Sergei Eisenstein – cha đẻ của lý thuyết điện ảnh Montage Xô-viết

Lý thuyết dựng phim hoàn hảo của Sergei Eisenstein đã ảnh hưởng đến các nhà làm phim trên toàn thế giới, thậm chí có thể nói rằng nó đã viết lại bộ mặt của điện ảnh.

Eisenstein sinh ra tại Riga trong một gia đình với bố là người Do Thái và mẹ là người Nga theo Chính thống giáo. Năm 1905, mẹ ông mang theo ông rời Riga để tới sống ở St. Peterburg và sau đó ly dị với chồng bà khi bà quyết định bỏ gia đình tới Paris sinh sống.

Eisenstein sau đó học nghề kỹ sư và kiến trúc tại Viện Công nghệ Petrograd, ông gia nhập quân đội trong cuộc cách mạng Nga. Năm 1918, Eisenstein gia nhập Hồng Quân và năm 1920 được chuyển tới làm vị trí lãnh đạo trong quân đội ở Minsk. Vào thời gian này, Sergei học tiếng Nhật và tìm hiểu về sân khấu kịch kabuki của Nhật Bản.

Cũng trong năm năm 1920, Eisenstein chuyển tới Moskva và bắt đầu sự nghiệp nhà hát cho Proletkult, một tổ chức nghệ thuật Xô-viết mới. Các tác phẩm của ông tại đó được đặt tiêu đề Mặt nạ phòng độc (Противогазы), Lắng nghe, Moskva (Слышишь, Москва) và Nhà thông thái (Мудрец).

Năm 1923, ông trở thành nhà phê bình lý luận sau khi viết bài Chắp ghép những trò giải trí (Монтаж аттракционов) cho tạp chí LEF. Bộ phim đầu tiên của ông, Nhật ký của Glumov (Дневник Глумова), cũng ra đời trong năm này.

Năm 1925, Eisenstein cho ta mắt bộ phim dài đầu tiên với tựa đề Đình công (Стачка). Chiếm hạm Potemkin (Бронено́сец «Потёмкин») ra mắt cùng năm đã được giới phê bình đánh giá cao trên toàn thế giới.

Eisenstein là một nhà lý luận điện ảnh được đào tạo bài bản với nhiều sở thích khác nhau, đồng thời, ông cũng là một nhà đạo diễn thực tế và gây sốc. Ông, Kuleshov, Pudovkin và những người khác đều là đại diện của trường phái Montage Liên Xô, không chỉ có đóng góp xuất sắc trong việc hình thành và hoàn thiện lý thuyết dựng phim mà còn là đạo diễn phim “Chiến hạm Potemkin”, “Ivan the Terrible” và nhiều những bộ phim khác đã sáng chói qua các biên niên sử của lịch sử, có thể được mô tả như một bậc thầy điện ảnh vừa có lý trí của học giả vừa có được niềm đam mê của nghệ sĩ.

>> Trường phái điện ảnh Montage Xô-viết qua hai tác phẩm kinh điển
>> Điều cần biết về kỹ thuật Montage trong điện ảnh

Đóng góp lớn nhất trong cuộc đời của ông là hoàn thiện lý thuyết dựng phim của trường phái Xô Viết, vì vậy ông được ca tụng là “cha đẻ của Montage”. Cần phải nói rằng sự hiểu biết của chúng ta về dựng phim ngày nay không thể tách rời cách hiểu của ông.

Ngày nay, dựng phim đã trở thành kỹ thuật phổ biến nhất trong phim, và dựng phim ít nhiều được sử dụng trong hầu hết mọi bộ phim. Từ góc độ này, Eisenstein có thể là bậc thầy có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến lý thuyết và sáng tạo phim.

Thuật ngữ Montage ban đầu là một thuật ngữ kiến trúc trong tiếng Pháp, sau này được dùng để chỉ kỹ thuật kết hợp các cảnh quay khác nhau để tạo ra một chuỗi liên tục theo một mục đích nhất định. Montage cho phép các nhà làm phim truyền đạt một lượng lớn thông tin cho khán giả trong một khoảng thời gian ngắn hơn bằng cách ghép các cảnh quay khác nhau, nén thời gian thông qua chỉnh sửa hoặc đan xen nhiều cốt truyện của một câu chuyện.

Lý thuyết dựng phim của Eisenstein được phát triển trên cơ sở của Kuleshov và những người khác.

Sau Cách mạng Tháng Mười, Kuleshov thành lập một xưởng phim ở Trường Điện ảnh Moskva, chuyên nghiên cứu công nghệ điện ảnh và đào tạo tài năng điện ảnh. Nhiều người trẻ tuổi tài năng đã tập hợp trong studio, bao gồm cả Eisenstein và Pudovkin.

Lúc đầu, do chưa có đủ dụng cụ và phim ảnh cần thiết để quay phim nên các bạn trẻ trong xưởng không thể dốc hết tâm huyết vào việc dựng phim thực tế, chỉ có thể tập trung nghiên cứu. Họ đã tiến hành các thí nghiệm hình ảnh khác nhau, nổi tiếng nhất là “Thí nghiệm Kuleshov” ( Sau gọi là hiệu ứng Kuleshov) .

Trong thí nghiệm này, người ta kết hợp cận cảnh khuôn mặt của nam diễn viên nổi tiếng Ivan Mozyushin với ba bức ảnh khác nhau để quan sát phản ứng của khán giả. Thử nghiệm đã chứng minh rằng khi cùng một cảnh quay được kết nối với những thứ khác nhau, những ý nghĩa khác nhau sẽ được tạo ra; những ý nghĩa này không liên quan gì đến trạng thái tinh thần thực sự của diễn viên, mà chỉ liên quan đến sự kết nối giữa các cảnh quay trên và dưới.

Lý thuyết dựng phim của Eisenstein được phát triển trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Kurischov và những người khác. Trong những năm 1920, ông liên tiếp đề xuất nhiều khái niệm quan cho dựng phim và là đạo diễn của phim “Battleship Potemkin” gây chấn động. Trong bộ phim này, Eisenstein đã để lại cho chúng ta hai đoạn rất kinh điển- “Bậc thềm Odessa” và “Ba con sư tử đá”

Hình ảnh trong trường đoạn “Bậc thềm Odessa”.

Hình ảnh ba con sư tử đá.

Cần phải nói rằng lý thuyết của Eisenstein đã nâng tầm hiểu biết của mọi người về dựng phim từ cấp độ kỹ thuật lên cấp độ tư duy. Do đó, Montage không còn chỉ là một kỹ thuật chỉnh sửa mà là một quá trình suy nghĩ tạo ra ý nghĩa. Từ góc độ này, Eisenstein không chỉ diễn giải lại cách dựng phim, mà còn “tạo ra” cách dựng phim.

Tóm lại, đóng góp của Eisenstein cho điện ảnh là đáng kinh ngạc đến nỗi không thể không nhắc đến ông trong bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào về điện ảnh.

Theo 24HINH.VN

Tags: , ,