Chùm ảnh các loài mèo hoang dã hiếm có của Việt Nam: Mèo gấm

Trên giới, mèo gấm phân bố ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng đã được ghi nhận ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Phú Thọ, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Mèo gấm, hay còn gọi là mèo cẩm thạch (Pardofelis marmorata), được coi là một trong những loài mèo hoang dã có bộ lông đẹp nhất trong họ nhà mèo. Ảnh: Joelsartore.com.

Trên giới, loài mèo này phân bố ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng đã được ghi nhận ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Phú Thọ, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Ảnh: Palm Oil Detectives.

Về ngoại hình, mèo gấm có kích thước tương tự như mèo nhà nhưng có đôi tai tròn và chiếc đuôi rất dài, gần bằng với chiều dài đầu và thân cộng lại. Ảnh: Cat Expeditions.

Trung mình, một con mèo gấm có chiều dài từ đầu đến thân từ 45 đến 62 cm, trọng lượng thay đổi từ 2 đến 5 kg. Ảnh: Mammals of Borneo.

Chiếc đuôi của mèo gấm có lông dày, dài từ 35 đến 55 cm. Chiếc đuôi dài miên man này cho thấy chúng thích nghi với lối sống sống trên cây, dùng đuôi làm đối trọng để giữ thăng bằng. Ảnh: Tumblr.

Màu nền của bộ lông mèo gấm thay đổi từ xám nâu đến nâu đất son ở phía trên và màu xám đến màu da bò ở bên dưới. Chúng có hoa văn sọc đen trên đầu, cổ và lưng và đốm ở chân. Ảnh: ZooChat.

Mèo gấm có bàn chân và răng nanh lớn bất thường, giống răng nanh của các loài mèo lớn. Điều này khiến chúng có thể đi lại dễ dàng trên nền đất nhão và có khả năng kết liễu con mồi chỉ bằng một cú đớp. Ảnh: ZooChat.

Trong tự nhiên, mèo gấm sinh sống trong nhiều kiểu rừng khác nhau, từ rừng thường xanh đến rừng là kim và rừng đầm lầy. Con mồi của chúng là chim, bò sát, sóc và các loài gặm nhấm khác. Có trường hợp mèo gấm săn cả khỉ. Ảnh: Royle Safaris.

Trong điều kiện nuôi nhốt, mèo gấm có thời gian mang thai ước tính từ 66 đến 82 ngày. Mèo con mở mắt vào khoảng ngày 12, khi được 2 tháng tuổi đã ăn được thức ăn đặc và tích cực leo trèo. Ảnh: Charles808.

Mèo gấm trưởng thành về giới tính khi được 21 hoặc 22 tháng tuổi và có thể sống tới 12 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Ảnh: The Wildlife Diaries.

Do nạn săn bắt nhiều và sự thoái hoá rừng, số lượng mèo gấm trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho rằng số lượng mèo gấm toàn thế giới còn khoảng 10.000 con và đưa chúng vào diện Sắp bị đe dọa. Ảnh: Arthive.

Tại Việt Nam, mèo gấm ngày càng trở nên khó bắt gặp trong những năm gần đây. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng được xếp vào diện Sẽ nguy cấp. Ảnh: Vibrant Wildlife of Gaoligongshan.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,