Vấn đề người Hoa ở xứ Bắc Kỳ giai đoạn trước Thế chiến I

Trong toàn bộ thuộc địa đã tồn tại một phe phái bao gồm những thương nhân người Pháp thù nghịch một cách quyết liệt với người Hoa và đòi trục xuất họ đến tận gốc rễ…

Vấn đề người Hoa ở xứ Bắc Kỳ giai đoạn trước Thế chiến I

Tác giả: Charles Fourniau

Biên dịch: Tạ Thị Thúy.

Nguồn: Tập san Nghiên cứu lịch sử số 256 – năm 1991.

I. Sự di cư của người Hoa vào Bắc Kỳ: số lượng, nguồn gốc, phân bố và quy chế

Ở Việt Nam, nếu người ta xem dân cư Việt Nam như là một tổng thể, nghĩa là không đi vào những vấn đề dân tộc học của các cư dân thiểu số sinh sống trên những vùng núi rừng rộng lớn và từ xa xưa họ luôn luôn được coi là thần dân của vua An Nam rồi sau đó là dân bảo hộ của nước Pháp, thì cư dân ngoại lai cần được xem xét ngay sau đó là người Hoa. Đây là đề tài rộng lớn, nên tôi muốn giới hạn sự nghiên cứu của mình trong một thời gian và không gian nhất định.

Trước hết về không gian, tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này ở Bắc Kỳ – trừ Nam Kỳ (và hiển nhiên cả Campuchia và Lào là những xứ thuộc liên bang Đông Dương, nhưng hoàn toàn khác Việt Nam). Có hai lý do chính dẫn đến sự giới hạn về không gian này. Về phương pháp luận: sự thống nhất quốc gia của Việt Nam càng mạnh mẽ bao nhiêu – mà cả lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của nó đã chứng minh điều đó – thì sự khác biệt giữa các vùng càng rõ rệt bấy nhiêu. Những vấn đề cụ thể không bao giờ được đặt ra trong cùng những bối cảnh ở đồng bằng sông Mê Kông hay ở đồng bằng sông Hồng. Như vậy một sự nghiên cứu được mở ra trên toàn bộ nước Việt Nam sẽ có nguy cơ hời hợt hay không chính xác, hoặc cả hai, vậy mà điều đó lại thường xảy ra. Nam Kỳ, thuộc địa của Pháp, với cảng lớn sài gòn của nó, là nơi tiếp cận đầu tiên của tất cả tàu thuyền từ Pháp tới và là nơi có Toàn Quyền đóng, đã được nghiên cứu nhiều hơn so với những xứ khác ở Việt Nam. Còn ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, sự nghiên cứu đó lại thường không đầy đủ. Trong đó có việc nghiên cứu người Hoa ở Đông Dương.

Về thực tiễn, ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, nền bảo hộ đã được thừa nhận qua hiệp ước Pháp – Hoa ngày 9/6/1885, địa vị của các con “Con Trời” đã có một cơ sở pháp lý khác với địa vị của họ ở Nam Kỳ. Vị trí địa lý cũng rất khác: xa cách hay trái lại kế cận. Về phương diện lịch sử cũng thế, hiển nhiên Bắc Kỳ đã tiếp nhận người Hoa sớm hơn Nam kỳ.

Về phương diện phân kỳ, mặc dù chiến tranh thế giới lần thứ nhất không phải là một sự chia cắt có ý nghĩa ở viễn đông, nhưng cuộc cách mạng Trung Quốc 1911, tiến trình của những cách thức khai thác thuộc địa ở Đông Dương từ năm 1920 trở đi đã gợi ra việc lấy năm 1914 làm một chỗ ngắt cho phép giới hạn đề tài và khối lượng tài liệu phải xử lý.

Ước tính về số lượng

Ngay từ trước chiến tranh lần thứ nhất, người Hoa ở Bắc Kỳ đã tương đối đông, đông hơn nhiều so với ở Trung Kỳ, ít hơn nhiều so với ở Nam Kỳ. Từ năm 1887, số người Hoa được tính một cách chính thức ở Bắc Kỳ là 7.467, trong đó riêng thành phố Hải Phòng là 4700. Vào đầu thế kỷ 20, họ có từ 10.000 đến 20.000 người: năm 1911 tối thiểu là 22.000 người. Giữa hai cuộc chiến tranh, con số này tăng lên nhanh chóng: 32.000 người 1921, 32.000 năm 1921, 52.000 năm 1931. Trong cùng những thời kỳ này, số người Hoa ở Trung Kỳ lần lượt là: 3000 (1890), 5000, 7000 và 10.000. Trái lại ở Nam Kỳ, ngay trước chiến tranh thế giới thứ nhất, số người Hoa là 100.000 người, trong đó Sài Gòn – Chợ Lớn chiếm 60.000 người và tăng lên gấp đôi năm 1931.

Chắc chắn rằng đây phần lớn là những con số ước tính nên không thể hoàn toàn chính xác và sẽ là hão huyền nếu muốn lập – với sự trợ giúp của những thông tin được khai thác từ những nguồn sử liệu khác nhau – một bảng thống kê hay những đồ thị về sự di cư của người Hoa vào Đông Dương một cách đầy đủ và chính xác. Nhất là, theo cách tốt nhất, tất cả mọi sự ước tính chỉ có thể là một bức hình có tính chất phỏng chừng về sự biến động giữa số nhập vào và số ra đi với một sự phong phú đáng kể: trong khoảng từ 1923 – 1933, giai đoạn có được những con số đáng tin cậy thì số ra đi trên toàn Đông Dương lên tới 470.000, trong khi nhập vào là 600.000.

Mặc dù những con số đó quan trọng như thế nào thì chúng cũng chỉ biểu thị cho một bộ phận rất nhỏ của khối phát tán khổng lồ người Hoa – khối lớn nhất của thế giới ngày nay, và ngay từ trước thế chiến thứ nhất nó đã đạt đến mức cao ở những thuộc đại Ấn của Hà Lan(Indonesia) hay những thuộc địa Mã Lai của Anh(Mã lai và Sing) đến nỗi vấn đề đặt ra không phải là: Giải thích như thế nào về sự hiện diện của người Hoa ở Đông Dương nói chung, ở Bắc Kỳ nói riêng, mà là: Tại sao ở xứ tiếp giáp với Trung Hoa này, sự di cư của người Hoa lại không mạnh hơn ?

Sự di cư của người Hoa vào đồng bằng sông Hồng diễn ra từ thời cổ đại. Dưới thời Hán, các tội nhân đã bị đầy sang Giao Chỉ, tiếp đó các nhà sư Trung Quốc đến đây để giảng kinh Phật, rồi đến các thương nhân. Năm 1882-1884. Chiến tranh Pháp-Hoa và cuộc chinh phục xứ Bắc Kỳ đã làm cho họ bỏ chạy rất nhiều. Nhưng ngược lại, sự chiếm đóng của người Pháp ở Đông Dương đã thu hút người Hoa ngay từ những ngày đầu tiên. Điển hình về mặt này là sự phát triển của Hải Phòng. Xuất phát từ con số không năm 1874 và nhanh chóng trở thành hải cảng của xứ thuộc địa Bắc Kỳ, Hải Phòng trước hết là do người Hoa cư trú: năm 1887, Hải Phòng có 4.700 người Hoa, trong khi chỉ có 3000 người Việt và 271 người Pháp. Một năm trước đó, ngân hàng Đông Dương khi mới thiết lập đã thừa nhận: “Từ lâu nay, sự di cư của người Hoa vào Bắc Kỳ có một tầm quan trọng nhất định, đối với chúng tôi những vùng này dường như là một báo hiệu của sự phồn vinh. Mới từ gần một năm nay đã có gần 4.500 người Hoa, phần lớn là những thương nhân đến cư trú”.

Nguồn gốc và sự phân bố về phương diện địa lý

Phần lớn người Hoa ở Bắc Kỳ có nguồn gốc hoặc từ Quảng Đông hoặc từ Phúc Kiến. Đại bộ phận trong số họ di cư vào Bắc Kỳ qua đường biển, chứ không phải qua biên giới đất liền. Tuy nhiên sự tiếp giáp này đã chỉ ra sự phân bố về phương diện địa lý của sự di cư của người Hoa vào vùng phía bắc Việt Nam: năm 1919, quá nữa số người Hoa ở Bắc Kỳ sống ở vùng Đông – Bắc từ Móng Cái đến Lào Cai.

