Chùm ảnh: Choáng ngợp trước sự tráng lệ của thành phố cổ Ephesus

Ngày nay, thành phố cổ Ephesus vẫn bảo tốn được quần thể kiến trúc đồ sộ với các công trình tiêu biểu như Vương cung thánh đường Thánh John, thư viện Celsus, đền Hadrian…

Nằm trên vùng duyên hải Ionia ở tỉnh İzmir của Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố cổ Ephesus là một trong những đô thị quan trọng nhất của Hy Lạp cổ đại. Ảnh: History.com.

Thành phố này được người Hy Lạp thuộc các bộ tộc ở vùng Attica và Ionia xây dựng từ thế kỷ thứ 10 TCN tại nơi là thủ đô của vương quốc Arzawa cũ. Trong thời Hy Lạp cổ điển, đây là một trong 12 thành phố của Liên bang Ionia. Ảnh: UNESCO.

Thành phố Ephesus trở nên thịnh vượng sau khi thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa La Mã trong năm 129 TCN. Ảnh: Travel With Bender.

Theo ước lượng, Ephesus có dân số từ 33.600 tới 56.000 người trong thời Cộng hòa La Mã, và là thành phố lớn thứ 3 của vùng Tiểu Á thuộc La Mã, sau 2 thành phố Sardis và Alexandria Troas. Ảnh: Britannica.

Thành phố này nổi tiếng vì có đền Artemis (hoàn thành khoảng năm 550 TCN), được coi là một trong số bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Ảnh: βάλλ’ εἰς κόρακας / X.

Năm 268 SCN, ngôi đền này đã bị phá hủy trong cuộc tấn công của người Goth. Sau đó đền Artemis có thể đã được xây dựng lại hoặc sửa chữa, nhưng điều này không chắc chắn, vì lịch sử sau đó của công trình không được rõ ràng. Ảnh: Britannica.

Sau khi người La Mã chiếm lại Ephesus, hoàng đế Constantinus Đại đế đã xây dựng lại phần lớn thành phố và dựng lên các nhà tắm công cộng mới. Ảnh: YatrikaOne.

Sau khi đế quốc La Mã tan rã, Ephesus nằm dưới sự quản lý của đế chế Đông La Mã (Byzantine) và trở thành một trung tâm tôn giáo quan trọng của Chính thống giáo phương Đông. Ảnh: Daily Sabah.

Sau hơn 1.500 năm tồn tại, thành phố này đã bị phá hủy một phần bởi trận động đất lớn năm 614. Ảnh: Britannica.

Sau đó, tầm quan trọng của Ephesus như một trung tâm thương mại đã bị suy giảm vì hải cảng dần dần bị phù sa của sông Cayster bồi lên làm nghẽn. Ảnh: Property Turkey.

Những thế kỷ tiếp theo, Ephesus nhiều lần bị chiếm đóng và cướp phá bởi các lực lượng Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng thành phố hoàn toàn bị bỏ rơi trong thế kỷ 15. Ảnh: Daily Sabah.

Ngày nay, Ephesus vẫn bảo tốn được quần thể kiến trúc đồ sộ với các công trình tiêu biểu như Vương cung thánh đường Thánh John… Ảnh: Sailingstone Travel.

Thư viện Celsus… Ảnh: Expedia.com.

Đền Hadrian… Ảnh: Britannica.

Và một nhà hát ngoài trời khổng lồ, thường được gọi là Nhà hát Lớn. Ảnh: Wikipedia.

Nhà hát lớn ở Epheus có sức chứa ước tính khoảng 24.000 chỗ ngồi, là một trong những nhà hát lộ thiên lớn nhất thế giới cổ đại. Ngày nay, kiến trúc của công trình vẫn còn khá nguyên vẹn. Ảnh: Daily Sabah.

Thành phố cổ Ephesus đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2015. Ảnh: Britannica.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , , , , ,