⠀
Chùm ảnh: Khám phá tàn tích thủ đô huyền thoại của đế quốc Maya
Trong thời gian tồn tại của mình, Tikal đã thống trị một khu vực rộng lớn của Trung Mỹ về các mặt chính trị, kinh tế và quân sự và tương tác với các đô thị lớn của nền văn minh Teotihuacan lân cận.
Nằm trong Vườn quốc gia Tikal của Guatemala, thành phố cổ Tikal là hiện thân cho sự phát triền rực rỡ của nền văn minh Maya cổ xưa. Ảnh: National Geographic.
Theo các nghiên cứu, người Maya đã cư trú tại thành phố cổ Tikal trong 7 thế kỷ, khoảng năm 200 đến 900. Đây chính là thủ đô của Maya – vương quốc hùng mạnh nhất châu Mỹ một thời. Ảnh: Tikal Go.
Trong thời gian tồn tại của mình, thành phố đã thống trị một khu vực rộng lớn của Trung Mỹ về các mặt chính trị, kinh tế và quân sự và tương tác với các đô thị lớn của nền văn minh Teotihuacan lân cận. Ảnh: Westend61.
Ở giai đoạn phát triển cực thinh, Tikal có tới 4.000 tòa nhà và 90.000 người dân sinh sống, cùng nhiều đền đài, cung điện tráng lệ. Ảnh: Pati’s Journey Within.
Cùng với sự suy tàn của đế chế Maya, thành phố cổ Tikal bị bỏ hoang vào khoảng năm 900. Trong suốt hơn 1.000 năm sau đó, các công trình thành phố dần dần bị che phủ bởi thảm thực vật nhiệt đới tươi tốt. Ảnh: Passport the World.
Đến thế kỷ 19, các nhà thám hiểm châu Âu đã tìm ra Tikal. Họ đã choáng ngợp trước những tàn tích nguy nga của thành phố Maya huyền thoại. Ảnh: Pyramidomania.
Theo các khảo sát, khu dân cư của Tikal có diện tích ước tính khoảng 60 km vuông, phần lớn trong số đó vẫn chưa được dọn sạch, lập bản đồ hoặc khai quật. Ảnh: Expedia.com.
Diện tích 16 km2 xung quanh khu vực lõi của Tikal đã được khai quật có hệ thống và lập bản đồ. Đây là nơi có những ngôi đền cao hơn 70 mét và các cung điện hoàng gia lớn. Ảnh: Furtwangl’s Flickr.
Bên cạnh đó là một số kim tự tháp và cung điện nhỏ hơn, nhà ở, tòa nhà hành chính, tượng đài bằng đá có khắc chữ và một công trình giống như nhà tù. Ảnh: The Telegraph.
Ngoài ra Tikal còn có 7 sân chơi bóng pok-a-tok, một bộ môn thể thao mang tính tôn giáo đặc trưng của người Maya. Trong trò chơi nay, người thua cuộc sẽ trở thành đối tượng hiến tế các vị thần. Ảnh: The Maritime Explorer.
Vào năm 1979, UNESCO đã công nhận thành phố đổ cổ Tikal là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Dream Big, Travel Far.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Di tích lịch sử, Địa điểm du lịch, Di sản thế giới, Văn minh bản địa châu Mỹ, Guatemala