Sự khác nhau giữa kinh tế học cổ điển và kinh tế học trường phái Keynes

Liệu chính phủ có nên tác động đến nền kinh tế? Liệu chính sách kinh tế nên tập trung vào các kết quả dài hạn hay ngắn hạn? Những câu hỏi như vậy cùng với những niềm tin khác định hình nên sự khác biệt giữa về trường tư tưởng giữa hai trường phái lớn nhất trong kinh tế học: Kinh tế học Cổ điển và Kinh tế học Keynes.

Sự khác nhau giữa kinh tế học cổ điển và kinh tế học trường phái Keynes

Kinh tế học vĩ mô coi toàn bộ hoạt động của nền kinh tế như một tổng thể, bao gồm hai cách tiếp cận chính để nghiên cứu các mô hình và các ảnh hưởng đối với nền kinh tế. Những nhà kinh tế tin vào một trong hai trường phái tư tưởng là những người có hiểu biết đa chiều về cách nền kinh tế ảnh hưởng đến mọi người và ngược lại. Ở đây, chúng tôi đã cố gắng rút ra một so sánh ngắn gọn nêu bật những điểm khác biệt chính của hai học thuyết này.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN VÀ KINH TẾ HỌC KEYNES

Keynes bác bỏ tuyên bố của kinh tế học Cổ điển về sự thống trị Nguyên lý Say. Cấu trúc chặt chẽ của nguyên lý Say thể hiện “chi phí đầu ra của các sản phẩm luôn được chi trả bởi tập hợp bởi các khoản tiền bán hàng phát sinh từ nhu cầu”. Keynes lập luận rằng điều này chỉ có thể đúng nếu các khoản tiết kiệm riêng lẻ hoàn toàn bằng tổng đầu tư.

Trong khi kinh tế học cổ điển tin vào lý thuyết về bàn tay vô hình, nơi mà bất kỳ sự không hoàn hảo nào trong nền kinh tế đều được tự động sửa chữa, thì kinh tế học Keynes lại xóa bỏ ý tưởng này. Kinh tế học Keynes không tin rằng giá có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng và do đó, cơ chế tự điều chỉnh dựa trên giá linh hoạt của thị trường rõ ràng không đem lại hiệu quả. Các nhà kinh tế học Keynes giải thích các yếu tố quyết định liên quan đến tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư và sản xuất khác với các nhà kinh tế học cổ điển.

Các nhà kinh tế cổ điển tin rằng chính sách tiền tệ tốt nhất trong cuộc khủng hoảng không phải là chính sách tiền tệ. Mặt khác, các nhà lý thuyết theo Keynes tin rằng sự can thiệp của Chính phủ dưới dạng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là một điều bắt buộc để giữ cho nền kinh tế vận hành một cách trơn tru. Các nhà kinh tế cổ điển tin tưởng vào dài hạn và đặt mục tiêu đưa ra các giải pháp cho dài hạn với tổn thất ngắn hạn. Keynes đã hoàn toàn phản đối điều này, tin rằng những vấn đề trong ngắn hạn mới là những thứ nên được xử lý đầu tiên. Keynes nghĩ rằng tiết kiệm vượt ra ngoài các khoản đầu tư theo kế hoạch là một vấn đề, nhưng những người theo Chủ nghĩa cổ điển đã không nghĩ như vậy, bởi vì họ tin rằng sự thay đổi lãi suất sẽ sắp xếp thặng dư của các khoản vay và đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng. Keynes lập luận rằng lãi suất thường không giảm hoặc tăng một cách hoàn toàn tỷ lệ thuận với cung và cầu của các khoản vay. Đôi khi chúng cũng tăng quá mức hoặc giảm quá mức.

Tuy nhiên, cả Keynes và các nhà lý thuyết cổ điển đều tin vào một thực tế rằng những kỳ vọng kinh tế trong tương lai có ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nhưng, trong khi Keynes đưa ra các lý luận giải thích cho tác động hiệu chỉnh Chính phủ, các nhà lý thuyết cổ điển đã dựa vào động cơ ích kỷ của con người để loại bỏ yếu tố ấy ra khỏi hệ thống.

LÝ GIẢI KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN

Đây được coi là trường phái đầu tiên của tư tưởng kinh tế. Chúng ta hãy bắt đầu với một cái nhìn tổng quát về những gì trường phái này truyền bá. Nhân tiện, tôi là một nhà kinh tế học cổ điển trung lập, vì vậy hãy tha thứ cho bất kỳ sự thiên vị nào có thể xuất hiện tại đây. Cũng nên hiểu rằng, ngay cả khi mọi thứ có vẻ như vậy trong bài viết cụ thể này, người ta cũng không thể kết luận rằng kinh tế học của Keynes là thiếu sót hay kinh tế học cổ điển là không hoàn hảo (không có đúng và sai tuyệt đối trong kinh tế, các lý thuyết khác nhau được áp dụng theo các giả định kinh tế khác nhau).

ĐỊNH NGHĨA VÀ NỀN TẢNG CHO MÔ HÌNH KINH TẾ CỔ ĐIỂN

“Bằng việc theo đuổi lợi ích riêng của mình, anh ta thường xuyên thúc đẩy lợi ích của xã hội nhiều hơn khi anh ta thực sự có ý định làm như vậy. Tôi chưa bao giờ nhận thấy nhiều điều tốt như thế từ những kẻ giả danh buôn bán vì lợi ích chung” Adam Smith (1776), trích từ cuốn sách “Của cải của các dân tộc”. Adam Smith là một nhà kinh tế học vĩ đại, được biết đến như là người sáng lập trường phái kinh tế tư tưởng cổ điển.

Mặc dù đã có nhiều nhà kinh tế khác đến và đi (David Ricardo, Thomas Malthus, John Stuart Mill, William Petty, Johann Heinrich Von Thunen, v.v.), thêm một vài điều ở đây và ở đó vào các lý thuyết cổ điển, chúng ta sẽ chỉ nhấn mạnh vào Phiên bản của Adam Smith trong bài viết này.

Lý thuyết kinh tế học cổ điển dựa trên tiền đề rằng thị trường tự do có thể tự điều chỉnh mà không cần tới sự tác động của con người. Cuốn sách “Của cải của các dân tộc” của Adam Smith, đã bắt đầu một làn sóng Cổ điển trên toàn thế giới, nhấn mạnh rằng có một bàn tay vô hình (một cơ chế tự động) đưa thị trường về trạng thái cân bằng tự nhiên, mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Theo một cách nói mang hơi hướng kinh tế học hơn, sự phân công lao động và thị trường tự do sẽ tự động hướng đến một trạng thái cân bằng thúc đẩy lợi ích cộng đồng. Nghe có vẻ hấp dẫn phải không? Hãy xem xét tiếp nhé.

CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN

Trước khi tìm hiểu cơ chế hoạt động của mô hình này, chúng ta cần trang bị kiến thức về các giả định. Ý tưởng, như bất kì giả thuyết nào khác, nếu các giả thuyết ban đầu không còn đúng, lý thuyết dựa trên những giải thuyết đó chắc chắn sẽ thất bại. Có ba giả định cơ bản. Đó là:

Sự linh hoạt của giá cả: Giá của tất cả mọi thứ, hàng hóa, lao động (tiền lương), đất đai (tiền thuê nhà), v.v … phải đều tăng và giảm một cách linh hoạt. Thật không may, trong thực tế, người ta đã quan sát thấy rằng các mức giá này không dễ dàng linh hoạt giảm xuống hay tăng lên, do một loạt các khiếm khuyết của thị trường, như luật pháp, công đoàn, v.v. Nguyên lý Say nói rằng: ‘Cung tạo ra nhu cầu của chính nó’. Nguyên lý Say cho thấy rằng sản xuất tổng hợp trong một nền kinh tế phải tạo ra thu nhập đủ để mua tất cả sản lượng của nền kinh tế đó. Nói cách khác, nếu một sản phẩm tốt được sản xuất, nó phải được mua. Thật không may, giả định này ngày nay cũng không còn đúng, vì hầu hết các nền kinh tế ngày nay đều được điều tiết bởi nhu cầu (sản xuất dựa trên nhu cầu. Nhu cầu không dựa trên sản xuất hoặc cung).