Lý do thứ nhất: các băng đảng hình thành từ các dư đảng của Thái Bình Thiên Quốc, sau được bổ sung lưu dân người Hoa do những khó khăn về chính trị quân sự , nhất là sự cùng khổ ở các tỉnh miền nam Trung Quốc. Tuy có bị đánh bại và bị đẩy về phía biến giới, nhưng nhiều người trong số họ ở lại Bắc Kỳ, với tư cách cá nhân hay cư ngụ trong lãnh thổ của những thủ lĩnh người Hoa đã đầu hàng.

Mặc khác, biên giới là nơi buôn bán quang trọng hơn rất nhiều so với những số liệu thống kê của nàh Đoan(hải quan). Thực tế, phần lớn việc buôn bán này đã thoát ra khỏi sự kiểm soát, hoặc là vì nó được biểu hiện là sự trao đổi giữa các làng hai bên biên giới, hoặc là vì nó là sự trao đổi ẩn lậu, đặc biệt là thuốc phiện. Cũng vậy, giữa biên giới và sông Hồng người ta thấy có nhiều cụm cư dân nhỏ người Hoa rất biệt lập trong vùng này với những đường giao thông khó khăn và nguy hiểm. Những cộng đồng này gần như tự trị và có khuynh hướng ít thừa nhận quyền lực của quan lại người Việt, thậm chí cả những viên chức người Pháp. Ở những thị trấn vùng biên giới(Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai) có những nhóm người Hoa rất lớn, thường là các thương nhân đã đến cư trú, đôi khi từ lâu đời: năm 1892, ở vùng Lạng Sơn, người ta cho biết có một ông Bang trưởng đã cư trú ở đây từ 30 năm, tức là trước cả sự xâm nhập của người Pháp rất lâu.

Trong tất cả vùng núi biên giới Vân Nam và Quảng Tây đều là vùng đi lại của dân buôn người Hoa, tập trung cư trú tại các thị trấn hạng trung ở ven thượng du hình thành nên những cộng đồng người Hoa địa phương. Suốt dọc biên giới Quảng Đông, trong vùng tam giác được tạo thành bởi vùng biên giới và biển với đỉnh cao nhất là Móng Cái, cư dân Hoa Kiều đặc biệt đông và luôn chiếm ưu thế, tạo thành 3 nhóm khác nhau.Ở Hải Phòng, đặc biệt là trên đảo Cát Bà, người Hoa củng di cư đến từ lâu và đóng vai trò quan trọng trên biển, đánh cá, đi biển hay buôn bán linh tinh mà không phải bao giờ cũng trong sáng. Các vị “Con Trời” đã chiếm một vị trí chủ yếu cả về số lượng cũng như trong đời sống kinh tế trải dài từ Hải Phòng – một trung tâm chủ yếu của người Hoa ở Bắc kỳ – đến Móng Cái – một thị trấn hầu như toàn bộ là nguời Hoa.

Sự tiếp giáp của Bắc Kỳ với Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc di cư của người Hoa vào Bắc Kỳ, trước cả sự thống trị của người Pháp từ lâu và tạo thành một yếu tố Hán hóa của vùng này, với sự thúc đẩy của chính quyền Lưỡng Quảng. Tình hình đó đã tạo ra cơ sở cho những yêu sách về lãnh thổ của TQ khi hoạch định biên giới đến mức TQ sáp nhập cả vùng đất gọi là cùng lõm của Việt Nam hay mũi Packlung bên kia Móng Cái qua hiệp ước Constans 1887, rồi đến giữa năm 1887 và năm 1895 cả một số vùng lãnh thổ nhỏ nữa.

Quy chế của người Hoa di cư ở Bắc Kỳ

Sự tiếp xúc giữa người Pháp và người Hoa ở Bắc Kỳ phức tạp hơn rất nhiều ở Nam Kỳ. Có một sự xung đột quyết liệt giữa Pháp và người Hoa (tham vọng thôn tính của thiên triều và các băng cướp trên vùng thượng du), phản ánh lý do người Hoa cư trú ở đây bị sa sút – điều này rất khác ở Nam Kỳ.

Điều khoản 1 Hiệp ước Thiên Tân(9-6-1885): “Những người Hoa, điền chủ và cựu chiến binh, đang sống yên ổn ở Annam, hoạt động trong nông nghiệp, công nghiệp hay thương nghiệp mà hạnh kiểm không có gì đáng chê trách sẽ được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản giống như những người được Pháp bảo hộ”. Nguyên do là vì người Hoa rất cần thiết cho sự phát triển của công cuộc thuộc địa nên các nhà cầm quyền Pháp đã quy định điều lệ cho một thiểu số ngoại lai người Hoa ở Bắc Kỳ. Để làm điều này Pháp đã bắt chước biện pháp đã được sử dụng từ lâu trước đó ở Nam Kỳ – những biện pháp được tiếp tục pháp chế hóa do vua Minh Mạng ban bố năm 1824: người Hoa sống trong tình trạng của những người nước ngoài bị kiểm soát, bị bắt buộc phải có thẻ lưu trú và phải chịu thuế thân.Nhưng họ lại được hưởng một ân huệ bởi vì Hiệp ước Patenôtre đảm bảo cho họ được xét xử theo pháp luật nước Pháp đối với những vụ làm ăn với người Âu, còn những vụ việc khác thì xét sử theo luật bản xứ.

Thuế thân được lập ra ở Bắc Kỳ do nghị định 12-2-1885 đã được tướng De Courey – vừa là tổng tư lệnh vừa là tổng trú sứ – vận dụng. Người Hoa được chia thành nhiều hạng(từ 3 đến 5 hạng) tùy theo tài sản của họ, được đánh giá theo hạng thuế môn bài hay thuế ruộng đất của họ. Thuế thân hạng nhất là 300 francs/một năm, hạng cuối khoảng vài francs, dĩ nhiên là francs vàng, thay đổi cao hay thấp tùy theo những nhu cầu về nhân công nhập cư.

Thứ thuế này là một mối lợi không nhỏ, vào năm 1894 nó đã đem đến khoảng 600.000 đồng bạc (piastre) trên toàn cõi Đông Dương, tức là khoảng 2 triệu francs. Tuy nhiên nó chỉ là một đảm phụ nhỏ nhẹ so với tài sản của một bộ phận cộng đồng người Hoa hay so với khoảng tiền mà dân chúng bản xứ đã nộp.

Việc nộp khoảng thế thân này cho phép được nhận thẻ lưu trú – thứ thẻ mà bắt buộc mọi người Hoa đến tuổi thành niên bắt buộc phải có, còn trẻ em phụ nữ và người già chỉ cần một giấy thông hành là đủ.Thẻ lưu trú có giá trị tại nơi lưu trú.Để rời khỏi nơi lưu trú cần phải có một giấy thông hành do chính quyền thuộc địa cấp.Cũng như thế, nếu vào bằng đường bộ thì chỉ có thể qua một số điểm được phép và sau khi được lãnh sự Pháp ở Trung Quốc cấp cho một hộ chiếu. Vào bằng đường biển thì nhất thiết phải có một giấy phép lưu trú.

Khi đã định cư ở Bắc Kỳ, cũng như ở Nam Kỳ và Trung Kỳ, người Hoa nhập vào hệ thống của một bang. Từ thời Minh Mạng, người Hoa sống trong đế quốc Annam đã được tập hợp lại thành bang(mỗi bang là một tỉnh hoặc một địa phương ngữ) với người đứng đầu là Bang trưởng, được các vị thân hào bầu ra và được chính quyền hàng tỉnh chấp nhận. Vai trò của bang trưởng gần giống với vai trò của lý trưởng, ông ta là người hòa giải giữa các thành viên trong cộng đồng, là người trung gian với chính quyền và là người thu thuế. Trên thực tế người Pháp đã không thay đổi một chút gì đối với tổ chức này. Đối với xứ bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Paul Vial quyền tổng trú sứ đã chính thức hóa hệ thống này bằng nghị định 27-12-1886. Các văn kiện quy định rằng mỗi tỉnh lập ra một bang, đứng đầu là bang trưởng và phó bang trưởng do toàn thể người Hoa trong tỉnh có thẻ lưu trú bầu ra, người đứng đầu bang đảm bảo việc thu khoảng thuế thân của bang, còn bản thân người này được miễn thay cho tiền công.Bang liên đới chịu trách nhiệm về việc nộp toàn bộ số tiền đã được ấn định. Việc cai trị trong nội bộ bang được đảm bảo dưới quyền lực của bang trưởng. Viên bang trưởng bang Lạng Sơn đã viết vào năm 1915: “Mọi người Hoa, phải báo ngay lập tức cho tôi tất cả những gì thấy khả nghi, người nào che giấu những người lạ mặt bất lương mà tôi không biết sẽ bị phạt … làm như vậy, dân chúng có thể yên tâm chăm lo cho công việc của mình.”

