Một cái nhìn Marxist về xã hội tư bản thời đại công nghệ số

Nhạc khiêu vũ điện tử, đặc biệt là techno, có thể được coi là biểu hiện của chủ nghĩa xã hội trên sàn nhảy, nơi mọi người nhảy theo cùng một nhịp qua các ranh giới xã hội với sự ngây ngất tràn ngập cảm giác đoàn kết và gần gũi. Khi giới trẻ tiếp tục tổ chức các bữa tiệc kín đáo trong các nhà kho bỏ hoang, nó trở thành một phong trào dân sự cấp cơ sở để giành lại không gian bị chiếm đóng…

Một cái nhìn Marxist về xã hội tư bản thời đại công nghệ số

Tác giả: Stephen Yang, Cao đẳng Nông nghiệp và Khoa học Đời sống, Đại học Cornell, Ithaca, New York, Mỹ.

Nguồn: A Marxist Lens on the Digital Age / Stephen Yang / The Cornell Daily Sun / 2/3/2020.

Biên dịch: Đại Việt / Redsvn.net.

Hãy nói về chủ nghĩa Marx. Là một người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, khi lần đầu tiên đến Mỹ, tôi đã rất hoang mang vì thái độ e ngại của người Mỹ khi đề cập đến chủ nghĩa Marx. Có phải di sản lâu dài của Nỗi sợ hãi Đỏ đã khiến mọi người tránh né khi nghe thấy từ đó? Nhiều người dường như đánh đồng chủ nghĩa Marx với chủ nghĩa Cộng sản và ngay lập tức bỏ qua nó, nhưng sự phớt lờ hoàn toàn đối với hệ tư tưởng này là một điểm mù trong cái nhìn của người Mỹ về văn hóa vật chất. Triết học Marx thực sự là một phương pháp duy về con đường phát triển của nhân loại.

Trong thế kỷ trước, trường phái FrankfurtLý thuyết phê bình (các trào lưu tư tưởng chịu sự chi phối của chủ nghĩa Marx – Người dịch) đã tạo điều kiện cho những thay đổi căn bản trong nhận thức về hệ thống công nghệ xã hội của chúng ta. Thông qua những phê phán về sự mất cân bằng quyền lực – đặc biệt là liên quan đến giới tính, chủng tộc và giai cấp – triết học Marx đã làm sáng tỏ những vấn đề đương đại của chúng ta.

Với sự thay đổi tân tự do gần đây trong xã hội tư bản của chúng ta, chủ nghĩa Marx đã trở nên phù hợp hơn bao giờ hết. Bài viết này chỉ tập trung vào một nhánh triết học ở rìa của chủ nghĩa Marx – chủ nghĩa gia tốc.

Chủ nghĩa gia tốc nổi lên như một phong trào trí thức bắt nguồn từ quan niệm của chủ nghĩa Marx rằng việc tăng cường sức mạnh vô song chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế – xã hội khiến thể chế này đi đến chỗ tiêu vong. Như Andy Beckett đã trình bày trên tờ The Guardian, các nhà gia tốc lập luận rằng công nghệ và chủ nghĩa tư bản nên được đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ – “bởi vì đây là con đường tốt nhất cho nhân loại, hoặc vì không có sự thay thế nào”.

Trong 5 thập kỷ qua, với sự ra đời của các công nghệ mới, phần lớn thế giới ngày càng phát triển nhanh hơn. Các mô hình làm việc, chu kỳ chính trị, dòng chảy sản xuất, luân chuyển tài chính, truyền tải thông tin – tất cả đều tăng tốc theo kiểu lặp đi lặp lại. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là bằng chứng gần đây nhất cho thấy chủ nghĩa tư bản nhất định phải chịu khủng hoảng định kỳ như một phương thức sản xuất không bền vững.

Vậy, tại sao tôi lại nói về triết học Marx ở đây? Tại Đại học Warwick vào những năm 1990, một giáo sư triết học trẻ tuổi tên là Nick Land lập luận rằng sự thành công của chủ nghĩa tư bản và sự trỗi dậy của văn hóa công nghệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Land lập luận rằng với sự tiến bộ vật chất trong công nghệ, bản thân của chúng ta đang bị tiêu tan bởi tốc độ và nhịp độ ngày càng tăng của cuộc sống hiện đại – các cá nhân đang trở nên ít liên quan hơn đến hệ thống tư bản công nghệ mà nó tìm thấy mình ở trong đó.