Tiết kiệm – Bình đẳng trong đầu tư: Giả định này đòi hỏi tiết kiệm của hộ gia đình phải bằng chi phí vốn đầu tư. Không cần phải là thiên tài mới có thể hiểu rằng điều này hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu tiết kiệm không bằng khoản đầu tư, lãi suất ‘linh hoạt’ sẽ có thể khôi phục trạng thái cân bằng.

KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN – HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT NỀN KINH TẾ

“Chính quyền dân sự, cho đến nay, được thiết lập để bảo vệ tài sản, trong thực tế được lập ra để bảo vệ người giàu, chống lại người nghèo, hoặc của những người sở hữu tài sản chống lại những người không có gì cả.”, trích “Của cải của các dân tộc”’, 1776. Tất cả các nguyên tắc thông thường của kinh tế học cũng áp dụng cho kinh tế học cổ điển. Nếu tất cả các giả định tồn tại được, kinh tế học cổ điển hoạt động như sau. Thị trường tiền lương của Kinh tế học cổ điển phủ nhận thực tế là vẫn có thể tồn tại tình trạng thất nghiệp (đặc biệt là không tự nguyện) trong một nền kinh tế, bởi vì các nhà kinh tế cổ điển tin vào cơ chế tự điều chỉnh của một nền kinh tế. Sự tranh chấp của họ dựa trên những điều sau: Bất cứ khi nào thất nghiệp xảy ra trong nền kinh tế, thì đây thường là sự mất cân bằng tạm thời vì đó là trạng thái cân bằng gây ra bởi lao động dư thừa có sẵn ở mức lương hiện tại. Bất cứ khi nào tiền lương tăng cao, luôn có nhiều người sẵn sàng làm việc ở mức tăng trưởng đó và điều này được gọi là thất nghiệp. Trong một nền kinh tế cổ điển không được kiểm soát, nơi tiền lương hoàn toàn linh hoạt, mức lương giảm xuống, loại bỏ lao động dư thừa có sẵn và giảm tỷ lệ thất nghiệp trở về mức cân bằng. Làm thế nào điều này có thể xảy ra một cách chính xác? Điều này xảy ra bởi tất cả những người thuê lao động ủng hộ động cơ lợi ích của họ. Trong khi nguồn lao động vẫn có sẵn khi anh ta trả cho họ mức lương thấp hơn, tại sao anh ta phải trả nhiều hơn. Do đó, những người lao động tự điều chỉnh mức lương của mình xuống, hoạt động trong tổng thể chung của phúc lợi xã hội, mà không biết điều đó.

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Nguyên lý Say nói về sự tương đương cung và cầu trong một nền kinh tế thực sự áp dụng cho một tổng thể nền kinh tế chung, không chỉ riêng hàng hóa và sản vật đơn lẻ. Các nhà kinh tế cổ điển tin rằng thị trường hàng hóa cũng sẽ luôn ở trạng thái cân bằng, do hiệu ứng của giá cả linh hoạt. Nếu nguồn cung cao và thiếu nhu cầu thì đó là một tình trạng tạm thời. Giá của hàng hóa sẽ giảm một cách đáng ngờ khiến cho cung cầu gặp nhau và khi đó, thị trường lại trở về trạng thái cân bằng. Cơ thế này hoạt động ra sao? Bạn sẽ làm gì nếu bạn có một mặt hàng mà bạn cần bán nhưng không thể đảm bảo giữ được người mua. Rõ ràng bạn sẽ giảm giá từng chút một, theo cách thử và sai để cuối cùng đạt đến mức giá có thể cám dỗ người mua. Theo các nhà lý thuyết cổ điển, tổng cung và tổng cầu cũng hoạt động dựa trên một cơ chế tương tự.

