Chùm ảnh: Bữa ăn trong trạm nghiên cứu nơi khắc nghiệt nhất Nam Cực

Bữa ăn là một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo các nhà khoa học có đủ sức khỏe cũng như duy trì tinh thần tốt khi làm việc tại trạm nghiên cứu Princess Elisabeth, Nam Cực.Chùm ảnh: Bữa ăn trong trạm nghiên cứu ở nơi khắc nghiệt nhất Nam Cực

An gi o Bac Cuc anh 1

Do có độ cao lớn, ngay cả môi trường ở Tây Nam Cực cũng không thể sánh với độ khắc nghiệt ở đây.

An gi o Bac Cuc anh 2

Princess Elisabeth, một trạm nghiên cứu vùng cực ở vùng Queen Maud Land, thường xuyên hứng chịu gió với vận tốc lên đến 249 km/h và nhiệt độ có thể xuống đến âm 50 độ C. Chính vì thể, những đầu bếp làm việc ở đây cần có kỹ năng làm các món ăn giúp đội ngũ cảm thấy dễ chịu.

An gi o Bac Cuc anh 3

Bếp trưởng Thomas Duconseille, người làm việc ở trạm nghiên cứu này suốt nhiều tháng trong năm, cho biết: “Mọi người phải ra ngoài trong điều kiện nhiệt độ rất lạnh và khắc nghiệt, tôi thường làm thứ gì đó ngon lành và giàu năng lượng cho cơ thể, như fondue (lẩu phô mai) hay phô mai chảy raclette. Thật nhiều”. Với những nhà khoa học ở cách thành phố gần nhất gần 5.000 km và cách xa quê hương gần 16.000 km, phô mai nóng quả là món ăn mang lại sự dễ chịu lâu dài.

An gi o Bac Cuc anh 4

Princess Elisabeth cách thành phố gần nhất – Cape Town, Nam Phi – khoảng 6 tiếng bay. Do đó, Duconseille cần đảm bảo có đủ lượng thịt, cá và rau củ tích trữ đủ dùng cho một mùa. Thông thường, nếu thời tiết tốt, hàng tháng máy bay sẽ giao thực phẩm đến. Trạm thường có khoảng 20-30 người thường xuyên có mặt, và cơ sở được mở rộng để có thể chứa khoảng 50 người. Họ sẽ thay phiên nhau phụ giúp Duconseille bằng cách dọn bàn ăn, lau và cất bát đĩa, hay gọt một lượng lớn khoai tây.

An gi o Bac Cuc anh 5

Các món ăn Duconseille chuẩn bị thường khá đa dạng, gồm súp, các món thịt, pizza, salad và đồ tráng miệng. Ông cho biết luôn có một món chay để ai cũng có thể lựa chọn. Vào các dịp đặc biệt như Giáng sinh hay năm mới, bếp trưởng chuẩn bị các món như gà tây nhồi, kẹo nougat lạnh…

An gi o Bac Cuc anh 6

Do vị trí biệt lập của trạm, việc tích trữ các thực phẩm thiết yếu được duy trì qua mỗi mùa. Việc vận chuyển những thứ có thể bảo quản lâu dài và không hỏng như ngũ cốc, đậu, cà chua đóng hộp… đến trạm cũng không dễ dàng. Từ Bỉ, các container được chất đầy một lượng lớn thực phẩm đông lạnh và đồ khô. Một con tàu chuyển chúng đến đây hai năm một lần. Tại trạm nghiên cứu, thực phẩm được bảo quản ở tầng dưới, nơi có một phòng lớn gồm các kệ để đựng thức ăn khô, một tủ đá to cỡ container và một tủ lạnh nhỏ hơn.

An gi o Bac Cuc anh 7

Có nhiều khu vực tại đây cần được nghiên cứu, các nhà khoa học tại trạm Princess Elisabeth thường xuyên ra ngoài đi thực địa. Bếp trưởng có vai trò quan trọng trong sự thành công của những chuyến thám hiểm đó. “Những chuyến đi này có thể kéo dài 2-3 tuần, và gồm 4-6 người. Do đó, tôi cần ước lượng số đồ ăn họ cần. Mỗi lần nấu một mẻ lớn món gì đó, tôi thường đông lạnh một phần để các nhà nghiên cứu có thể mang chúng theo, rã đông và tận hưởng, thay vì phải tốn thời gian nấu nướng ở ngoài đó” – Duconseille cho biết.

An gi o Bac Cuc anh 8

Trong Princess Elisabeth, không khí ấm áp và dễ chịu nhờ kết cấu đặc biệt cùng nhiều vật liệu giữ nhiệt. Trạm có đầy đủ khu vực nghiên cứu, làm việc, họp hành, ăn uống và ngủ nghỉ cho các nhà nghiên cứu và nhân viên hỗ trợ.

An gi o Bac Cuc anh 9

Dù trạm rất thoải mái và tiện nghi, sự biệt lập, thời tiết vùng cực khó đoán, cũng như nhiều tháng cách xa gia đình, người thân… có thể khiến ngay cả những người dày dạn kinh nghiệm nhất mệt mỏi. Chính vì thế, bữa ăn càng trở nên quan trọng, và có vai trò thúc đẩy tinh thần cho họ. Duconseille chia sẻ: “Ở Nam Cực, thức ăn rất quan trọng cho tinh thần của các đội. Do đó việc đảm bảo mọi người vui vẻ ở bàn ăn và tụ họp sau một ngày dài là rất quan trọng. Tôi thích làm bánh và đồ tráng miệng để mọi người có thể cảm thấy hạnh phúc vào cuối ngày”.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN / CNN

Tags: