Thiết kế kỹ thuật số: Cái nhìn sâu hơn về một lĩnh vực phức tạp

Hiểu một cách đơn giản, thiết kế kỹ thuật số (digital design) là bất kỳ thiết kế nào được tạo ra để có thể tương tác trên một thiết bị kỹ thuật số.

Thiết kế kỹ thuật số: Cái nhìn sâu hơn về một lĩnh vực phức tạp

Nghe thì có vẻ đơn giản, dễ hiểu, nhưng định nghĩa của cụm từ này vẫn chưa thể biểu đạt được chiều sâu của những gì mà nó thực sự mang đến. Ngày nay có một lượng lớn các thiết bị kỹ thuật số, và mỗi thiết bị đều sở hữu kha khá các công dụng mà ngành thiết kế cần để ý. Hiểu được các kiểu dáng khác nhau cũng như các mục đích mà mỗi kiểu thiết kế kỹ thuật số mang lại là điều cần thiết nếu bạn muốn đạt được kết quả tốt nhất, cho dù để phục vụ cho một dự án cụ thể hay cho toàn bộ sự nghiệp của bạn. Là một lĩnh vực rộng lớn, thiết kế kỹ thuật số có thể được chia thành nhiều loại, mỗi loại có lợi ích cụ thể. Bài này được viết nhằm để hướng dẫn bạn qua nhiều thời kỳ của thiết kế kỹ thuật số và chỉ cho bạn hướng đi đúng đắn.

Thiết kế kỹ thuật số là gì?

Thiết kế kỹ thuật số là loại giao tiếp trực quan thể hiện thông tin hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua giao diện kỹ thuật số. Nói một cách đơn giản, thiết kế kỹ thuật số là thiết kế đồ họa, nhưng được thiết kế riêng để sử dụng trên máy tính.

Nhưng nó không chỉ đơn giản là thiết kế đồ họa trên màn hình máy tính. Ngày nay, bất kỳ tài liệu nào cũng có thể được scan và tải lên máy tính, nhưng các thiết kế kỹ thuật số được chế tạo riêng cho các thiết bị, có tính đến các yếu tố như trải nghiệm người dùng, tính tương tác, sự khác biệt về kích thước màn hình và hơn thế nữa. Nói tóm lại, chúng thường được thiết kế để sử dụng hơn là đọc.

Sự khác biệt giữa thiết kế kỹ thuật số và thiết kế đồ họa (graphic design)

Thiết kế đồ họa sinh ra để dành cho các sản phẩm in ấn còn thiết kế kỹ thuật số dành cho các nội dung số. Tất nhiên đây cũng chỉ là một nhận định khái quát. Ngày nay, các lĩnh vực in ấn và kỹ thuật số rất thường xuyên lấn sân nhau. Nhiều thiết kế kỹ thuật số dựa trên các kỹ năng từ playbook của thiết kế đồ họa, như triển khai thương hiệu và bố cục typographical. Và ngược lại, các dự án thiết kế đồ họa, ngoài việc in ấn ra cũng thường phải tính đến chuyện phân phối trên nền tảng kỹ thuật số. Và để làm cho vấn đề trở nên rắc rối hơn, cụm từ “thiết kế đồ họa“, thường được sử dụng như một thuật ngữ dễ hiểu cho mọi loại hình giao tiếp trực quan.

Dẫu sao thì một nhà thiết kế thường được kỳ vọng sẽ có cả kỹ năng thiết kế đồ họa và kỹ thuật số. Sự khác biệt thuộc về phương tiện (in ấn hoặc kỹ thuật số) mà người xem thường gặp nhất là thiết kế sản phẩm. Thiết kế kỹ thuật số phải tính đến tương tác người dùng trong khi thiết kế đồ họa được thiết kế cho tác động trực quan tĩnh.

