Kịch bản địa chính trị thế giới khi Liên Xô không tan rã

Điều gì đã khiến mức độ can thiệp của Mỹ vào tình hình thế giới gia tăng đột biến kể từ năm 1991? Câu trả lời rất đơn giản: Sự thiếu vắng Liên Xô.

Lược dịch bài viết của Tiến sĩ Marcus Papadopoulos, chuyên gia về Nga và các nước từng nằm trong Liên Xô cũ, biên tập viên của tạp chí nổi tiếng Politics First dành cho chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Anh.

Trước năm 1991, phương Tây, đặc biệt là Mỹ đã can thiệp – hoặc bằng vũ lực quân sự trực tiếp hoặc bằng các hoạt động lật đổ ngầm – vào công việc nội bộ của một số quốc gia độc lập có chủ quyền như là Việt Nam và Chile.

Các can thiệp đó – là bất hợp pháp theo luật quốc tế – đã dẫn tới tình trạng tổn thất lớn sinh mạng con người và gây ra bất ổn trong khu vực, mà điều này đến lượt nó lại tất yếu tác động lên ổn định toàn cầu.

Liên Xô đổ – Khủng bố gia tăng, luật pháp quốc tế bị xói mòn

Từ năm 1991 trở đi, mức độ Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước tăng mạnh, với các vi phạm luật quốc tế ở mức độ chưa từng thấy và theo một cách thức táo tợn chưa từng có. Hậu quả là thế giới trở nên nguy hiểm hơn và bất ổn hơn bất cứ lúc nào hết kể từ sau Thế chiến 2.

Danh sách các nước và khu vực mà Mỹ đã nhúng tay vào là rất dài, có thể gây sốc cho chúng ta: Bosnia, Croatia, Serbia, Kosovo, Afghanistan, Iraq, Libya, Syria và Ukraina. Các nước này đều có tầm quan trọng địa chiến lược rất lớn, và do vậy, họ tiếp tục nằm trong tầm ngắm của Washington. Và trong đa phần trường hợp, người Mỹ đã đạt được hoặc nỗ lực đạt được các mục tiêu của mình thông qua việc ủng hộ các chiến binh Hồi giáo (ở Bosnia, Libya và Syria), các phần tử dân tộc cực đoan (ở Croatia và Ukraina) và các băng đảng (ở Kosovo).

Sự can thiệp đó được phương Tây tiến hành dưới vỏ bọc của các mỹ từ như “can thiệp nhân đạo” và nó đã làm tổn hại vô cùng lớn đến uy thế của luật pháp quốc tế cũng như các cơ chế của Liên Hợp Quốc. Chủ nghĩa can thiệpcủa phương Tây cho tới nay đã biến nhiều nước và vùng vốn ổn định trở thành những nơi bất ổn, mà nói trắng phớ ra là đang ngùn ngụt lửa. Nó đã đưa tội phạm có tổ chức tới các thị trấn và thành phố trên khắp châu Âu. Và nó đã biến chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo thành một lực lượng mạnh lan nhanh như khối u ác tính trong lòng châu Âu.

Vậy điều gì đã khiến mức độ can thiệp của Mỹ vào tình hình thế giới gia tăng đột biến kể từ năm 1991? Câu trả lời rất đơn giản: Sự thiếu vắng Liên Xô.

Liên Xô là một siêu cường mà từ năm 1945 đến khi sụp đổ vào năm 1991 đã ngăn Mỹ thống trị thế giới. Với một ngành công nghiệp rộng lớn, một tổ hợp quân sự-công ngiệp to lớn và một quân đội khổng lồ (gồm trên 4 triệu quân nhân vào năm 1991), lại sở hữu một kho vũ khí khủng, Liên Xô đã đóng vai trò một lực cản đáng sợ đối với các tham vọng của người Mỹ.

Thời còn Liên Xô, khi các nhà hoạch định chính sách ở Washington lên kế hoạch can thiệp vào những nước nào đó để gia tăng quyền lực của Mỹ, họ sẽ luôn phải tính đến phản ứng của chính quyền Xô viết. Tất nhiên không phải lúc nào Liên Xô cũng có thể ngáng chân Mỹ được. Nhưng các kế hoạch của Mỹ đã bị co ngót đáng kể do gặp phải sức mạnh Liên Xô. Những gì thế giới chứng kiến trong giai đoạn 1945-1991 là một sự đối trọng trước ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự của Mỹ. Nói cách khác, Mỹ không thể tự tung tự tác trong các vấn đề quốc tế được.

Thời kỳ trước năm 1991 tuy thế giới không thực sự an toàn do số lượng vũ khí hạt nhân nhiều hơn bây giờ nhưng số lượng các nước bị gây bất ổn khi ấy lại ít hơn nhiều so với thời kỳ sau khi Liên Xô sụp đổ. Sự trỗi dậy của Hồi giáo cực đoanvà chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo từ năm 1991 đang tạo ra mối đe dọa đến sự an toàn của người dân bình thường trên toàn thế giới.

Kịch bản quan hệ quốc tế trong trường hợp Liên Xô vẫn tồn tại

1- Vấn đề Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vụ khủng hoảng tên lửa Cuba đã tránh được nhờ Mỹ đã đàm phán với Liên Xô. Người dân phương Tây thường không được giới chức ở đây nói cho biết về câu chuyện thật: một trong các lý do chính Liên Xô triển khai tên lửa đạn đạo ở Cubalà việc Mỹ trước đó đã triển khai tên lửa đạn đạo của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ – đất nước chung đường biên giới với Liên Xô. Và người dân phương Tây cũng thường không biết rằng khủng hoảng Cuba chỉ được giải quyết sau khi người Mỹ rút tên lửa đạn đạo của họ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Như vậy sau sự kiện suýt là thảm họa này, thế giới chuyển sang trạng thái ổn định hơn, trong đó cả Mỹ và Liên Xô đều không bố trí tên lửa đạn đạo sát biên giới của nhau.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là ngày nay vũ khí hạt nhân của Mỹ lại được bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sự sụp đổ của Liên Xô khuyến khích người Mỹ một lần nữa triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt tại một quốc gia nằm trong một khu vực rất nhạy cảm của thế giới và Liên bang Nga tuy biết vậy nhưng cũng không có hành động răn đe nào cả.