THỊ TRƯỜNG VỐN

Trong thế giới tự do đẹp đẽ của kinh tế học cổ điển, không cần có sự can thiệp của con người để dẫn dắt thị trường vốn đến trạng thái cân bằng. Nếu nền kinh tế không tuân theo giả định cuối cùng và cho thấy sự không phù hợp trong tiết kiệm và đầu tư, các nhà kinh tế cổ điển cung cấp giải pháp muôn thuở – không làm gì cả, đó chỉ là tạm thời và sẽ tự điều chỉnh. Nếu tiết kiệm vượt quá đầu tư, lãi suất sẽ giảm và thị trường sẽ đạt được trạng thái cân bằng một lần nữa. Mặt khác, nếu tiết kiệm mà thiếu đầu tư, lãi suất sẽ tăng và một lần nữa, nền kinh tế sẽ lại đạt đến trạng thái cân bằng của chính nó. Bây giờ chúng ta hãy xem làm thế nào tất cả các thị trường kết hợp với nhau trong mô hình kinh tế cổ điển.

Một vấn đề tiềm tàng với các lý thuyết cổ điển là Nguyên lý Say có thể không đúng. Điều này có thể xảy ra bởi vì không phải tất cả thu nhập kiếm được đều dành cho chi tiêu tiêu dùng. Do đó, tổng số tiền được tiết kiệm, chuyển thành nhu cầu tiềm năng còn thiếu, đó là nguyên nhân của sự mất cân bằng. Khi nguồn cung không đủ cầu, một số nhân tố sẽ giảm xuống: các nhà sản xuất giảm sản xuất, công nhân bị sa thải, tiền lương giảm dẫn đến thu nhập khả dụng thấp hơn, tiêu dùng giảm khiên nhu cầu giảm hơn nữa và từ đó bắt đầu một vòng luẩn quẩn tự duy trì. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cổ điển lập luận rằng những gì xảy ra với khoản tiết kiệm, nguyên nhân cho toàn bộ chuỗi, là giải pháp chính ở đây. Nếu tất cả các khoản tiết kiệm này được dùng làm đầu tư, lãi suất sẽ điều chỉnh để đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng một lần nữa, hoàn toàn không có vấn đề gì. Sự cố duy nhất: liệu tất cả các khoản tiết kiệm có thực sự được đầu tư vào thực tế? Nói về đầu tư, các nhà kinh tế cổ điển đề cập đến việc tạo vốn, vì vậy tôi nghi ngờ điều đó! Nhưng như người ta có thể thấy, theo các lý thuyết cổ điển, thực sự không cần bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi họ phản đổi sự can thiệp đó, vì họ có thể cung cấp sự ủng hộ tốt cho tất cả các lập luận được nêu rõ ở trên, rằng sự can thiệp của chính phủ không thể cải thiện được tình hình, nhưng thực sự có thể gây hại cho nền kinh tế trong dài hạn.

Chúng ta sẽ suy ngẫm về điều này sau, khi so sánh phần kinh tế học cổ điển và kinh tế học Keynes. Hiện tại, chúng ta sẽ chuyển sang lý thuyết kinh tế tiếp theo, kinh tế học Keynes.

GIẢI THÍCH HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES

Kinh tế học Keynes là đứa con tinh thần của nhà kinh tế học vĩ đại, John Maynard Keynes. Trường phái kinh tế học Keynes coi cuốn sách của mình, ‘Lý thuyết chung về việc làm, lãi và tiền’ (1936) là Kinh thánh. Chúng ta hãy có một cái nhìn tổng quan về lý thuyết này, nó mâu thuẫn và đối đầu với lý thuyết cổ điển trên hầu hết tất cả các mặt trận.