Land là một trong những thành viên sáng lập của Đơn vị Nghiên cứu Văn hóa Điều khiển học (Cybernetic Culture Research Unit – CCRU) tại Đại học Warwick, nơi đã đưa chủ nghĩa gia tốc vào sự phục hưng hiện đại. Năm 1996, CCRU đã công bố một danh sách các mối quan tâm bao gồm tiền tệ, nhạc khiêu vũ, nữ quyền, thị trường, mạng internet, công nghệ mô phỏng và thực tại ảo. Nhìn lại, CCRU dường như đã dự đoán được tất cả các vấn đề mà chúng ta đang thấy trong nền văn hóa công nghệ của chúng ta ngày nay .

Sự xuất hiện của một trường phái tư tưởng như vậy trùng hợp với sự nổi lên của Thung lũng Silicon. Đối với tầng lớp doanh nhân, tiến bộ công nghệ được coi là chất xúc tác của quá trình chuyển đổi xã hội, và khái niệm về chủ nghĩa công nghệ không tưởng như vậy đã được tạp chí Wired ban bố theo một cách đáng chú ý nhất. Cho đến nay, các tư tưởng tân tự do của Thung lũng Silicon vẫn gây sốc và làm khuấy đảo nước Mỹ tư bản.

Thuyết gia tốc còn nói đến tính siêu việt vượt qua vật chất. Tuy nhiên, vì thế giới kỹ thuật số của chúng ta vẫn dựa trên nền tảng vật chất dưới dạng cơ sở hạ tầng toàn cầu, về cơ bản nó vẫn không bình đẳng và mất cân bằng – theo lý luận duy vật của Marx về lịch sử. Chúng ta vẫn chưa thể thoát khỏi những ràng buộc vật chất trong chủ nghĩa tư bản muộn. Tua nhanh đến bong bóng dot-com vào cuối những năm 1990, chúng ta có thể thấy chủ đề lặp lại của cuộc khủng hoảng tư bản định kỳ. Đây là khi ý nghĩa hậu tận thế của chứng loạn thị kỹ thuật số trở nên nổi bật trong ý thức của nền văn hóa.

Những xu hướng văn hóa như vậy được thể hiện trong loại hình nghệ thuật phổ biến là nhạc khiêu vũ điện tử, qua những khả năng mới của sự thay đổi xã hội trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Nhạc khiêu vũ điện tử, đặc biệt là techno, có thể được coi là biểu hiện của chủ nghĩa xã hội trên sàn nhảy, nơi mọi người nhảy theo cùng một nhịp qua các ranh giới xã hội với sự ngây ngất tràn ngập cảm giác đoàn kết và gần gũi. Khi giới trẻ tiếp tục tổ chức các bữa tiệc kín đáo trong các nhà kho bỏ hoang, nó trở thành một phong trào dân sự cấp cơ sở để giành lại không gian bị chiếm đóng. Việc giành được không gian vẫn là trọng tâm trong cơ chế của chủ nghĩa tư bản như một hình thức hàng hóa vật chất, làm cho cách vận hành của nó tương tự như thực tiễn của chủ nghĩa thực dân.

Trong thời đại kỹ thuật số, với hầu hết không gian nằm dưới sự giám sát doanh nghiệp tư bản, các cá nhân trở nên bất lực và xa lánh các phương tiện sản xuất. Nhạc khiêu vũ điện tử vẫn là một yếu tố nổi bật của các nền văn hóa ngầm ở các thành phố lớn, khơi gợi ý nghĩa hậu tận thế của văn hóa Cyberpunk (dòng khoa học viễn tưởng về thế giới tương lai khi con người bị công nghệ cai trị – Người dịch) – đáng chú ý nhất là Berlin và Tokyo.

Những câu chuyện viễn tưởng kỹ thuật số không còn là một thể loại hư cấu nữa, mà là một sự phản ánh bao quát thực tế của chúng ta. Không có nghĩa là tôi đang cố gắng đề xuất rằng chủ nghĩa Marx là giải pháp cho xã hội tư bản được tạo ra và bị tàn phá bởi sự mất cân bằng quyền lực này, nhưng tôi cho rằng đây là thời điểm quan trọng để suy nghĩ lại về việc những thái cực tưởng tượng gần với thực tế hơn bao giờ hết theo nghĩa văn hóa.

ĐẠI VIỆT / REDSVN.NET

Tags: , ,