Ai là người Hoa di cư và những cộng đồng người Hoa đã thành lập ở Bắc Kỳ như thế nào? Cũng như hầu hết các nhóm di cư, đại bộ phận người Hoa cư trú ở Bắc Kỳ là đàn ông, trong đó chiếm ưu thế là các lớp tuổi từ 20 đến 50. Hai đặc tính đó đã chỉ ra rằng đối với một số lớn, đây là một cuộc di cư có tính chất tạm thời.

Thực tế cho ta thấy cứ có 4 người đến thì có 3 người đi. Động cơ chính của những người di cư là gì ? Luôn luôn chỉ có một, đó là sự cùng khổ. Mặc dù sự thiếu thốn lớn về tài liệu, đây là vắn tắt về một trong những số phận đó – một số phận hoàn toàn tầm thường vô vị. Một cậu bé vô danh sinh ra ở Quảng Đông, mồ côi từ nhỏ. Năm 14 tuổi, cậu đến Hải Phòng đã tìm được một việc làm ở một gia đình ở Quảng Đông và ở đó trong 3 năm. Sau đó cậu bé làm việc trong 2 năm ở Phủ Lạng Thương. Về Lạng Sơn, cậu được tuyển dụng vào làm cho một ông chủ người Phúc Kiến, ông chủ này ghi tên cậu vào bang của ông ta – từ đó sinh ra những sự phản kháng, và những sự phản kháng này giúp cho chúng ta có cái nhìn đại thể về số phận của bất kỳ người nào.

Người mới đến hầu như luôn luôn không đem theo vợ. Nếu họ định cư lâu dài, đôi khi họ đưa vợ từ Trung Quốc sang, nhưng thông thường là họ kết hôn tại chổ với phụ nữ bản địa. Tỷ lệ giữa đàn ông và đàn bà của việc di cư này trong giai đoạn 1923 – 1933, giai đoạn mà người ta có sự thẩm tra rất tốt, là 36% trên toàn Đông Dương. Trước chiến tranh thứ nhất, ở Bắc Kỳ chỉ có kém hơn mà thôi. Như vậy đã có hàng chục nghìn phụ nữ Việt Nam đã kết hôn với đàn ông Trung Quốc. Sự kết hợp đó đã sinh ra những đứa con lai gọi là Minh Hương. Những đứa trẻ này được nuôi dạy theo kiểu Trung Hoa, chúng gắn bó với cộng đồng người Hoa hơn với người Việt, đến mức mà đôi khi một số được bầu là bang trưởng.

Như vậy hôn nhân đã hòa nhập người Hoa vào cuộc sống Việt Nam, nhưng không đồng hóa được họ cũng như không cố định được họ. Thường thường ngay cả khi lấy vợ ở Việt Nam, khi về già người đàn ông Trung Quốc lại quay trở về sống những ngày cuối đời của họ ở quê hương. Vả lại suốt những ngày trú ngụ ở Việt Nam, ngay cả khi sống ở đây rất lâu, họ cũng luôn luôn giữ mối quan hệ với gia đình, quê hương. Những người giàu nhất vẫn còn duy trì hay thậm chí còn tạo ra những công việc làm ăn ở Trung Quốc như ông Lao Tzou Sam – người từ Quảng Đông sang Bắc Kỳ năm 1884, cư trú ở Hà Nội trong 31 năm, là bang trưởng và thầu khoán về vận tải, đến năm 1911, vắng mặt trong 3 năm để về chăm lo vùng mỏ của ông ở Vân Nam.

Những mối liên hệ với quê hương này không ngăn trở một sự ổn định thực sự của một bộ phận các gia đình người Hoa hoặc Hoa – Việt, đời con kế tiếp đời cha. Sự cư trú lâu dài đó được thể hiện bằng sự giao tiếp không chỉ bằng tiếng Việt mà cả bằng tiếng Pháp. Phần lớn thời gian những viên bang trưởng nói gần đúng và đôi khi rất giỏi tiếng nói của kẻ thực dân.

Nhưng hiển nhiên không phải là tất cả các cộng đồng người Hoa đều có những nét đó – những nét đó đã được người Pháp duy trì, vì nó đặc trưng cho những thương nhân giàu có là những người ủng hộ chính quyền Pháp. Thực tế cộng đồng người Hoa này hoàn toàn không đồng nhất về mặt xã hội cũng như về mặt ngôn ngữ. Từ nhà tư sản mại bản đến những người cu li làm việc trên những công trường đường sắt hoặc trong các hầm mỏ có một hố sâu ngắn cáchvề mặt xã hội. Trong cùng một thành phố hay ngay trong nội bộ các cửa hiệu, sự khác biệt về xã hội rất rõ ràng và đôi khi rất quyết liệt. Năm 1908 những người làm công trong các cửa hiệu của các chủ hiệu người Quảng Đông đã kiện tên Bang trưởng lên tận Tòa Công sứ vì “ông ta đã tự đặt mình. một cách nhiệt tâm, dưới sự điều khiền của các ông chủ hiệu và ông ta đã làm những điều trái với những cuộc họp của những người làm công tuy rằng hai loại người này đều thuộc cùng một bộ tộc người Quảng Đông và họ cùng kết bim tóc như nhau”.

Mặt khác, giữa người Quảng Đông và người Phúc Kiến có một sự chia rẽ và nhiều khi có cả sự xung đột gay gắt. Ngôn ngữ chia rẽ họ, người này không hiểu tiếng nói địa phương của người kia, đồng thời họ cũng không muốn sống chung với nhau. Hơn nữa do sự khác nhau về nguồn gốc khiến cho những đối kháng về mặt xã hội luôn luôn chồng chất lên nhau, ở mức cao là nhóm này mâu thuẫn với nhóm khác theo địa phương. Ở Bắc Giang, năm 1893, viên Công sứ cho biết về “những cuộc cãi vã quyết liệt giữa những Con trời Quảng Đông, những công nhân đường sắt và những thương nhân người Phúc Kiến”.

Những đối kháng nội bộ này được biểu hiện bằng những kiến nghị liên tiếp đòi hỏi trong cùng một tỉnh phải được thành lập hai bang khác nhau. Chính quyền Pháp, trung thành với luật pháp đã luôn luôn từ chối, tuy nhiên trong một số trường hợp họ vẫn phải chấp nhận sự tồn tại của hai bang khác biệt. Hơn nữa muốn làm dịu tình hình thì phải tính đến những thực tế có tính chất địa phương. Ở vùng thượng du, nhất là ở tỉnh Bắc Kạn, vì các tiểu cộng đồng làng xã người Hoa ở cách xa nhau đến mức chính quyền đành phải chấp nhận mỗi cộng đồng đó được tổ chức thành một bang. Cũng giống như thế, ở trong các mỏ thuộc tỉnh Cao Bằng hay trong những vùng than ở Quảng Yên, để kiểm soát công nhân được chặt chẽ hơn, chính quyền thuộc địa yêu cầu mỗi trung tâm thành lập ra một bang với một người Bang trưởng có trách nhiệm báo cho những người mộ phu những công nhân bỏ trốn, những trưởng hợp tử vong hay những người ra đi, v.v…

Mặt khác, văn kiện năm 1886 xác định rằng Bang trưởng phải được những người Hoa có thẻ lưu trú bầu lên. Nhưng những biên bản bầu cử lại chỉ ra rằng các cử tri hầu hết chỉ là thương nhân. Số phiếu bầu cử nói chung là vài chục, ngay cả ở Hải Phòng cũng chưa bao giờ đạt tới con số 200 phiếu bầu. Trên thực tế bọn đầu sỏ thương nhân là người điều khiển bang; cuộc bầu cử, đôi khi bị nghi ngờ, luôn luôn chỉ là một sự giả tạo, xác nhận sự lựa chọn của những cuộc họp kín của một nhóm có ảnh hưởng, đôi khi nó chỉ để dành riêng cho những dòng họ, đời con nối tiếp đời cha, bộc lộ tính bền vững của sự di cư của một bộ phận cộng đồng này.