Sự khác biệt giữa thiết kế và phát triển

Để có thể ứng dụng được, thiết kế kỹ thuật số cần phải có code và thiết kế đồ họa truyền thống cần có giấy và mực để được in ra. Giống như các dự án thiết kế đồ họa có một quy trình riêng để in ấn và phân phối, thiết kế kỹ thuật số có một quy trình riêng để mã hóa, được gọi là phát triển.

Các nhà thiết kế kỹ thuật số đưa ra quyết định về hướng đi trực quan của sản phẩm và những thứ họ cung cấp cho khách hàng thường là một mockup ngoại tuyến – offline mockup (cho dù thông qua Photoshop hoặc một công cụ tạo mẫu như Figma). Các nhà phát triển sau đó sử dụng ngôn ngữ mã hóa để biến mockup này thành một thiết kế kỹ thuật số hoạt động thực sự, như một trang web hoặc newsletter.

Trong khi các nhà thiết kế kỹ thuật số đôi khi cung cấp các dịch vụ phát triển (đặc biệt là ở front-end), thiết kế và phát triển là các ngành khác nhau đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Khi đưa vào thiết kế kỹ thuật số, hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ cần phải thuê cả nhà thiết kế và nhà phát triển để có được một sản phẩm cuối cùng.

Các loại thiết kế kỹ thuật số và khi chúng được sử dụng

Thiết kế kỹ thuật số là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm rất nhiều giao diện kỹ thuật, mỗi giao diện đều có công dụng riêng. Để biết được cái nào hợp với bạn nhất, hãy cùng lướt qua một số loại thiết kế kỹ thuật số phổ biến nhất.

Thiết kế Web

Thiết kế web là hiện thân phổ biến nhất của thiết kế kỹ thuật số: đối với một doanh nghiệp, website cũng có tầm quan trọng tương tự logo. Trang web đóng vai trò là trung tâm cho một chủ đề hoặc dịch vụ, kết hợp nhiều trang phân nhánh và được sử dụng nhằm cung cấp thông tin, kinh doanh và thương mại, giải trí và nhiều hơn thế nữa.

Thiết kế Landing page

Thiết kế landing page (trang đích) là một nhánh của thiết kế web, nhưng nó hướng đến mục địch marketing nhiều hơn. Trong khi một trang web kinh doanh trên mạng sẽ đóng vai trò là kênh trung tâm cho tất cả những thứ liên quan đến doanh nghiệp đó, thì landing page là một trang web duy nhất dành cho một sản phẩm nhất định/dịch vụ cụ thể và thường khi có những chiến dịch quảng bá, đó sẽ là nơi được truy cập rất nhiều. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ sử dụng một trang đích khác nhau cho mỗi sản phẩm/dịch vụ của họ và các nhà thiết kế kỹ thuật số phải đảm bảo có sự gắn kết giữa tất cả các sản phẩm đó.

Thiết kế app

Thiết kế app thường giống với trang web, nhưng chúng được thiết kế để thực hiện một chức năng cụ thể. Dù chức năng đó là shopping, lên lịch trình, nhắn tin hay trình phát nhạc, app là công cụ kỹ thuật số rất quan trọng đối với người dùng. Mặc dù chúng thường được triển khai trên thiết bị di động, app vẫn khá phổ biến đối với máy tính để bàn.

Thiết kế App Icon (biểu tượng ứng dụng)

Biểu tượng ứng dụng là các nút người dùng nhấn để khởi chạy ứng dụng đó. Chúng hoạt động như quảng cáo cho ứng dụng đó (trong cửa hàng ứng dụng) và như một thương hiệu. Mặc dù chúng có liên quan đến thiết kế ứng dụng, nhưng biểu tượng đủ tầm quan trọng và đủ khác biệt trong mục tiêu và cấu trúc của nó, và nó đòi hỏi một quy trình thiết kế/nhà thiết kế riêng như thiết kế logo vậy.

Thiết kế Infographic

Infographics là dữ liệu về một chủ đề được trình bày với đồ họa hấp dẫn. Infographics có thể tồn tại dưới dạng in ấn hoặc kỹ thuật số. Các phiên bản kỹ thuật số tận dụng hoạt hình và đồ họa chuyển động để kể một câu chuyện với thông tin. Infographics kỹ thuật số là cách tuyệt vời để tạo ra nội dung có thể chia sẻ để giải trí và thông báo cho độc giả về một thương hiệu hoặc một chủ đề liên quan đến thương hiệu.

Thiết kế email

Email được các doanh nghiệp sử dụng cho newsletter và quảng cáo tiếp thị, và thiết kế email tạo ra thương hiệu xuyên suốt chiến dịch truyền thông của công ty giống như cách viết tiêu đề thư. Một thiết kế email tuyệt vời cũng làm tăng khả năng giữ chân người đọc bằng cách thu hút người nhận đến tận cùng của email.

Banner ads

Banner ads là những quảng cáo dạng banner được hiển thị trên các trang web nơi một thương hiệu đã mua không gian quảng cáo. Chúng hoạt động tương tự như bảng quảng cáo và tờ rơi ở chỗ chúng được thiết kế để tăng nhận thức về thương hiệu và bán sản phẩm, nhưng chúng có tính tương tác, đưa những người dùng click vào chúng đến trang đích với thông tin chi tiết hơn về sản phẩm.

Thiết kế trang mạng xã hội

Hình ảnh trang truyền thông xã hội bao gồm avatar, ảnh bìa và nội dung đăng tải cho tất cả các tài khoản mạng xã hội từ Twitter đến blog của công ty. Mặc dù nhiếp ảnh là một loại hình ảnh truyền thông xã hội phổ biến, các nhà thiết kế kỹ thuật số thường sẽ tái sử dụng thương hiệu như logo để tạo hình ảnh truyền thông xã hội cho các công ty.

Ebook

Ebook là sách điện tử, và các nhãn hàng thường sử dụng chúng để chia sẻ các đầu sách với khách hàng của họ. Cũng giống như sách in truyền thống, thiết kế ebook bao gồm bìa và kiểu chữ bên trong.

Thiết kế template powerpoint

Những thiết kế powerpoint là những template mà công ty sử dụng cho tất cả những dịp thuyết trình của họ. Những dịp này có thể bao gồm việc chia sẻ kế hoạch doanh nghiệp, những cập nhật nội bộ cho nhân viên hoặc bài pitching để bán công ty hay dịch vụ cho những bên thứ 3.

Thiết kế 3D

Thiết kế 3D là hình ảnh ba chiều, thực tế, được thực hiện trên máy tính. Mặc dù chúng có thể được sử dụng để giải trí (thường là trong ngành công nghiệp trò chơi và phim hoạt hình), các thương hiệu sử dụng thiết kế 3D để kết xuất sản phẩm hoặc tạo ra các mô hình dự án xây dựng theo kế hoạch.

Phân loại nhà thiết kế kỹ thuật số và cách làm việc với họ

Khi tìm thuê một nhà thiết kế kỹ thuật số, điều quan trọng cần lưu ý là các quy tắc trong lĩnh vực thiết kế kỹ thuật số cũng đa dạng như chính nhà thiết kế, và chắc chắn bạn sẽ muốn tiếp cận đúng nhà thiết kế cho dự án của mình.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm kiếm một nhà thiết kế trên các trang việc làm cho freelancer. Khi xem xét danh mục đầu tư của nhà thiết kế, hãy chú ý đến loại dự án mà họ đã làm và cách họ tự xây dựng thương hiệu để xác định xem họ có cung cấp loại dịch vụ bạn cần hay không.

Mặc dù nhiều nhà thiết kế thực hiện nhiều dự án khác nhau bằng các phương tiện khác nhau, dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về các chuyên ngành cụ thể trong thiết kế kỹ thuật số.