2- Vấn đề Nam Tư

Liên Xô hẳn là không chấp nhận việc lãnh thổ Nam Tư bị xé ra thành nhiều mảnh như là phương Tây đã làm trong các năm 1991-1992, và một lần nữa vào năm 1999. Nếu chính phủ Liên Xô còn tồn tại, họ chắc sẽ ủng hộ hoàn toàn cho Quân đội Nhân dân Nam Tư tước khí giới và bắt giữ các nhóm vũ trang bất hợp pháp nổi lên ở Slovenia, Croatia, Bosnia và Kosovo. Và hải quân Liên Xô có lẽ cũng đã gửi một hạm đội tới vùng biển Nam Tư để răn đe sự can thiệp quân sự của phương Tây.

3- Vấn đề Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan

Liên Xô triển khai quân ở Afghanistan với mục đích trung hòa Hồi giáo cực đoan ở đó. Khi Liên Xô sụp đổ, lực lượng Hồi giáo Taliban dưới sự chỉ đạo của đồng minh của Mỹ ở khu vực đã nhanh chóng lên cầm quyền ở Afghanistan.

Nếu Liên Xô còn thì có thể Taliban sẽ không nắm quyền được ở quốc gia Trung Á này, và khi ấy chắc chắn Mỹ sẽ không phải xâm lược nước này như họ đã làm vào năm 2001. Bất luận trong trường hợp nào chính quyền Xô viết sẽ không dung thứ sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở Afghanistan sát biên giới với vùng Trung Á của Liên Xô. Washington biết rõ điều này. Như vậy một lần nữa sự tồn tại của Liên Xô sẽ giúp thế giới tránh được tình hìnhkhủng bốnguy hiểm như hiện nay ở Afghanistan.

4- Vấn đề Iraq

Iraq vừa là đồng minh của phương Tây vừa là đồng minh quan trọng của Liên Xô. Chính quyền Liên Xô cung cấp nhiều vũ khí cho Iraq. Trong chiến tranh Iran-Iraq, các chiến hạm và tàu chở hàng của Liên Xô đã được gửi sang Vùng Vịnh để bảo đảm nguồn cung cấp dầu từ Iraq không bị gián đoạn. Nếu như Liên Xô tồn tại, Mỹ hẳn là đã không xâm lược Iraqnhư họ đã làm vào năm 2003. Washington biết rõ việc xâm lược Iraq có thể kéo hai nước Mỹ và Liên Xô vào một cuộc chiến thực sự.

5- Libya và Gaddafi

Libya là một đối tác quan trọng của Liên Xô và giúp Moscow gây ảnh hưởng đáng kể ở Bắc Phi. Do vậy, theo logic, chính quyền Liên Xô sẽ gửi một đội tàu chiến tới bờ biển Libya trong trường hợp Mỹ, Anh và Pháp tính đến chuyện can thiệp quân sự để lật đổ lãnh đạo Muammar Gaddafi, như họ đã làm vào năm 2011. Khi ấy, kế hoạch can thiệp của phương Tây vào Libya hoàn toàn có thể bị ngăn chặn.

6- Chiến tranh Syria

Syria là người bạn và đồng minh thân nhất của Liên Xô ở Trung Đông. Syria đóng vai trò như tai mắt của Liên Xô ở khu vực quan trọng này. Liên Xô còn thì Mỹ có lẽ sẽ không tính đến việc viện trợ cho các nhóm đối lập ở Syria. Mỹ biết rõ quan hệ thân cận giữa Liên Xô và Syria, và Mỹ sẽ không động vào Syria như là Liên Xô không động vào Israel – đồng minh thân cận của Mỹ.

7- Ukraina

Đất nước này sẽ không xin làm thành viên của Liên minh châu Âu và khối quân sự NATO trước ảnh hưởng của Mỹ ngày nay, bởi vì nếu Liên Xô chưa sụp đổ thì điều đó cũng có nghĩa là Ukrainakhông tách ra thành một nước độc lập.

Tóm lại trước năm 1991, sự can thiệp của Mỹ vào các nơi trên thế giới không phổ biến như hiện nay do có yếu tố Liên Xô. Mỹ không thể dễ dàng ném bom Serbia và hỗ trợ một bộ phận lãnh thổ ở đó tách ra thành nước Kosovo “độc lập”, hay đưa quân can thiệp vũ trang để lật đổ chính quyền Saddam Hussein ở Iraq rồi dựng lên một chính quyền thân Mỹ tại đó.

Ngày nay nước Nga dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putinđã giành lại nhiều vị thế đã mất của siêu cường ngày nào – điều này tốt cho hòa bình và ổn định trên thế giới. Chẳng hạn nếu như nước Nga này nay mà suy yếu như thập niên 1990 thì người Mỹ có lẽ đã lựa chọn can thiệp quân sự trực tiếp ở Syria để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.

Tuy nhiên hiện nay nước Nga chưa có được sức mạnh mà Liên Xô từng sở hữu. Và do vậy sự can thiệp của Mỹ sẽ tiếp tục là một đặc điểm của thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay.

Theo VOV / RT.COM

Tags: , , ,