Chính quyền Pháp bỏ mặc họ muốn làm gì thì làm. nó chỉ lo lắng đến tính hiệu quả và trật tự hơn là nó đem lại quyền lợi cho những người cu li và nó đặc biệt chỉ quan tâm tới tính hiệu quả về kinh tế của thương nhân Hoa kiều. Hơn nữa khi chính quyền hiểu rỏ rằng đằng sau bề mặt có tính chất công khai của bang mà nó biết, là một cuộc sống bên trong của cộng đồng người Hoa, cộng đồng này đã thoát ra khỏi sự kiểm soát của nó. Nhiều nhóm cùng tồn tại: hội nghề nghiệp, hội tương tế, hội thờ cúng, không kể đến người gia nhập vào các hội kín, bang bao trùm lên tất cả, tổ chức cứu hỏa, lính tuần canh, xét xử, hòa giải, bắt phạt… mà chính quyền Pháp hoàn toàn không biết gì cả.

Những biên bản bầu cử các Bang trưởng chỈ ra rằng hệ thống này được giữ bí mật kém hơn là người ta luôn luôn miêu tả về nó và người ta đã nhìn thấy một cách công khai những sự đối kháng và những sự thất bại. Tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ bé trong cuộc sống sôi động bên trong của thế giới người Hoa di cư — những con người cho tới cùng vẫn có một chút huyền bí dưới con mắt của các nhà chức trách.

II. Vai Trò Kinh tế của Người Hoa ở Bắc Kỳ

Trái lại, trên lãnh vực kinh tế người Hoa đóng một vai trò quan trọng rõ ràng. Nhưng người ta có khuynh hướng thu tất cả khối người Hoa di cư vào hình ảnh của một thương nhân thành thị. Nghiên cứu sự phân bố về địa lý đã chỉ ra rằng cần phải tô đậm lên những ý tưởng đơn giản hóa ấy.

Thật vậy, ở Bắc Kỳ, nông nghiệp không phải là lãnh vực mà người Hoa thường hoạt động. Tuy nhiên người ta ước tính có khoảng 4000 người làm ruộng. Như chúng ta đã thấy, ở vùng biên giới, ở phía tây Móng Cái, và nhất là ở xung quanh Lạng Sơn, ở trong những làng mà toàn bộ hoặc một phần đều là người Hoa cư trú, thì họ đều là nông dân. Ngược lại, có một điều lạ lùng cần phải thừa nhận là ở những tỉnh đồng bằng người Hoa lại rất Ít và người ta không bao giờ thấy họ làm ruộng. Lý do hiển nhiên là tình trạng nhân mãn của vùng đồng bằng sông Hồng – khác với Nam Kỳ, không cho phép bất kỳ một sự gia nhập thêm nào của bên ngoài.

Ngược lại, việc khai thác các đồn điền nông nghiệp mà các điền chủ người Âu được cấp nhượng đã vấp phải tình trạng khan hiếm nhân công của vùng Trung du và Thượng du, là những nơi mà dân chúng thường bỏ đi trong lúc có cuộc chỉnh phục và họ trở về một cách chậm chạp. Một số điền chủ đã phải chiêu mộ cu li người Hoa vào làm trong các đồn điền, ví như anh em Roque – những thương nhân lớn và kỳ cựu ở Hải Phòng, khi họ muốn khai thác một trang trại lớn ở gần Đông Triều vào cuối những năm 80, Một phần tư thể kỷ sau đó, có một ví dụ khác, ở một nơi khác và vào một thời gian khác, một điền chủ muốn trồng cấy 70 hécta đay ở vùng Thượng du cũng phải chiêu mộ toàn cu li người Hoa vào làm.

Tuy nhiên đó không phải là một thông lệ, không phải là các đồn điền luôn luôn do người Hoa khai thác, vì nhân công địa phương rất dồi dào mà trong nhiều trường hợp bắt buộc phải tuyển mộ số nhân công này.

Việc chiêu mộ cu ly người Hoa cũng diễn ra trong những năm đầu thế kỷ 20, khi những công trường đường sắt nằm trong chương trình của Doumer được mở ra. Trong khoảng từ năm 1900 đến năm 1910 người ta có thể thấy những nơi tập trung hàng ngàn người Hoa, chẳng hạn ở lưu vực sông Hồng, ở hạ lưu và thượng lưu Yên Bái hay ở xung quanh Phủ Lạng Thương. Việc cư trú của họ chỉ là tạm thời, vì họ phải di chuyển cùng với sự ra đời của các công trường đường sắt. Vào năm 1908, viên Công sứ Bắc Giang đã viết về cuộc bầu cử, trong đó một thương nhân Phúc Kiến đã trúng Bang trưởng, rằng: “Nếu như sự lựa chọn của những người Hoa gốc Quảng Dông, gần như toàn hộ họ là công nhân, hướng vào ông ta, chính là vì đại bộ phận trong số họ, nếu như không phải là tất cả, sắp sửa rời Phủ Lạng Thương đến cư ngụ tại Vinh (Trung Kỳ), nơi người ta sắp sửa chuyển các nhà máy xe lửa tới.

Cư trú ổn định hơn cả là những phu mộ người Hoa do Công ty than Kế Bào và Hòn Gai, tuyển mộ đến mức mà ở vùng này khí Pháp tới gần như là trống rỗng, nay đã tràn đầy dân cư, mà chủ yếu là người Hoa. Họ định cư bền vững cho đến cuộc di tản ồ ạt vào năm 1978.

Dù là ở trong các đồn điền ở vùng Trung du và vùng Thượng du, ở trong các vùng mỏ hay ở trong các công trường của những công trình công cộng, thì việc tuyển mộ cu li người Hoa cũng là một trong những phương thức khai thác thuộc địa ở Bác Kỳ. Vì vậy các nhà cầm quyền Pháp cũng bị đưa tới chỗ phải quy chế hóa việc tuyển mộ nhân công. Bởi vì bước vào đầu thế kỷ, nhất là với sự ra đời của những công trường đường sắt, người ta không thể chờ đợi sự nhập cư tự phát của những người di cư nữa mà những người mộ phu đã đến tận nơi tuyển mộ họ. Như vậy, Bắc Kỳ đã biết đến thứ cu li theo giao kèo (coolie-trade), nhưng trên một quy mô rất hạn hẹp so với Nam Kỳ, nhất là so với những nước khác ở Đông Nam Á.

Trái lại hoạt động về ngư nghiệp và thương nghiệp của người Hoa lại tương ứng với những thực tế có tính chất truyền thống từ lâu đời trong bối cảnh của vùng vịnh Hạ Long và trong hàng loạt đảo ở vịnh Bác Bộ mà trung tâm là đảo Cát Bà. Sự cộng sinh giữa người Hoa đã định cư với người Hoa từ Trung Quốc sang rất phức tạp, nó sinh ra từ sự cạnh tranh trong ngư nghiệp và sự đồng lõa trong thương nghiệp, nhất là nếu sự buôn bán đó là trái phép. Chúng ta chắc chắn số không thể biết một chút gì một cách chính xác về sự cộng sinh đó, trừ phi nó mang tÍnh chất của một trong những khu vực ít rõ ràng đó của thương mại Trung Hoa ở Bắc Kỳ.

Nhưng bộ phận có sức nặng quyết định trong thiểu số người Hoa này chính là khối thị dân. Khối thị đân ấy tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng, họ có rất nhiều chức năng. Chính những người Hoa đã cung cấp một bộ phận quan trọng của giai cấp vô sản, giai cấp này được sinh ra từ nước Việt Nam thuộc địa: cu ly ở trong những vùng mỏ Hòn Gai và Kế Bào, công nhân ở trong một vài nhà máy được thiết lập ở Hải Phòng. Một công trình nghiên cứu về những công nhân người Hoa này cần phải được tiến hành để làm sáng tỏ về mối quan hệ của họ với công nhân Việt Nam, vị trí của họ trong những bước mò mẫm ban đầu của phong trào cách mạng.

Ở Hải Phòng, và nhất là ở Hà Nội cũng như trong những thành phố khác của vùng đồng bằng: Hải Dương, Nam Định v.v… người Hoa đã tạo thành một bộ phận quan trọng của những người thợ thủ công và những tiểu thương. Ngay từ năm 1889, trong danh sách các thương nhân ở Hà Nội người ta đã phát hiện ra có 1 thợ giặt là, 1 người làm bánh, 1 người bán thịt, 6 dược sĩ và 2 thợ ảnh (là người Hoa) v.v… Mặt khác, người Hoa còn là thợ may, nhà thầu khoán xây dựng v.v.. Họ đóng một vai trò chủ yếu trong đời sống thành thị, nhất là trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của thuộc địa châu Âu. Tuy nhiên ở Bắc Kỳ người Hoa không nắm độc quyền về buôn bán nhỏ và nghề thủ công. Người Việt Nam đã nắm một phần và họ không ngừng củng cố địa vị của mình.

Trái lại, cho đến giữa thế kỷ 20, đối với Bắc Kỳ, đại thương gia Hoa Kiều, âm mưu những vụ làm ăn lớn, vẫn là nhân vật chủ chốt trong việc giao lưu hàng hóa và tiền bạc. Cái đó không phải là con đẻ của công cuộc thực dân, trái lại là di sản của một quá khứ rất xa xưa, di sản đó có thể đã đóng một vai trò cơ bản trong lịch sử Việt Nam. Thủ đoạn mà các thương gia Hoa Kiều thực hiện đối với ngoại thương của đế chế Annam rõ ràng đã đóng một vai trò, nhưng đến mức độ nào trong sự yếu kém của việc tích lũy tư bản, đặc trưng của nước này và sự phát triển luôn luôn trong tình trạng mầm mống của giai cấp tư sản.

Nước Pháp thực dân đã nhận thấy hiện trạng này, dù rằng cuộc chinh phục có khuấy động hiện trạng đó trong chốc lát. “Chẳng bao lâu sau, vào năm 1889, người ta đã thừa nhận rằng tất cả nội, ngoại thương đã nằm trong tay của các đại thương gia Hoa Kiều, họ có khoảng 3.000 ở Bắc Kỳ và có khoảng 200 hảng buôn”.

Một công trình nghiên cứu hoàn thành vào nàm 1810 viết về sự xâm nhập của Pháp vào Nam Kỳ, những nhận xét của công trình đó cũng có thể áp dụng được cả cho Bắc Kỳ: “Khi chính quyền Pháp được thiết lập, chính quyền ấy đã nhìn thấy trong những người Hoa đang sống giữa cư dân người Việt những sự trợ giúp rất quý báu để hoàn thành công cuộc thực dân của nó. Để tiếp xúc với nhân tố bản xứ, để chiến thắng được sự lạc hậu và sự mong muốn xấu xa của nó, chúng ta cần có một người môi giới sống bên cạnh nó, nói tiếng nói của nó, kết hôn với đàn bà của nòi giống nó. Người môi giới này chính là người Hoa vậy”.

Đó chính là vai trò trung gian mà nhà tư bản mại bản, thương gia và người thầu thuế gián thu nắm giữ. Để có thể tiếp xúc với những người bán hàng hay khách hàng châu Á, thương nhân người Âu cần có một người đáng tin cậy, người ấy phải biết nói chút ít tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Việt. Nhưng người ấy lại phải hơn hẳn một người phiên địch. Chính người ấy sẽ chỉ dẫn về cách thức của thương nghiệp Trung Quốc, về khả năng chỉ trả của khách hàng người Á châu. Ở trong các hãng xuất nhập khẩu, người ấy sẽ mua các sản phẩm bản xứ – nhất là gạo và tơ lụa – và tiêu thụ các sản phẩm của châu Âu ở trong nhà đồng bào của mình.

Đồng thời nhà tư sản mại bản đóng một vai trò chủ yếu về tài chính. Phát biểu về khả nàng chỉ trả của các hãng buôn Trung Quốc, họ có một quyền lực khổng lồ – quyền ứng vốn và sự xét đoán của họ luôn luôn biến thành tiền bảo lãnh – có thể đạt tới những con số rất cao. Ngân hàng Đông Dương không bao giờ làm việc trưc tiếp với thương nhân Hoa Kiều, mà chỉ duy nhất với sự đảm bảo của nhà tư sản mại bản của nó, sự đảm bảo hiển nhiên không phải là cho không và nó xác định tỷ suất thực tế của chiết khấu. Tóm lại, nhà tư sản mại bản là chủ của tín dụng; có một tài sản riêng khổng lồ, họ chỉ phối cả đại thương người Âu lẫn thương nhân Hoa Kiều.

Những thương nhân này tổ chức các Công ty nhánh xuất phát từ những hãng mẹ (maison-mère) ở Hải Phòng và Hà Nội, đến tận làng xã. Toàn bộ việc buôn bán gạo và phần lớn các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu khác bắt buộc phải thông qua những công ty này, Do là những hãng ở địa phương của các công ty này và những chi điếm của chúng thường được đặt ở các thành phố của vùng Trung du: Phủ Lạng Thương, Thái Nguyên v.v. … Những chỉ nhánh này tới các làng xã để mua gạo và bán các sản phẩm mà người ta không chế tạo tại chố. Qua con đường này, gạo được đưa đến tận những nhà máy gạo của người Hoa ở Hải Phòng và gia nhập vào chu trình có tính chất quốc tế, nghĩa là gạo Bắc kỳ sang đến tận Trung Quốc. Đồng thời ở các làng, thương nhân Hoa kiều khi bán hàng hóa cho nông dân đã bằng lòng cho họ khất nợ đến vụ thu hoạch mà nó sẽ mua lại của họ. Như vậy là một cái bấy đã được tạo thành – và người nhà quê có nhu cầu vay tiền để trả nợ, nhất là để trả tiền thuế, đã tự rơi vào, còn thương nhân Hoa kiều thì trở thành kẻ cho vay nàng lãi.

Thật là vô ích nếu cứ sa đà vào việc miêu tả này, vì nó đã được làm nhiều lần và nó có giá trị ở Bắc Kỳ cũng giống như ở Nam Kỳ. Cuối cùng, vai trò trung gian thứ ba, người Hoa là người trung thầu thuế gián thu. Họ đã làm công việc này trước cả sự đô hộ của Pháp. Họ cũng vẫn làm công việc đó cho đến thời Doumer. khi Doumer tổ chức lại những Sở thu thuế (Régie) đối với 3 loại thuế là thuế muối, thuế rượu và thuế thuốc phiện, thì những việc đấu thầu là do người Pháp, ít nhất là đối với những vụ việc quan trọng nhất, nhưng thực hiện việc trao đổi và một phần lợi nhuận vẫn nằm trong tay người Hoa.

Thí dụ, về muối, việc buôn bán muối nằm trong tay người Hoa. Ngày 20-10-1899, một Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ra lệnh cho những người Việt Nam làm muối phải giáo toàn bộ số muối mà họ làm ra cho cơ quan thuế đoan. Nghị dịnh trên sẽ truất quyền thâu tóm của người Hoa đối với loại sản phẩm này (muối). Nhưng do thao túng được người làm muối nên người Hoa đã giành được phần thắng là những người làm muối đã từ chối nộp cho nhà đoan, họ còn mua vét sạch các kho dự trữ và tự ý tăng giá muối. Cuối cùng, chính quyền Pháp ở Trung Kỳ phải thỏa hiệp với họ và người Hoa vẫn làm chủ tình hình. Ở Bắc Kỳ. người Hoa phải thương lượng và chỉ nắm giữ một phần thị trường. Cũng giống như thế đối với rượu, những người bán lẻ ở địa phương luôn luôn là người Hoa. Và thuốc phiện gần như là một độc quyền của người Hoa, ngay cả việc nhập loại ma túy này từ Vân Nam sang; có một thời kỳ về lý thuyết đã được giao cho một người Pháp. Những người đại lý hợp pháp hay những người buôn lậu. cái đó có thể là một. Người Hoa bán thuốc phiện cho những khách hàng mà đại bộ phận là người Hoa, còn nông dân vì quá nghèo nên không thể lao vào thứ thuốc độc này được.

Tùy theo trình độ của người tiêu thụ hay của người sản xuất. người Hoa đã nắm giữ được việc buôn bán gạo, muối, rượu và thuốc phiện. Hơn nữa khi chính quyền Pháp dưa ra việc đấu thầu các thứ thuế khác, cầm đồ, thuế chợ, thuế đò, thì việc đó gần như luôn luôn là do người Hoa nắm, bởi vì quy chế giành riêng việc đấu thầu cho công dân Pháp tuy đã được chấp nhận ở nước Pháp, song lại chưa được áp dụng ở Dông Dương. Vả lại báo chí địa phương thường thường chỉ công bố những việc đấu thầu một cách giả vờ thôi, ai cũng biết rằng người đấu thầu Pháp kiều kia chỉ là sự mượn tên củanmột thương nhân Hoa kiều. Và sau nữa, xa hơn, người Hoa là chủ những sòng bạc, bởi vì đánh bạc đã được phép và được lãnh trưng trong các đạo quan binh và được thực hiện một cách bí mật trong tất cả các thành phố .

Với cờ bạc và thuốc phiện, người ta bước vào những vùng ám muội của các hoạt động của thương nhân Hoa kiều. Những người đại diện của các hãng buôn rất đáng tôn kính này của Hà Nội hay Hải Phòng đã rong ruổi khắp vùng Thượng du. Người ta đều biết rằng họ luôn luôn quan hệ với những người buôn lậu. Năm 1914, viên Công sứ Hòa Bình cho biết tên phó Bang trưởng ở tỉnh ông ta “là một trong những thủ lãnh của băng buôn lậu thuốc phiện và cho vay nặng lãi của người Hoa. Băng này đã xâm nhập dần dần vào vùng Mai Châu và Kim Bôi để bóp nặn dân chúng”.

Cũng như vậy, 63 thương nhân có cửa hiệu quay ra phố ở Phủ Lạng Thương đã bị gọi ra Tòa án vào tháng 1-1894 và bị bao vây để khám xét, vì tài sản của họ quá lớn và vì sự phát đạt của các phi vụ làm ăn của họ, giống như anh em Tchen cư ngụ ở bên kia biên giới tỉnh Long Châu (Long Tchéou), Về việc bất cóc một nhà thầu khoán cỡ bự người Pháp (Vézïn) thì cuộc điều tra cho biết chúng là hai tay chân của một báng cướp mà thương nhân ở Phủ Lạng Thương là người chỉ điểm, người tiếp tế lương thực và người chứa chấp các băng cướp. Và trong bọn chúng có tên mại bản của xí nghiệp Vézin, một trong những xí nghiệp quan trọng nhất của ngành công trình công cộng ở Bắc Kỳ. Giống như vài năm trước đó, tên mại bản của anh em Roque, trụ cột của hoạt dộng ở Hải Phòng, đã bị lôi kéo vào một vụ bê bối của Oberg, người đã cho Công sứ vay tiền và đã bán vũ khí cho lực lượng Cần Vương, phong trào kháng chiến của Việt Nam.

Thế là người ta đã nắm được hai đầu của sợi dây xích. Ở bên trên, trong việc buôn bán lớn, những nhà tư sản mại bản có thế lực nắm giữ trong tay một phần hoạt động của hải cảng hiện đại duy nhất của Bắc Kỳ và liên hệ với những hãng buôn có thế lực của tư bản người Âu ở dịa phương. Ở bên dưới, nạn trộm cướp dưới những dạng trụy lạc nhất của nó, những vụ bắt cóc, và nhất là việc mua bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam rất thường xuyên để đưa lên các tỉnh phía nam Trung Quốc, nơi đã diễn ra những cuộc thảm sát vào những năm 60 khi cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc nổ ra và sự trấn áp sau đó đã gây ra tỉnh trạng mất thăng bằng lớn về dân số trong một thời gian dài. Vì thế các băng cướp đã tồn tại dai dẳng ở Bắc Kỳ, nghĩa là cho mãi đến khoảng năm 1895, chúng đã cướp đi nhiều phụ nữ, trẻ em, nhất là những em bé gái. Họ bị chúng dẫn đi theo dường bộ hay theo đường biển đến các thành phố ở Quảng Tây hay ở Quảng Đông; ở đây họ đã trở thành gái điểm hay bị những người Hoa khá giả mua làm vợ. Đây là một hiện tượng có quy mô lớn, bởi vì người ta ước tính rằng trong một thành nhố nào đó ở gần biên giới có hơn 12.000 dân thì có khoảng từ 1.000 đến 2.000 phụ nữ Việt Nam bị bán như vậy. Những công việc này theo đuổi ít nhất là cho đến Thế chiến lần thứ nhất, vào năm 1910 người ta đã phải thành lập một Ủy ban xét xử vấn đề này. Mặt khác, các con buôn lợi dụng những lúc cùng khốn nhất của người nông dân Việt Nam để mua những đứa trẻ con mà bố mẹ chúng không thể nào nuôi nấng nổi. Chỉ cần mặc cho chúng theo kiểu Trung Quốc, và giao chúng cho một người Hoa đi từ trong nội địa Bắc Kỳ tới Hải Phòng trình diện với một hộ chiếu thông thường có ghí kèm theo câu “với các con” là đủ.

Như vậy là ở Bắc Kỳ, những việc xuất nhập khẩu lớn, việc thu thuế gián thu đều nằm trong tay người Hoa, cũng như tội phạm và tệ lậu, thuốc phiện, cờ bạc, gái điếm, những vụ bắt cóc, mà hiển nhiên là chẳng có những sự ngăn cách chặt chẽ nào giữa các dạng hoạt động khác nhau đó.

Cũng như ở khắp mọi nơi ở Đông Dương và ở Đông Nam Á, vai trò kinh tế của người Hoa hoàn toàn chiếm ưu thế. Bắc Kỳ cũng không phải là nơi độc chiếm những vụ buôn bán mờ ám, các tiệm hút v.v…., nhưng sự liền kề với Trung Quốc có một giá trị phụ thêm đối với nó, nạn trộm cướp sinh ra từ sự liền kề đó và nạn buôn lậu làm cho sự liền kề đó dài thêm ra.

III. Quan hệ giữa người Pháp và Hoa kiều ở Bắc kỳ

Sự cộng sinh giữa cư dân ngoại lai Hoa kiều với hai loại cư dân khác của Bắc Kỳ là người Việt và người Pháp đã diễn ra như thế nào?

Rõ ràng rằng những tài liệu có thể sử dụng một cách trực tiếp, những tài liệu lưu trữ và những công trình nghiên cứu cho chúng ta biết rất ít về những tình cảm đã tồn tại, theo hai chiều giữa người Việt và người Hoa. Duy nhất chỉ có một công trình tinh tế về tục ngữ, văn học dân gian và những bài ca là có thể chỉ dẫn cho chúng ta mà thôi. Tuy nhiên có hai trục đã xuất hiện: Thái độ khinh bỉ, kẻ cả của người Hoa đối với người Việt Nam và sự phản ứng kém nhả nhặn của người Việt Nam được thể hiện đặc biệt bằng những lời nguyền rủa thông dụng để chỉ người Hoa và bằng những cuộc ẩu đả. “Ở những nơi khai thác kỹ nghệ, Thống sứ Bắc Kỳ đã viết, cá người Hoa ở chung với công nhân người Việt thì mối ác cảm thực sự giữa hai giống người đó không phải là không dẫn đến những cuộc ẩu đả”.

Hoàng Cao Khải, viên cựu phó vương Bắc Kỳ và là người cộng tác với người Pháp đã phát biểu một ý kiến dường như được phổ biến rộng rãi, khi ông ta viết: “Một nước càng gần chúng tôi bao nhiêu thì dân chúng và hàng hơa của nước đó càng xâm nhập vào chúng tôi nhanh bấy nhiêu… Đó là điều đã diễn ra với Trung Quốc – một nước mà dân chúng của nước đó chỉ đến cư ngụ trong đân chúng của nước chúng tôi như là những con chim bay qua mà không đậu lại. Họ không bao giờ hòa nhập vào nước chúng tôi, mà họ chỉ mang theo về nước họ tất cả của cải của nước chúng tôi”.

Thực tế là ở Việt Nam cũng như ở những nơi khác, trừ Thái Lan và một phần ở Campuchia, người Hoa đã không bị đồng hóa vào khối cư dân bản địa, và cuối cùng họ đã tạo thành một cộng đồng riêng biệt. Vào giai đoạn đương đại, năm 1985, các biện pháp mà Ngô Đình Diệm đã sử dụng để đồng hóa người Hoa dường như đã biểu hiện sự nổi giận của nhân dân Việt Nam trước việc từ chối sự đồng hóa này, và những biện pháp đó đã bị thất bại. Cuối cùng, cuộc di tán cả khối người Hoa vào năm 1978 qua biên giới từ Hòn Gai đến Móng Cái đã kết thúc trên thực tế vấn đề người Hoa ở Bắc Kỳ, trong khi đó cuộc di tản của các thuyền nhân (boat people) rõ ràng là đã làm yếu đi thiểu số người Hoa ở Nam Kỳ.

Chúng ta cũng không biết một chút gì về những điều mà người Hoa nghĩ về người Pháp ở thuộc địa. Người cu ly khốn khổ đã có những phản ứng giống như những phản ứng của thương nhân giàu có chăng ? Dù sao chăng nữa thì cái điều mà họ có thể nói ra một cách chính thức cũng không ăn nhập một chút gì với tình cảm thầm kín của họ. Chỉ từ phía người Pháp, người ta mới có thể hiểu được những phán ứng gây ra do sự hiện diện của người Hoa ở Đông Dương.

