Sự khác nhau cơ bản giữa nhạc cổ điển và nhạc hiện đại

Nhạc cổ điển và nhạc hiện đại khác nhau ở nhiều khía cạnh. Sự khác biệt rõ ràng nhất là về thời gian ra đời và phát triển. Nhạc cổ điển ra đời trước thế kỷ 19, trong khi đó nhạc hiện đại ra đời sau thế kỷ 19. Hai phong cách âm nhạc này khác nhau trên nhiều phương diện, bao gồm cả nhạc cụ, hình thức, phong cách biểu diễn, mục đích và phương thức sáng tạo.

Về nhạc cụ

Thông thường, nhạc cổ điển được biểu diễn bởi các nhóm nhạc cụ mộc (acoustic). Những nhạc cụ này bao gồm violin, viola, cello, sáo, contrabass, piccolo, kèn tuba, trombone, kèn clarinet, oboe, bassoon và saxophone. Trong khi tất cả các nhạc cụ này xuất hiện trong các dàn nhạc lớn, các nhóm nhạc cổ điển nhỏ hơn chỉ sử dụng một số trong các nhạc cụ trên, điển hình là tứ tấu đàn dây, bộ đồng và bộ gỗ.

Nhạc hiện đại sử dụng các nhạc cụ như guitar điện, bass điện và piano. Trong khi cả nhạc cổ điển lẫn nhạc hiện đại đều sử dụng nhạc cụ bộ gõ, nhạc cổ điển thường sử dụng một bộ gõ với nhiều người chơi từng chơi nhạc cụ riêng biệt, còn nhạc hiện đại thường có một nhạc sĩ chơi bộ trống, đôi khi với một hoặc hai bộ gõ khác.

Về hình thức

Nhạc cổ điển bao gồm các tác phẩm chủ yếu được hợp thành từ các phần khác nhau. Một bản giao hưởng là ví dụ điển hình về một tác phẩm cổ điển, bao gồm bốn chương. Các hình thức khác của nhạc cổ điển bao gồm concerto, rondo, mass, oratorio và sonata… Các hình thức này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ đồng hồ.

Nhạc hiện đại sử dụng các hình thức nhỏ hơn nhiều so với nhạc cổ điển, thường kéo dài vài phút. Nhạc hiện đại có ít hình thức hơn, gồm các bài hát bao gồm lời hát và các điệp khúc với những cách sắp xếp khác nhau.

Về phong cách

Nhạc cổ điển có nhiều phong cách, sắc thái hơn nhạc hiện đại. Trong nhạc cổ điển, trọng tâm được đặt vào yếu tố biểu cảm và thậm chí, yêu cầu sự truyền đạt cảm xúc của các nhạc công được quy định ngay trong bản nhạc. Ngoài ra, nhạc cổ điển có các cung bậc phong phú, đa dạng và thường sẽ tăng tốc nhịp điệu hoặc chậm lại ở các chương khác nhau.

Trong khi đó, nhạc hiện đại thường thể hiện cảm xúc thông qua ca sĩ, nhấn mạnh vào ngẫu hứng và biến thể hơn trong âm nhạc cổ điển.

Về mục đích

Mục đích của nhạc cổ điển nói chung là để mang đến sự giải trí cho các khán giả ngồi dưới thưởng thức cũng như kích thích tình cảm và trí tuệ của thính giả. Trong khi một số tác phẩm nhạc hiện đại có mục đích tương tự, nó cũng phân biệt với âm nhạc cổ điển ở những khía cạnh quan trọng.

Nhiều tác phẩm nhạc hiện đại được tạo ra chỉ đơn giản là để nhảy múa, điều đó không phổ biến với nhạc cổ điển ngoại trừ ba lê. Ngoài ra, trong khi cả nhạc cổ điển và hiện đại đã được sử dụng với mục đích thương mại, thì mục đích này phổ biến hơn nhiều đối với nhạc hiện đại hơn là nhạc cổ điển.

Về phương thức sáng tạo

Thành phần của từng loại nhạc khác nhau rất nhiều. Với những hình thức nhạc cổ điển được biểu diễn trong thời gian lớn, các nhà soạn nhạc phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ mới hoàn thành được một tác phẩm. Nhạc cổ điển thường được tạo ra bằng cách giới thiệu nhiều chủ đề và chi tiết được phát triển từ từ trong suốt một phần.

Ngược lại, nhạc hiện đại thường sử dụng ít chi tiết và ý tưởng hơn. Ngoài ra, vì nhạc hiện đại thường tập trung vào một ca sĩ, cho nên việc bắt đầu từ giọng hát là điều thường thấy khi một nhạc sĩ bắt đầu sáng tác. Trong nhạc cổ điển, người soạn nhạc thường viết nhạc với một cây đàn piano và tưởng tượng tất cả các nhạc cụ của dàn nhạc chơi các phần khác nhau.

Mặc dù nhạc cổ điển và nhạc hiện đại mang những đặc điểm khác nhau, cả hai loại hình này đều giúp chúng ta mở rộng vốn hiểu biết về âm nhạc, và hiểu thêm về cách thức mà âm nhạc đã trở thành một phần của văn hóa và cuộc sống của chúng ta ngày nay.

Theo DIỆU KHANH / MOONLIGHT PIANO

Tags: ,