Quan niệm về tuổi già và chuyện ‘kính lão đắc thọ’ ở các nền văn hóa

Dù rằng văn hóa phương Tây hiện đại đang ngày càng lan tỏa, song truyền thống kính trọng dành cho người lớn tuổi vẫn tồn tại và phát huy ở một số nền văn hóa.

Quan niệm về tuổi già và chuyện ‘kính lão đắc thọ’ ở các nền văn hóa

Những nền văn hóa khác nhau có những quan niệm và hành vi khác nhau về tuổi già và cái chết, và những quan niệm văn hóa đó có thể ảnh hưởng rõ rệt tới trải nghiệm tuổi già của chúng ta.

Trong khi nhiều nền văn hóa thường mừng thọ và tôn trọng người cao tuổi, ở những nền văn hóa phương Tây – nơi mà tuổi trẻ luôn được đề cao và người già thường bị tách ra khỏi cộng đồng và đưa tới bệnh viện hoặc viện dưỡng lão – thì tuổi già là một trải nghiệm khá tồi tệ.

Những biểu hiện bên ngoài của tuổi già thường bị ghét bỏ và tuổi già thường được miêu tả dưới góc độ khá tiêu cực trong văn hóa đại chúng.

Sự già đi không chỉ là một quá trình sinh học – nó còn là một quá trình văn hóa.

“Có quá nhiều điều đáng xấu hổ về tuổi già và cái chết trong văn hóa của chúng tôi”, Koshin Paley Ellison, tu sĩ Phật giáo và nhà đồng sáng lập Trung tâm thiền và tĩnh dưỡng New York, nói với tờ báo Huffington Post.

Nhà tâm lý học Erik Erikson bình luận rằng, nỗi sợ hãi tuổi già của phương Tây khiến chúng ta không thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.

“Việc thiếu một tư tưởng văn hóa hợp lý về tuổi già khiến nền văn minh của chúng ta không thực sự có khái niệm về một cuộc sống trọn vẹn”, ông ấy chia sẻ.

Sau đây là những điều mà chúng ta có thể học từ những nền văn hóa khác, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, về việc tôn trọng tuổi già.

“Ông già” chẳng phải là một từ không hay ở Hy Lạp

Sự kì thị về tuổi già và cái chết trong văn hóa phương Tây không tồn tại ở Hy Lạp.

Sự kì thị về tuổi già và cái chết trong văn hóa phương Tây không tồn tại ở Hy Lạp. Trong văn hóa Hy Lạp và Hy Lạp – Mỹ, người cao tuổi được tôn trọng và chúc mừng, và việc kính trọng người cao tuổi là điều quan trọng trong gia đình.

Arianna Huffington đã miêu tả trải nghiệm về sự kính trọng người cao tuổi ở Hy Lạp trong cuốn sách của cô ấy, “On Becoming Fearless” (tạm dịch là “Để trở nên dũng cảm”):

“10 năm trước, tôi tới thăm một tu viện ở Tharri trên đảo Rhodes cùng với con cái của tôi. Ở đó, cũng như trên toàn Hy Lạp, tu viện trưởng được mọi người gọi là “Geronda”, có nghĩa là “ông già”. Nữ tu viện trưởng được gọi là “Gerondissa”.

Những từ đó không thực sự là từ được dùng để thể hiện tình cảm trong nhà tôi. Ý tưởng về việc đề cao tuổi già, gán điều đó với sự thông thái và gần gũi với Chúa, đối lập đáng kinh ngạc so với cách chúng tôi xem người cao tuổi ở Mỹ”.

Những trưởng lão người Mỹ bản xứ truyền lại kiến thức cho thế hệ sau

Ở nhiều cộng đồng bộ tộc tại Mỹ, những người lớn tuổi được tôn kính vì sự thông thái và trải nghiệm cuộc sống của họ.

Mặc dù thái độ đối với cái chết của văn hóa Mỹ đương đại thường là sợ hãi, văn hóa của người Mỹ bản xứ lại coi cái chết là một phần của sự sống.

Trong hơn 500 cộng đồng người Mỹ bản xứ, mỗi cộng đồng đều có những truyền thống và cách nhìn riêng về tuổi già và cái chết. Tuy vậy, ở nhiều cộng đồng bộ tộc, những người lớn tuổi được tôn kính vì sự thông thái và trải nghiệm cuộc sống của họ.

