di sản thế giới