Chùm ảnh: Chết chóc bao trùm Mỹ Latinh trong đại dịch COVID-19

Một số quốc gia Mỹ Latinh có số người chết do nhiễm virus Corona tăng vọt, ngang ngửa với những nơi bị dịch ảnh hưởng nặng nhất trên thế giới.

Brazil, quốc gia đông dân nhất khu vực Mỹ h, hiện có hơn 13.993 người chết vì virus Corona và 202.918 người nhiễm tính đến ngày 15/5. Đây là một trong những quốc gia có số ca tử vong cao nhất thế giới. Tuy nhiên, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tiếp tục yêu cầu nới các biện pháp cách ly xã hội. Trong ảnh là nhân viên chôn cất tại nghĩa trang Villa Formosa ở Sao Paulo, Brazil vào tháng trước. Các thành phố ở Brazil phải dùng đến những ngôi mộ tập thể để chôn cất hàng dài xác nạn nhân COVID-19.

Tại Guayaquil, một thành phố cảng ở Ecuador, số ca tử vong tăng đột ngột vào tháng 4 tương đương điều mà thành phố New York, Mỹ phải trải qua trong tháng dịch tồi tệ nhất: số người chết nhiều hơn 10.100 trường hợp, gấp năm lần so với cùng kỳ những năm trước. Số người chết nhiều và quản lý yếu kém khiến nhiều thi thể bị thất lạc hoặc không được nhận dạng. Hàng trăm người dân Ecuador vẫn đang tìm kiếm thi thể người thân mình để mai táng. Trong ảnh là giường tạm cho bệnh nhân COVID-19 tại Quito, Ecuador.

Các sĩ quan quân đội và cảnh sát ngăn một người đàn ông vi phạm lệnh giới nghiêm ở ngoại ô thành phố Quito, Ecuador vào hôm 8/5. Ở Mỹ h, đại dịch đã trở nên tồi tệ hơn bởi các bệnh viện thiếu thốn vật tư y tế, hệ thống hỗ trợ mỏng manh và nền kinh tế gặp khó khăn với nguồn lực ít hơn nhiều so với ở châu Âu hoặc Mỹ.

Các công nhân khử trùng bên ngoài một lò hỏa táng để chuẩn bị cho một nạn nhân COVID-19 ở Mexico City, Mexico. Chính phủ Mexico đã không báo cáo hàng trăm hoặc có thể hàng nghìn người chết vì virus Corona ở Mexico City, làm ảnh hưởng số liệu dịch bệnh, theo New York Times. Đến ngày 15/5, Mexico ghi nhận 42.595 người nhiễm và 4.477 người tử vong vì virus Corona.

Bà Vanderlecia Ortega dos Santos, một y tá thuộc một nhóm thổ dân, là người cung cấp dịch vụ y tế tuyến đầu duy nhất cho cộng đồng 700 gia đình ở Manaus, một tiểu vùng thuộc bang Amazonas, Brazil. Các quan chức địa phương ở Ecuador, Peru và Brazil cho biết tình trạng thiếu xét nghiệm đã khiến họ không thể thống kê chính xác số nạn nhân COVID-19. Họ cũng giải thích rằng họ không thể cạnh tranh lại các quốc gia giàu có trong việc mua nguồn cung y tế.

Công nhân làm sạch đường phố Lima, Peru. Số ca tử vong tăng gấp đôi ở Lima, ngang ngửa với tháng tồi tệ nhất của đại dịch ở Paris. Lima đã ghi nhận thêm 6.200 ca tử vong trong tháng 4/2020, cao hơn 2 lần mức trung bình của cùng kỳ các năm trước. Chính phủ Peru đã phản ứng nhanh chóng bằng việc đưa ra lệnh phong tỏa, nhưng số ca tử vong ở đây vẫn tăng vọt như ở Brazil và Mexico, nơi các nhà lãnh đạo xem nhẹ tác động của virus Corona.

Hàng trăm người cắm trại bên ngoài ở ngoại ô Lima khi chờ phương tiện di chuyển về quê. Đường cao tốc ở Peru chật cứng với làn sóng di cư lớn nhất trong nhiều năm qua khi mọi người về vùng nông thôn do mất việc trong dịch COVID-19. Số người chết tăng cao buộc một bệnh viện Peru phải để thi thể chất đống bên ngoài. Các bệnh viện khác phải điều trị bệnh nhân ngoài trời vì họ không có đủ giường. Peru đã ghi nhận 72.059 người dương tính và 2.057 người tử vong do COVID-19.

Chôn cất nạn nhân COVID-19 ở ngoại ô thành phố Guayaquil, Ecuador, nơi bị dịch ảnh hưởng nặng nhất ở Mỹ hh. Các binh sĩ tiếp tục tuần tra trên đường phố Guayaquil vài tuần để buộc người dân chấp hành biện pháp chống dịch.

Dịch vụ tang lễ và hệ thống y tế ở Guayaquil đã quá tải bởi số ca tăng đột biến. Trong hai tuần, Guayaquil gần như rối loạn. Người dân phải bỏ xác chết trên đường phố trong nhiều ngày hoặc chôn người chết trong các hộp các tông. Ecuador đã ghi nhận 30.419 người nhiễm và 2.327 người tử vong do virus Corona.

Các bác sĩ kiểm tra bệnh nhân đang điều trị virus Corona tại một bệnh viện dã chiến ở thành phố Guayaquil, Ecuador. Với số ca tử vong hàng ngày đang giảm dần, chính phủ Ecuador đang cố gắng khởi động lại nền kinh tế bị tàn phá nặng nề của nước này. Chính phủ Ecuador tuần trước tuyên bố sẽ dần nới lỏng lệnh phong tỏa. Nhưng gần một tuần sau, chỉ có hai trong số 221 thành phố trên nước này thực hiện nới lỏng vì sợ dịch bệnh bùng phát trở lại.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN / THE NEW YORK TIMES

Tags: ,