Theo Đại học Missouri, thành phố Kansas, trong những gia đình người Mỹ bản xứ, người lớn tuổi thường truyền lại kiến thức của họ cho thế hệ sau, theo Đại học Missouri, thành phố Kansas.

Ở Hàn Quốc, người lớn tuổi rất được tôn trọng

Phần lớn văn hóa về tuổi già ở Hàn Quốc bắt nguồn từ nguyên lý lòng hiếu thảo của Nho giáo, một trong những giá trị cốt lõi quy định rằng, con cái phải kính trọng cha mẹ (mặc dù Khổng Tử là người Trung Quốc nhưng Nho giáo đã có một lịch sử lâu đời ở Hàn Quốc).

Những thành viên nhỏ tuổi trong nhà có trách nhiệm chăm sóc cho những người lớn tuổi hơn. Và kể cả bên ngoài gia đình, những người Hàn Quốc thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi và người của chính quyền.

Phần lớn văn hóa về tuổi già ở Hàn Quốc bắt nguồn từ nguyên lý lòng hiếu thảo của Nho giáo, một trong những giá trị cốt lõi quy định rằng, con cái phải kính trọng cha mẹ.

Khổng Tử viết trong Luận ngữ rằng: “Rất ít những người con hiếu thảo và anh em tốt thể hiện sự bất kính đối với cấp trên, và chưa có bất kì ai kính trọng cấp trên mà lại gây ra náo loạn cả. Một người tài giỏi luôn gìn giữ những giá trị cốt lõi.

Khi gốc rễ được thiết lập vững chắc, đạo lý sẽ phát triển. Lòng hiếu thảo và sự tôn trọng là cốt lõi của nhân loại”.

Hàn Quốc còn có phong tục mừng thọ 60 và 70 tuổi. Lễ mừng thọ 60 tuổi, hwan-gap, là dịp mà con cái chúc thọ bố mẹ.

Độ tuổi này là lý do ăn mừng vì trước đây con người khó có thể sống thọ quá 60 tuổi do chưa không những công nghệ y tế tiên tiến như hiện nay. Lễ mừng thọ 70 tuổi, được gọi là kohCui, cũng được tổ chức long trọng.

Người Trung Quốc luôn chăm sóc cha mẹ già

Trung Quốc có truyền thống coi lòng hiếu thảo và lòng tôn trọng người cao tuổi là đức tính quý giá nhất.

Cũng như Hàn Quốc, những gia đình Trung Quốc có truyền thống coi lòng hiếu thảo và lòng tôn trọng người cao tuổi là đức tính quý giá nhất, xuất phát từ Nho giáo.

Mặc dù quá trình phương Tây hóa đã làm giảm giá trị của đức tính này ở một số thành phố và cộng đồng nhưng đứa con nào cũng được kỳ vọng khi lớn lên, chúng sẽ chăm sóc cho cha mẹ già.

Châu Nhuệ, người Bắc Kinh, chia sẻ với China.org. rằng: “Đưa cha mẹ đến các trung tâm dưỡng lão sẽ khiến bạn trở thành đứa con hư hoặc vô tâm. Bỏ mặc gia đình được coi là tội cực kì đê tiện”.

Tuy vậy, truyền thống này đang dần mất đi ở Trung Quốc do chính sách một con, tuổi thọ dân số tăng và dân số đang già đi. Viện dưỡng lão đang dần dễ được chấp nhận hơn.

Ở Ấn Độ, những người cao tuổi đứng đầu gia đình

Đưa người cao tuổi tới viện dưỡng lão hoặc bất kính với họ là điều tối kị ở Ấn Độ.

Nhiều người Ấn Độ sống cùng nhau thành một đại gia đình, trong đó những người cao tuổi sẽ là người đứng đầu. Họ được người trẻ hơn hỗ trợ và họ cũng sẽ giúp các con của mình trông nom lũ trẻ.

“Họ luôn là người cho lời khuyên, từ việc chi tiêu của gia đình tới những tập tục cưới xin và những xung đột trong gia đình.

Và những lời khuyên của họ không phải chỉ để cho có, lời họ nói là quyết định cuối cùng của vấn đề đó. Những người cao tuổi là những người được tôn kính và khoan dung nhất gia đình”, Achyut Bihani đã viết trên tờ Slate.

Bihani cũng nói rằng, việc đưa họ tới viện dưỡng lão hoặc bất kính với họ là điều tối kị ở Ấn Độ.

Trong cộng đồng Mỹ – Phi, cái chết được coi là dịp để ăn mừng

Trong văn hóa Mỹ – Phi, cái chết được coi là một phần trong “chu trình tự nhiên của cuộc sống”, làm giảm đi sự sợ hãi về tuổi già.

Trong văn hóa Mỹ – Phi, cái chết được coi là một phần trong “chu trình tự nhiên của cuộc sống”, làm giảm đi sự sợ hãi về tuổi già.

Vì lý do này, Karen H. Meyers viết trong The Truth About Death and Dying (tạm dịch là “Sự thật về cái chết và sự hấp hối”): “Đám tang của người Mỹ gốc Phi có khuynh hướng trân trọng cuộc sống và có bầu không khí vui tươi đan xen với cả nỗi buồn”.

Ở La Mã cổ đại, người cao tuổi là một nguồn lực quý giá

Mặc dù tuổi thọ trung bình ở Rome cổ đại chỉ vào khoảng 25, một số người đã sống tới hơn 70 tuổi và họ thường được kính trọng bởi sự thông thái của họ.

“Người La Mã tận dụng những người cao tuổi và tin vào kinh nghiệm và sự thông thái của họ”, tiến sĩ Karen Cokayne thuộc Đại học Reading đã viết như vậy, kèm theo trích dẫn của Cicero: “Đối với con người, chẳng có gì đáng quý hơn trí tuệ, và dù tuổi tác có thể tước đi mọi thứ, song nó chắc chắn sẽ đem lại trí tuệ cho chúng ta”.

Mặc dù tuổi thọ trung bình ở Mặc dù tuổi thọ trung bình ở Rome cổ đại chỉ vào khoảng 25, một số người đã sống tới hơn 70 tuổi và họ thường được kính trọng bởi sự thông thái của họ.

Tuy nhiên, tiến sĩ Cokayne cũng nói rằng, những người cao tuổi chỉ có thể đạt được địa vị xã hội cao đến thế bằng cách sống liêm khiết.

“Trí tuệ phải được mài giũa – bằng sự chăm chỉ, bằng việc học hỏi và nhất là bằng việc sống liêm khiết”, Cokayne viết.

“Những người cao tuổi luôn được kỳ vọng là sẽ hành xử đúng mực. Những người cao tuổi phải là tấm gương cho những người trẻ tuổi. Điều này đã được khắc sâu vào văn hóa người Roman”. cổ đại chỉ vào khoảng 25, một số người đã sống tới hơn 70 tuổi và họ thường được kính trọng bởi sự thông thái của họ.

Tuy nhiên, tiến sĩ Cokayne cũng nói rằng, những người cao tuổi chỉ có thể đạt được địa vị xã hội cao đến thế bằng cách sống liêm khiết.

“Trí tuệ phải được mài giũa – bằng sự chăm chỉ, bằng việc học hỏi và nhất là bằng việc sống liêm khiết”, Cokayne viết.

“Những người cao tuổi luôn được kỳ vọng là sẽ hành xử đúng mực. Những người cao tuổi phải là tấm gương cho những người trẻ tuổi. Điều này đã được khắc sâu vào văn hóa người Mặc dù tuổi thọ trung bình ở Rome cổ đại chỉ vào khoảng 25, một số người đã sống tới hơn 70 tuổi và họ thường được kính trọng bởi sự thông thái của họ.

Tuy nhiên, tiến sĩ Cokayne cũng nói rằng, những người cao tuổi chỉ có thể đạt được địa vị xã hội cao đến thế bằng cách sống liêm khiết.

“Trí tuệ phải được mài giũa – bằng sự chăm chỉ, bằng việc học hỏi và nhất là bằng việc sống liêm khiết”, Cokayne viết.

“Những người cao tuổi luôn được kỳ vọng là sẽ hành xử đúng mực. Những người cao tuổi phải là tấm gương cho những người trẻ tuổi. Điều này đã được khắc sâu vào văn hóa người Roman”.

Theo TRÍ THỨC TRẺ / THE HUFFINGTON POST

Tags: , ,