Những phản ứng đó thật phức tạp. Chúng ta đã nhìn thấy Trung Quốc là kẻ thù như thế nào trong cuộc chinh phục xứ Bắc Kỳ và người Hoa đã bị đối xử như thế nào, nhưng đồng thời họ cũng lại cần cho việc khai thác xứ Bắc Kỳ ra sao. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những phản ứng lo lắng, thù nghịch còn bộc lộ rõ nét hơn. Tất cả đã quy về một mối.

Tư tưởng về cái “họa da vàng” đã được công bố thông qua những biện pháp đã được sử dụng ở Mỹ trong khoảng từ năm 1875 đến năm 1885 nhằm ngăn chặn sự di cư của người Hoa vào, lại được phát triển ở châu Âu song song với sự khiêu khích của các cường quốc đối với Trung Quốc đã dẫn đến sự tan vỡ (break-up). Với Doumer, Bắc Kỳ trở về với điểm xuất phát để với tay tới Vân Nam. Nhưng nhất là đối với Doumer, việc khai thác thuộc địa ở Bắc Kỳ cho đến lúc đó vẫn còn ngập ngừng do cuộc chinh phục chưa hoàn thành, nay đã bắt đầu phát triển. Chính quyền Đông Dương cần có nhiều tiền để trả món nợ 200 triệu, cuối cùng các nhà kinh doanh đã nhìn thấy một nguồn lợi nhuận lớn ở Bắc Kỳ.

Vì vậy người ta đã chiêu mộ cu ly người Hoa nhiều hơn cho các công trường đường sắt, và trong phần lớn các lĩnh vực người ta đã phải thừa nhận rằng lợi nhuận thu được ở đây đều chạy về với người Hoa. Thật là một tình trạng lạ lùng… Ngân sách của Toàn quyền lúc đó chỉ dựa vào được thuế gián thu và rõ ràng rằng muốn thu được thi cần phải có sự trung gian của người Hoa: ở trình độ của các làng xã lúc đó, việc bán muối, rượu không thể do các cửa hiệu của người Pháp đảm nhiệm được. Nhưng đồng thời các quan chức và các nhà kinh doanh Pháp cũng không thể nào cam chịu để cho một số lợi nhuận của việc khai thác xứ sở này lại rơi hết vào tay người Hoa. Việc Doumer thiết lập các Sở thụ thuế (Régie) rồi sau đó quản lý các Sở thuế đó thực tế là sự phân chia việc khai thác này giữa các chính quyền thuộc địa, các nhà kinh doanh Pháp và các thương nhân Hoa kiều. Và đối với Bắc Kỳ, trong thực tế tình hình này đã kéo dài trong suốt thời kỳ đô hộ, trong khi đó ở Nam Kỳ tư bản lớn của mẫu quốc lại tự đảm bảo được bằng một lợi thế quyết định với sự phát triển của các đồn điền cao su.

Như vậy không thể sử dụng những biện pháp thù địch đối với cộng đồng người Hoa đã cư trú ở Bắc Kỳ. Cộng đồng đó lại chưa bao giờ cần thiết như lúc này. Nhưng trong việc chia phần cái bánh gatô Bác Kỳ này (gàteau tonkinois), sự cộng tác giữa người Pháp và người Hoa lại kèm theo tâm trạng bực bội được biểu hiện ra đặc biệt trong lúc khó khăn và căng thẳng.

Chúng ta đã chứng kiến chiến dịch của người Hoa tiến hành để chiếm lấy muối. Cũng giống như vậy đối với rượu, vào năm 1910 Ngài dân biểu Viollette đã nói: “Chính là dưới ảnh hưởng của một thương nhân Hoa kiều – Tai Chou Binh – mà người Hoa đã tổ chức một chiến dịch quyết liệt chống lại Ngài Beau và rượu Fontaine. Cần phải làm cho họ im lặng đi, và để làm được việc đó chính quyền đã đàm phán với họ bằng những hiệp ước bí mật, trong đó bảo đảm cho người Hoa được hưởng quyền quản lý các cửa hiệu bán những mặt hàng đó”.

Sự phản đối lại người Hoa rất đa dạng. Vào năm 1910 Ngài phó chủ tịch phòng thương mại Hà Nội đã nói: ”Bắc Kỳ phải được khai thác bằng chính đồng bào của chúng ta; chúng ta chẳng có một chút lợi lộc gì trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự di cư của người Hoa tới đây. Và trong những lúc rối loạn đó họ đã thâu tóm một cách dể dàng việc buôn bán mà chẳng làm lợi gì cho xứ sở này cũng như cho chúng ta. Người Hoa hoàn toàn vô ích đối với sự thịnh vượng của xứ Trung Kỳ và xứ Bắc Kỳ, mà tương lai của các xứ ấy nằm trong nông nghiệp và hầm mỏ; điều ấy lại chỉ cần đến bàn tay của người bản xứ là đủ để đạt được mục đích này rồi”.

Vào năm 1911, Thống sứ Bắc Kỳ đã xem người Hoa như là “vết thương của Bắc Kỳ trong tất cả mọi thời kỳ”. Hai nỗi lo sợ đã được bộc lộ. Một phần, bằng mạng lưới thương mại và tài chính người Hoa đã nắm được Đông Dương. “Do sự điên rồ và sự yếu kém của nó, chính quyền đã dần dần bỏ rơi thuộc địa cho người Hoa”. Ngài Viollette đã viết như thế vào năm 1910 khi nói về Nam Kỳ. Còn Ngài Brieux, trong “Nhật ký du lịch”, thậm chí đã nói rằng “Trung Quốc có cần phải nghĩ đến một cuộc chinh phực nữa hay không ? Thật ra Dông Dương đã thuộc về Trung Quốc rồi”.

Một nỗi lo âu khác nữa là những món lợi nhuận mà người Hoa thu được ở Đông Dương lại không dược tái đầu tư tại chỗ, trái lại nó được gửi về Trung Quốc. Điều đó đã bần cùng hóa Đông Dương và tước đoạt mất nguồn vốn của người Pháp ở nơi béo bở này. Thực tế thì những sự di chuyển vốn đó dù quan trọng như thế nào, dường như cũng không phải là nó có thể có những hậu quả quyết định đối với nền kinh tế Đông Dương và nhất là đối với kinh tế Bắc Kỳ, nơi đã đem lại lợi nhuận ít hơn là ở Nam Kỳ”.

Để tiện hơn, việc phản đối lại người Hoa đã hòa lẫn sự oán giận của kẻ cạnh tranh – tự cho mình là bất hạnh với hơi hướng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thực dân. Một luận án về luật học đã thừa nhận rằng: “Trong toàn bộ thuộc địa đã tồn tại một phe phái bao gồm những thương nhân người Pháp thù nghịch một cách quyết liệt với người Hoa và đòi trục xuất họ đến tận gốc rễ”, một sự phản ứng muôn thuở cớ tính chất sơ đẳng của người chủ hiệu với cái nhìn thiển cận chống lại người nước ngoài, vì họ đã ăn mất cái bánh của anh ta. Những cái yếu tố của áp lực về chính trị lại có những hậu qủa ở mức độ cao. Năm 1910, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa đã chỉ định một ủy ban do de Lanessan làm chủ tịch, chịu trách nhiệm nghiên cứu một pháp chế nhằm đem lại cho người Âu những sự thuận lợi về mật. pháp lý giống như người Hoa. Trên thực tế, như các thương nhân Pháp đã nói, nhờ vào sự bình đẳng có tính chất buông lỏng của họ về mặt pháp lý, người Hoa đã có được tất cả những sự bảo đảm của người nước ngoài mà họ không phải chịu các đảm phụ và chính nhờ vào chế độ đặc biệt này, chế độ đã tạo ra một đặc quyền thực sự, mà sự phát đạt của người Hoa ở Đông Dương đã không ngừng phát triển.

Chính quyền phải vất vả để lý giải cho sự yếu ớt của những lý lẽ đó, nhưng nó lại bắt buộc phải thỏa mãn một số yêu sách của thương nhân Pháp. Chính vì thế thương nhân Pháp đã phàn nàn về sự gian dối của một số thương nhân Hoa kiều, vì họ đã lợi dụng sự biến dạng của tên riêng của mình tùy thuộc vào những cách phát âm khác nhau theo địa phương ngữ và theo cách chuyển dịch thành chữ La tinh; hơn nữa lại luôn luôn có sự lẫn lộn giữa biển hàng mang tên cửa hiệu với tên của chủ sở hữu. Tháng 7-1909 báo La Courrier de Haiphong đã viết: “Sự việc có phải là xấu không ? Ông trung thành bất biến” đã đóng cửa hiệu, đáp tàu đi Hồng Kông hay Singapore gì đó. Ông ta không một chút lo lắng gì về những người chủ nợ của ông ta. Cơ quan tư pháp chỉ thừa nhận về sự phá sản này”. Và còn có những bài viết rải rác nữa như: “Con trời cho vay nặng lãi và tham lam”, “Sự bóc lột vô sỉ và gây phẫn nộ cho xử sở và dân chúng”.