ĐỊNH NGHĨA VÀ NỀN TẢNG CHO MÔ HÌNH KINH TẾ KEYNES

“Dài hạn là một hướng đi sai lệch cho các vấn đề hiện tại. Về lâu dài, tất cả chúng ta đều đã chết.” -Câu nói nổi tiếng nhất của John Keynes, để ngăn chặn các nhà kinh tế cổ điển nói về ‘dài hạn’.

Trường phái kinh tế học Keynes hoàn toàn dựa trên một logic đơn giản, rằng không có thực thể thiêng liêng, cũng không có bàn tay vô hình nào đó có thể giúp nền kinh tế vượt qua những khó khăn và tất cả chúng ta phải tự mình làm điều đó. Các mô hình kinh tế của Keynes nhấn mạnh vào thực tế rằng sự can thiệp của Chính phủ là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo tăng trưởng và ổn định kinh tế. Trong khi các nhà kinh tế cổ điển tin rằng chính sách tiền tệ tốt nhất là không có chính sách tiền tệ nào, thì các nhà kinh tế của Keynes (Alvin Hansen, R. Frisch, Tinbergen, Paul Samuelson, v.v.) không cho là như vậy. Trong mô hình kinh tế của Keynes, chính phủ có công việc rất quan trọng là làm dịu đi những va chạm trong chu kỳ kinh doanh. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp như chi tiêu của chính phủ, điều chỉnh thuế, v.v … để nền kinh tế hoạt động ở trạng thái tốt nhất.

CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES

Giống như tất cả các lý thuyết kinh tế, trường phái tư tưởng kinh tế Keynes dựa trên một vài giả định chính. Chúng ta hãy xem xét các giả định đó trước khi chúng ta tiến tới ứng dụng kinh tế học Keynes trong thực tiễn.

Giá cả cứng rắn hoặc không linh hoạt: Hầu hết chúng ta thấy rằng trong khi việc tăng lương có thể thực hiện một cách dễ dàng thì việc tiền lương giảm lại không như vậy. Tương tự, trong khi đối với một nhà sản xuất, giá cả hàng hóa dễ dàng tăng lên, anh ta cực kỳ miễn cưỡng cho bất kỳ sự giảm giá nào. Đối với tất cả các mức giá như vậy, điều dễ nhận thấy là chúng không thực sự linh hoạt như chúng ta muốn , vì một số lý do, như thỏa thuận lương dài hạn, hợp đồng nhà cung cấp dài hạn, v.v.

Nhu cầu hiệu quả: Trái với Nguyên lý Say, dựa trên nguồn cung, kinh tế học Keynes nhấn mạnh tầm quan trọng của nhu cầu hiệu quả. Nhu cầu hiệu quả bắt nguồn từ thu nhập khả dụng thực tế của hộ gia đình chứ không phải từ thu nhập khả dụng có thể đạt được khi có việc làm đầy đủ, như lý thuyết cổ điển nêu rõ. Kinh tế học Keynes cũng nhận ra rằng chỉ một phần thu nhập của hộ gia đình sẽ được sử dụng cho mục đích chi tiêu tiêu dùng.

Tiết kiệm và các yếu tố quyết định đầu tư: Kinh tế học Keynes trực tiếp mâu thuẫn với Đề xuất tiết kiệm-đầu tư của kinh tế học cổ điển, bởi những yếu tố quyết định liên quan đến tiết kiệm và đầu tư. Trong khi các nhà kinh tế cổ điển tin rằng tiết kiệm và đầu tư được kích hoạt bởi lãi suất hiện hành, thì các nhà kinh tế của Keynes lại khác. Họ tin rằng tiết kiệm và đầu tư hộ gia đình dựa trên thu nhập khả dụng và mong muốn tiết kiệm cho tương lai và đầu tư vốn thương mại chỉ dựa trên lợi nhuận dự kiến ​​của nỗ lực này.

KINH TẾ HỌC KEYNES – HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT NỀN KINH TẾ

“Vấn đề lớn nhất không phải là để mọi người chấp nhận những ý tưởng mới, mà là để họ quên đi những ý tưởng cũ.” – John Maynard Keynes.

