Chùm ảnh: Khám phá kim tự tháp độc nhất vô nhị của người La Mã

Nằm giữa kinh thành Rome của La Mã, kim tự tháp Gaius Cestius chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiến trúc kim tự tháp Ai Cập. Thời điểm đó Ai Cập là một phần của đế chế La Mã.

Cạnh cổng thành Porta San Paolo ở thành Rome, Italia có một kim tự tháp đã đứng sừng sững từ hàng nghìn năm nay, được biết đến với tên gọi kim tự tháp của Gaius Cestius. Ảnh: Rome sightseeing.

Theo sử sách, công trình này được xây dựng dưới thời kỳ của Đế chế La Mã, từ năm 18 – 12 trước Công nguyên để làm lăng mộ cho Gaius Cestius Epulo. Ảnh: Wikimedia Commons.

Epulo là một chính trị gia, pháp quan và tu sĩ, người có nguyện vọng được chôn cất trong một ngôi mộ xây theo phong cách của người Ai Cập. Và ông đã được toại nguyện. Ảnh: Colosseum Rome Tickets.

Nơi an nghỉ của ông được xây theo dạng một kim tự tháp vuông giống như các kim tự tháp ở Ai Cập, với các cạnh dài 30 mét, chiều cao 36,4 mét, tương đương một tòa nhà 10 tầng. Ảnh: Twitter.

Bề mặt của kim tự tháp Gaius Cestius được lát đá hoa cương trắng, làm công trình trở nên nổi bật so với cảnh quan chung quanh. Khu lăng mộ được hoàn thành trong 330 ngày. Ảnh: Medium.

Bề mặt tháp khác những dòng chữ ghi lại thân thế của quan tòa Gaius Cestius cùng một số thông tin về việc xây dựng kim tự tháp. Ảnh: Wikimedia Commons.

Theo các nhà nghiên cứu, kim tự tháp Gaius Cestius chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiến trúc kim tự tháp Ai Cập. Thời điểm đó Ai Cập là một phần của đế chế La Mã. Ảnh: Punstoppable.

Thuở xưa, kim tự tháp này không có lối vào do công trình niêm phong kín ngay khi vừa xây dựng xong. Hiện tại, một cánh cửa đã được trổ dưới chân tháp để phục vụ nhu cầu nghiên cứu và thăm quan của du khách. Ảnh: Wikimedia Commons.

Bên trong kim tự tháp là hầm mộ – một khoang hình chữ nhật vòm tròn, chiều dài 6 mét, rộng 4 mét và cao 5 mét. Các bức tường được trang trí những bức bích họa tiên nữ và tượng Thần chiến thắng có cánh với vương miện và dải băng trên tay. Ảnh: Wikimedia Commons.

Dù được được xây cất chắc chắn, nhưng kim thự tháp Gaius Cestius cũng chịu số phận như rất nhiều lăng mộ khác: Công trình đã bị những kẻ săn đồ cổ đột nhập và tàn phá trong giai đoạn lịch sử loạn lạc. Ảnh: Rome sightseeing.

Có lẽ vụ cướp bóc đã xảy ra vào thời Trung cổ, thông qua một đường hầm được đào ở phía Bắc, dẫn đến việc mất chiếc bình đựng tro cốt và những phần trang trí đáng kể. Ảnh: Lonely Planet.

Trong nhiều thế kỷ, nguồn gốc kim thự tháp Gaius Cestiu đã bị lãng quên.Vào những năm 1660, khi dọn sạch cây cối mọc um tùm quanh kim tự tháp, người ta mới phát hiện ra những dòng chữ khắc trên bề mặt hé lộ danh tính chủ nhân công trình. Ảnh: An American in Rome.

Vào thế kỷ 18 và 19, kim tự tháp là một di tích thu hút nhiều du khách ghé thăm ở Rome. Các nhà thơ nổi tiếng thời đó thậm chí còn làm thơ ca ngợi công trình mang cảm hứng Ai Cập cổ đại này. Ảnh: Twitter.

Ngày nay, kim tự tháp Gaius Cestius nằm trong diện bảo tồn đặc biệt, chỉ có thể được vào trong với sự cho phép của cơ quan chức năng. Ảnh: Walking Tours of Rome.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: , , ,