Cũng vậy người ta đã phản đối sự giảm thuế đoan đối với những sản phẩm nhập vào từ Trung Quốc. Tuy nhiên trong những năm 1901-1904 thương nhân người Hoa đã được chấp nhận ở phòng Canh nông và Thương mại. Như vậy là các nhà cầm quyền thuộc địa ít nghe theo thương nhân người Pháp trong việc đả kích của họ chống lại Hoa kiều, mặc dù chính quyền biết rõ rằng Hoa kiều đã tạo thành một bộ phận chủ thể của việc khai thác thuộc địa. Trái lại, từ những năm 1907-1908, các nhà cầm quyền đều lo lắng về những vấn đề chính trị có thể nổi lên từ phía đó. Trong thực tế, phong trào dân tộc của Việt Nam đã có một bước phát triển mới, nhất là từ sau năm 1905, và người ta nghi ngờ rằng những hội kín có một vai trò lớn trong phong trào đó; nhất là ở Nam Kỳ, Hội Tam Hoàng (La Triade) của người Hoa được coi là mạnh mẽ và nguy hiểm.

Trái lại, mối liên hệ giữa Trung Quốc, đặc biệt là với Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh quân Cờ Đen, với các nhà cách mạng Việt Nam Phan Bội Châu và Đề Thám đã bị cảnh sát Pháp theo đõi chặt chẽ thì cộng đồng người Hoa ở Bắc Kỳ lại không dính líu vào đây; cái đó là đặc trưng của tính cẩn trọng và tính coi thường của cộng đồng này đối với những vấn đề của Việt Nam. Ngược lại, cộng đồng này lại không phải là không nhạy cảm đối với những phong trào cải cách ở Trung Quốc từ năm 1907 đến cuộc Cách mạng năm 1911: những toán nhà cải cách Trung Quốc bị sản đuổi khỏi Vân Nam đã đổ bộ vào Bắc Kỳ và đụng độ đẫm máu với quân đội Pháp, mối quan hệ giữa chính phủ không-chính thức Vân Nam với bang người Hoa ở Hải Phòng, sự di chuyển vốn và người giữa người Hoa ở Bắc Kỳ với những tỉnh ở phía nam Trung Quốc.

Lần đầu tiên đối với cộng đồng người Hoa, cộng đồng này muốn cố gắng đứng ngoài mọi phi vụ chính trị, đã nổi lên những vấn đề an ninh. Nhưng bởi vì những sự rối loạn chỉ liên quan đến Trung Quốc mà không liên quan gì đến đời sống bên trong của xứ bảo hộ Bắc Kỳ nên chỉ đòi hỏi các nhà cầm quyền phải chú ý và không tạo ra sự xung đột giữa thiểu số người Hoa với các nhà cầm quyền thuộc địa mà thôi. Vào năm 1911 đại bộ phận cộng đồng này đã biểu lộ sự ủng hộ một cách cuồng nhiệt đối với nền Cộng hòa vừa được thiết lập ở Quảng Đông, đến nối chính quyền Pháp không cần phải đối đầu với những khó khăn đặc biệt sinh ra từ sự đảo lộn này. Sau đó trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Trung Quốc đứng về phía các nước Đồng Minh. Sự gần gụi láng giềng giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, sau khi cuộc chinh phục đã hoàn thành và biên giới đã hoạch định xong, không gây ra một sự xung đột hoặc ngay cả một sự ngờ vực thực sự về chính trị nào giữa cộng đồng người Hoa di cư với các chính quyền thuộc địa.

Sự hiện diện của thiểu số cư đân ngoại lai người Hoa ở Bác Kỳ được biểu hiện dưới hai mặt. Một mặt, cộng đồng người Hoa cư trú ở Bắc Kỳ bộc lộ những đặc tính giống như những đặc tính của cộng đồng người Hoa cư trú ở Nam Kỳ, và nơi tổng quát lại là ở phần lớn các nước ở vùng Viễn Đông là: Cộng đồng ấy được ghép vào với nước tiếp nhận, nhưng nó lại vẫn giữ mối liên hệ nguyên thủy với các tỉnh bản quán ở miền nam Trung Quốc, họ vẫn giữ mãi những đặc thù dân tộc, những địa phương ngữ, những lễ tết và tính kiêu ngạo của họ. Nhưng vai trò chính trị và văn hóa bị mờ nhạt nhiều, vì trong những lãnh vực này người Hoa di cư quay lưng lại với những nước mà họ đang sinh sống; còn vai trò kinh tế lại trội hơn, đã biến biển Đông thành Địa Trung Hải của Trung Quốc, thu một phần tài nguyên của Đông Nam Á về Thiên triều.

Nói tóm lại, thương nhân Hoa kiều ở Hải Phòng, không khác mấy thương nhân Hoa kiều ở Sài Gòn hay ở Batavia, và người cu ly Hoa kiều làm trên đường xe lửa chạy về Nam Định cũng giống như những người anh em của họ làm việc trên các công trường đường sắt ở Đông Nam Á. Và nếu người Hoa ở Bắc Kỳ ít hơn người Hoa ở Nam Kỳ và đặc biệt là ít hơn người Hoa ở Insulinde (Nam Dương quần đảo) thì nguyên nhân đầu tiên lại là ở chỗ xứ sở này kém giàu có hơn và nhất là kém hoang hóa hơn do mật độ dân số ở vùng đồng bằng quá lớn nên không còn chỗ cho người Hoa làm nghề nông trong một vùng nông nghiệp giàu có duy nhất của Bắc Kỳ. Hơn nữa, người Việt Nam, ít nhất là một phần có thể cạnh tranh được với người Hoa như: Công nhân trong công nghiệp, người tiểu thương trong buôn bán nhỏ; vì người Hoa không thể nào thâu tóm hết được nên một bộ phận vẫn thuộc về người bản xứ. Nhưng người Hoa ở Bắc Kỳ không chỉ hạn chế ở chỗ họ là thương nhân, công nhân và cu ly mà thôi. Họ còn đại diện cho một mặt khác, có tính chất bản địa và liên quan đến sự gần gủi giữa Bắc Xỳ và Trung Quốc, yếu tố này thoạt nhìn dường như có thể là yếu tố chiếm ưu thế. Khác biệt hẳn với mạng lưới thương mại và tài chính mà thương nhân Hoa kiều đã xây dựng lên được trên khắp cả nước, cũng như khác biệt hẳn với người cu ly được tuyển mộ tạm thời, trên các công trường đường sắt ở Bắc Kỳ còn tồn tại những nhóm làng xã biệt lập ở vùng Thượng du hay tạo thành một xứ sở riêng biệt giữa Cẩm Phả và Móng Cái. Sự xâm nhập của họ vào đây diễn ra từ xa xưa, trước cả cuộc chinh phục của Pháp, còn cuộc chinh phục này đã cố gắng làm giảm bớt sự xâm nhập đó. Một sự xâm nhập được thực hiện không phải là bằng đường biển mà là bằng đường bộ, qua vùng biên giới mà họ luôn luôn giữ mối liên hệ, và đại diện cho một bộ phận của sự bành trướng thường xuyên trên lục địa của khối người Hoa, cái khối người Hoa này, ngay trong thời kỳ suy tàn của đế chế, vẫn tiếp tục sự gậm nhấm chậm rãi của nó nhằm “Hán hóa” những vật cản của thế giới Trung Hoa.

Như một cái cổng chào hai mặt, biển và lục địa, Trung Quốc chạy dài, từ hơn hai nghìn năm nay, vừa hướng ra biển vừa hướng vào đất liền. Bắc Kỳ cũng thế, một mặt của nó là biển và mặt kia, có biên giới chung với thiên triều, nên nó đã cơ cái đặc ân hiểu biết hiệu quả của sự bành trướng hai mặt này. Điều đáng ngạc nhiên là Bắc Kỳ chỉ tiếp nhận người Hoa một cách hạn chế hơn là ở phần lớn các vùng khác ở Đông Nam Á: sự nghèo nàn tương đối của nó, dân số đông đúc của nó, tình cảm dân tộc nồng hậu của nó và phần nào hành động thực dân của người Pháp có thể giải thích nghịch lý này.

Theo NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

Tags: , ,