Kinh tế học cổ điển và cuộc Đại suy thoái dường như không phải là một bộ đôi hoàn hảo khi mà cuộc Đại suy thoái đã phơi bày một số sai sót của Kinh tế học cổ điển, tuy nhiên, kinh tế học Keynes lại đưa ra được giải pháp. Kinh tế học Keynes và cuộc Đại suy thoái phối hợp tốt với nhau, với việc học thuyết kinh tế của Keynes đưa ra những cách để tránh và thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng. Kinh tế học Keynes được trang bị để dạy cho tất cả mọi người về việc sống sót qua suy thoái kinh tế. Chúng ta hãy xem lý thuyết của Keynes hoạt động như thế nào.

Các nhà kinh tế của Keynes tin rằng nền kinh tế vĩ mô không chỉ là một tập hợp của các thị trường. Ngoài ra, các thị trường hàng hóa và tài nguyên riêng lẻ này không có khả năng đạt được trạng thái cân bằng tự động và hoàn toàn có khả năng sự mất cân bằng như vậy sẽ kéo dài rất lâu. Vì trạng thái hoàn toàn không có thất nghiệp không thể tự động được bảo đảm, kinh tế học Keynes ủng hộ việc sử dụng các chính sách có lợi của chính phủ để trợ giúp cho nền kinh tế.

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Người theo Keynes bắt đầu với một biểu đồ hiển thị đường 45 độ bắt đầu từ giao điểm của cả hai trục. Dòng này mô tả tất cả các điểm mà tổng chi tiêu bằng với tổng sản xuất. Nói cách khác, nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng và có việc làm đầy đủ. Sau đó, họ lập biểu đồ tổng chi tiêu thực tế, một tổng hợp của tất cả các khoản chi trong khu vực kinh tế vĩ mô (Tiêu dùng hộ gia đình, Đầu tư, Chi tiêu chính phủ, v.v.) và nắm bắt nhu cầu hiệu quả. Khi nền kinh tế ở dưới hoặc trên giao điểm giữa hai đường này, sự mất cân bằng được thể hiện rõ ràng.

Nếu tổng sản xuất nhiều hơn tổng chi tiêu, thì cung sẽ dư thừa. Hàng tồn kho tăng và các doanh nghiệp giảm việc sản xuất của họ để ngăn chặn những điều này. Mặt khác, khi cầu lớn hơn cung (tổng chi tiêu thay thế tổng sản xuất), hàng tồn kho tích lũy của các doanh nghiệp giảm và họ sẽ có động lực để tăng sản lượng. Thông qua cơ chế hàng tồn kho này, thị trường hàng hóa sẽ đạt được trạng thái cân bằng.

THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM

Một khoảng cách suy thoái xuất hiện khi tổng sản xuất thực tế trong một nền kinh tế thấp hơn tổng sản xuất có thể cung cấp công ăn việc làm đầy đủ, từ đó gây ra tình trạng thất nghiệp tràn lan trong nền kinh tế. Ngược lại, do khoảng cách lạm phát, tổng sản xuất thực tế vượt quá tổng sản xuất, do đó, tình trạng thất nghiệp không còn xảy ra.

Các giải pháp cho tất cả các vấn đề kinh tế nằm ở việc thao túng một số chỉ số chính, theo các nhà kinh tế của Keynes. Các chỉ số này bao gồm lãi suất (tăng lãi suất, giảm tổng chi tiêu), niềm tin hay kỳ vọng (triển vọng kinh tế bi quan, giảm tổng chi tiêu), Chính sách của Chính phủ và thâm hụt liên bang (Tăng thuế hoặc giảm chi tiêu Chính phủ, giảm tổng chi tiêu). Chính phủ có thể thao túng các biến số này (và thậm chí nhiều biến số khác) thông qua hai công cụ can thiệp thị trường mà nó có sẵn, đó là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Theo SAGA.VN

Tags: