Nâng giá nhà đất kiếm lời là tước cơ hội của tương lai của hàng vạn người

Khi bất động sản tăng giá phi mã mà không do một ai xây dựng thêm một giá trị gì vào nó thì thực sự nguy hiểm. Những người bị hội chứng FOMO lao theo, giá đất lại càng phi mã mặc dù giá trị vẫn nguyên xi.

Nâng giá nhà đất kiếm lời là tước cơ hội của tương lai của hàng vạn người

Cạnh chỗ tôi ở Hà Nội có một ngôi nhà được rao bán giá 32 tỷ năm 2018. Hôm vừa rồi, họ vừa bán với giá 43 tỷ.

Có một điều tôi luôn thắc mắc, đó là trong mấy năm vừa rồi phố nhà tôi vẫn y nguyên, chẳng có gì thay đổi. Thành phố cũng không xây dựng gì mới trong khu vực này, không đường mới, không hạ tầng mới.

Đến số người sống ở khu vực này cũng không tăng lên (thậm chí còn giảm nhẹ do ảnh hưởng dịch bệnh nên mọi người về quê bớt), thế tại sao cái mảnh đất có từ thời Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long đến giờ nó lại tăng giá đến hơn chục tỷ?

Rõ ràng chẳng ai làm gì để tăng giá trị mảnh đất, chẳng phải tăng thêm số lượng người để mật độ dân số và nhu cầu ăn, ở tăng lên. Thế giá trị tăng đến 30% là do điều gì?

Khi bất động sản tăng giá phi mã mà không do một ai xây dựng thêm một giá trị gì vào nó thì thực sự nguy hiểm. Những người bị hội chứng FOMO lao theo, giá đất lại càng phi mã mặc dù giá trị vẫn nguyên xi.

Thế có nghĩa là một số người đang lấy đi cơ hội của chính mình và con cháu mình trong tương lai. Con bạn có thể sẽ trở thành Steve Jobs, làm ra được những thứ như Apple làm trong tương lai nếu mảnh đất nó sẽ dùng làm nhà máy sản xuất chỉ có 100 tỷ.

Nhưng bạn đã góp phần vào việc đẩy giá nó lên đến 1.000 tỷ mất rồi. Và thế là sẽ không còn làm nhà máy được nữa vì giá thành sản xuất sẽ rất cao, sản phẩm tạo ra không cạnh tranh được.

Và tất nhiên, khi bài toán kinh tế đã không còn nữa thì sẽ chẳng ai lao vào làm. Thế là “Steve Jobs Việt” đã bị giết chết trước khi là trứng nước. Và con bạn lại đi làm sale bất động để tiếp tục nâng giá đất, thế giới mất đi một thiên tài đáng lẽ có thể tạo ra được bao nhiêu giá trị cho xã hội.

Hạ tầng là cái cần phải làm để xã hội phát triển, khi hạ tầng được nâng cấp thì giá trị sử dụng đất sẽ tăng lên do mọi người có thể tạo ra nhiều giá trị xã hội trên mảnh đất đó hơn. Điều này khác với việc kinh doanh bất động nâng giá đất kiếm lời vì nó chả mảng lại lợi ích gì cho xã hội, chỉ tước đi cơ hội của tương lai.

Và trách nhiệm của cơ quan chức năng là phải làm được việc phát triển hạ tầng chứ không phải nâng giá đất. Hiện tại, chúng ta đang thấy một sự mất kiểm soát trầm trọng trong việc quan trọng này.

Hãy dừng lại việc đánh đổi cơ hội của tương lai sang những đồng tiền ở hiện tại.

Hội chứng tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out – Sợ bỏ lỡ) là tình trạng có thể khiến bạn cập nhật mạng xã hội liên tục hoặc mua sắm theo xu hướng, thậm chí có thể hẹn hò ai đó chỉ vì không muốn mang tiếng bị “ế” lâu năm. Hiệu ứng FOMO sẽ khiến bạn thấy được lúc nào bạn sẽ chạy theo đám đông.

Hội chứng tâm lý FOMO được hiểu như một nỗi sợ hãi mà bản thân bỏ lỡ những điều thú vị hoặc hấp dẫn trong cuộc sống mà người khác được trải nghiệm điều đó. Các nghiên cứu đã tiến hành mô tả người bị hội chứng FOMO cho thấy, những cảm giác lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể đang có trải nghiệm về sự hạnh phúc, vui vẻ hoặc hoàn toàn thú vị hơn bản thân bạn. Tâm lý lo lắng này sẽ khiến cho bạn luôn muốn cập nhật các hoạt động của bạn bè hoặc người khác đề có thể xem được họ đang làm cái gì.

Theo tiến sĩ Dan Hernan người Israel – chuyên gia marketing đã xác định được hiệu ứng của hội chứng FOMO vào đầu năm 1996 khi ông thực hiện nghiên cứu với một số khách hàng và thu được kết quả rằng hiệu chứng hội chứng FOMO có thể là một trong những lý do khiến cho khách hàng không trung thành với bất kỳ một thương hiệu nào cả. Khi có hội chứng sợ bỏ lỡ, khách liên tục mua các sản phẩm mới từ những thương hiệu mới để không bỏ lỡ bất kỳ xu hướng thú vị nào.

Theo VINMEC

.

Theo NAMSTER DO

Tags: , ,