Nhà thiết kế đồ họa

Mặc dù thiết kế đồ họa thường đề cập đến in ấn, như chúng ta đã nói ở bên trên, nó cũng là một thuật ngữ chung cho nhiều loại thiết kế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương hiệu. Khi nói đến thiết kế kỹ thuật số, một nhà thiết kế đồ họa có thể giúp định hướng nghệ thuật, kiểu chữ, màu sắc và các đồ họa như biểu tượng hoặc hình minh họa.

Nhà thiết kế web

Một nhà thiết kế web sẽ chuyên về bố cục và thiết kế trực quan của các trang web, trang đích và bất kỳ trang nào khác có liên quan, bao gồm cả phiên bản máy tính bảng và thiết bị di động. Mặc dù họ thường cung cấp các tệp mockup tĩnh để khách hàng giao cho nhà phát triển, một số người cũng cung cấp dịch vụ phát triển giao diện người dùng (sử dụng các ngôn ngữ định dạng như HTML và CSS để tạo các trang web tĩnh).

Nhà thiết kế app

Một nhà thiết kế ứng dụng sẽ chuyên thiết kế phần hình ảnh cho các ứng dụng di động, thường làm việc chặt chẽ với – hoặc kết hợp các kỹ năng của một nhà thiết kế UX. Các nhà thiết kế ứng dụng cũng sẽ cung cấp các tệp mockup ngoại tuyến và sẽ cần một nhà phát triển để làm cho ứng dụng hoạt động.

UX designer

Nhà thiết kế UX (user experience – trải nghiệm người dùng) kết hợp nghiên cứu người dùng và các nguyên lý khả năng sử dụng tiêu chuẩn để tạo ra khuôn mẫu cho cách người dùng sẽ tương tác với một thiết kế kỹ thuật số. Các sản phẩm của họ có các dạng wireframe hoặc nguyên mẫu mà các nhà thiết kế web hoặc ứng dụng sẽ dựa trên bố cục và các lựa chọn thẩm mỹ đó để phát triển sản phẩm.

UI designer

Nhà thiết kế UI (user interface – giao diện người dùng) chuyên thiết kế các nút thực tế, trường văn bản và các yếu tố tương tác khác của thiết kế kỹ thuật số. Mục tiêu của họ là tạo ra một giao diện đẹp mắt và nhất quán cho giao diện, và họ thường cung cấp các hướng dẫn kiểu và bảng mẫu cho tất cả các thành phần tương tác.

Thiết kế sản phẩm

Nhà thiết kế sản phầm gần như là giống với nhà thiết kế UX (đối với một số công ty, hai thuật ngữ này có thể dùng để thay thế cho nhau), nhưng những nhà thiết kế sản phẩm đưa ra quyết định về việc một sản phẩm kỹ thuật số sẽ hoạt động như thế nào, dịch vụ gì mà nó có thể mang lại, chứ không chỉ việc người dùng trải nghiệm sản phẩm đó như thế nào.

Thiết kế tương tác

Một nhà thiết kế tương tác có nhiệm vụ thiết kế từng tương tác nhỏ nhất mà người dùng trải nghiệm với một sản phẩm kỹ thuật số. Mỗi khi người dùng click vào một thứ gì đó hay chỉ cuộn trang xuống, họ sẽ nhận được một vài hình ảnh trực quan (thường là một animation ngắn) mà nhà thiết kế tương tác đã tạo ra.

Animator

Một nhà làm phim hoạt hình thiết kế ra những animations (hình ảnh động) cần thiết trong một thiết kế kỹ thuật số. Trái ngược với một nhà thiết kế tương tác, những hình ảnh động này thường mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như một hình ảnh hoạt hình vẽ tay xuất hiện nổi bật trong tiêu đề trang web hoặc một phiên bản hoạt hình của logo chạy khi trang đang load.

Theo DESIGNS.VN / 99DESIGNS

Tags: ,