Giáo lý Ấn Độ giáo – chìa khóa giải mã cách tư duy của người Ấn Độ

Theo giáo lý Ấn Độ Giáo, mỗi người có một vị trí riêng trong cuộc sống và trách nhiệm riêng biệt. Mỗi người được sinh ra ở một chỗ với những khả năng riêng biệt vì những hành động và thái độ trong quá khứ. Điều này giải thích nguyên mẫu xã hội Ấn Độ và nó bao gồm cái gọi là đẳng cấp.

Giáo lý Ấn Độ giáo – chìa khóa giải mã cách tư duy của người Ấn Độ

TÍNH ĐỒNG NHẤT CỦA ĐỜI SỐNG

Hàng ngàn năm qua, dân Ấn Độ, trẻ hay già đều băn khoăn về cùng câu hỏi liên quan tới chúng ta ngày nay. Đôi khi họ cố đoán con người từ đâu đến và con người đi về đâu sau cuộc sống. Họ cũng đặt thêm vấn đề như chúng ta. Thế giới được tạo ra như thế nào và tiếp tục ra sao? Mục đích của thế giới là gì? Sự khác biệt giữa đúng và sai là gì? Tôi là gì? Vị trí của tôi trong thế giới này là gì? Làm sao tôi có thể tìm ra chính tôi?

Qua nhiều thế kỷ, người Ấn Độ tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi ấy, họ tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ kinh nghiệm của họ trong cách sống. Mỗi thế hệ đưa ra một số đề nghị tiếp theo về loại cuộc sống tốt nhất và lối sống tốt nhất trong vũ trụ. Sau này, người ta quyết định một số các đề nghị ấy phải được viết ra để họ không quên và thay đổi vì đôi khi chúng vô tình chỉ được nói bằng miệng. Những đề nghị trên giấy tờ trở thành kinh của Ấn Độ Giáo. Một số kinh cổ đến nỗi không ai biết khi nào chúng được đưa ra lần đầu tiên những câu trả lời khả dĩ cho câu hỏi của con người.

Những kinh sách cổ nhất là những câu thơ và những bài thánh ca cổ, gọi là Vệ Đà được coi như có khoảng 3000 năm trước. Brahamanas — luật lệ mà những thầy tu thi hành trong nghi lễ thờ cúng, có vào khoảng giữa 1200 và 1000 năm trước công nguyên. Kinh Upanishads (U Bà Ni Sà Đa) có vào khoảng 800 năm trước công nguyên, là những câu trả lời của các giáo sĩ sống ẩn dật nổi tiếng vào thời gian đó trước những câu hỏi về đời sống và vũ trụ. Những thiên Anh Hùng Ca vĩ đại là những câu thơ triết lý và đạo lý về những anh hùng truyền thuyết và các vị thần. Những thiên anh hùng ca này là những truyện cổ được kể lại qua nhiều thế hệ trước khi cuối cùng được viết vào thế kỷ đầu công nguyên. Một chương ngắn của Thiên Anh Hùng Ca, Dáng đi Bhavagavad Gita, trở thành một phẩm tôn giáo được ưa thích ở Ấn Độ.

Nếu các bạn nhìn tất cả kinh sách này cùng một lúc, bạn sẽ thấy “kinh thánh” của Ấn Độ Giáo dài hơn kinh thánh của Cơ Đốc và Do Thái Giáo nhiều. Mặc dù những phẩm Ấn Độ Giáo đã được dịch sang Anh Ngữ từ nguyên bản tiếng Phạn, rất có thể có những phần của kinh này bạn không thể hiểu được nếu không có sự giải nghĩa của Ấn Giáo. Bạn có thể rất thích thú với nhiều đoạn trong kinh này vì nó chứa đựng những câu chuyện và đề nghị nhắm vào trả lời những câu hỏi mà con người ngày nay vẫn đang hỏi, tại Ấn Độ và tại Hoa Kỳ.

Những chuyện trong những sách này cho thấy rất nhiều người Ấn Độ đã tìm kiếm những câu trả lời. Thí dụ, họ cho thấy người Ấn Độ quý trọng trí tuệ. Trong số những người này có những sinh viên vĩ đại — không phải trong ý thức của những người được giao cho bài vở tại trường học, mà cho những người không có trường học như chúng ta. Những sinh viên này là những người nghiên cứu và làm sáng tỏ những sự việc chung quanh họ, làm như vậy, họ trở thành uyên bác. Những người bình thuờng nhận xét rằng những người uyên bác hầu như thành công trong cuộc sống. Họ không khó chịu với những việc tầm thường, và cũng chẳng nôn nóng tìm cách để có hạnh phúc. Họ bằng lòng – ở nhà với chính họ. Vì đối với dân chúng điều này dường như là hạnh phúc duy nhất đúng và lâu dài đạt được, người có trí tuệ hồ như trở thành người anh hùng quốc gia.

Trí tuệ được quý trọng đến mức người ta sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được nó. Có một câu chuyện Ấn Độ về một vị trưởng giả đã đem tài sản — 1000 con bò, đồ trang sức quý giá đắt tiền, một cỗ xe với nhiều con la, và cả đứa con gái của ông — để trả cho một bậc hiền triết nổi tiếng đã dạy ông về ý nghĩa cuộc đời. Người Ấn Độ mô tả người không trí tuệ như con ếch ở trong giếng khô, hay giống như con cá không có nước.

Một câu chuyện trong kinh Upanishads (U Bà Ni Sa Đà) nói về một thanh niên bất hạnh đến học hỏi một vị thầy uyên bác. Đầu tiên thầy này hỏi anh thanh niên những gì anh đã biết rồi. Anh thanh niên trả lời bằng tên sách cùng những đoạn trong sách mà anh nhớ được. Rồi anh buồn rầu nói thêm: “Tôi biết tất cả những thứ này, nhưng tôi không biết chính tôi. Tôi không có hạnh phúc. Xin làm ơn giúp tôi khắc phục được cái bất hạnh này.” Vị thầy đồng ý giúp anh, vạch ra khó khăn là do anh đã tìm trí tuệ trong những lời nói hiểu biết về cuộc đời thay vì tìm ý nghĩa trong cuộc sống. Sau một thời gian, dưới sự kèm cặp của vị thầy, anh thanh niên nghiên cứu và thiền định về chính mình và những phản ứng về kinh nghiệm hàng ngày. Anh trở nên hạnh phúc hơn, và sau thời gian học tập, anh cảm thấy đủ khôn ngoan để tự mình tìm kiếm.

Cái gì là hạnh phúc mà người thanh niên tìm thấy trong việc tự nghiên cứu và nhiều người Ấn chuyên cần tìm kiếm ngày nay? Đó chính là điều mà họ quan sát ở những người uyên bác nhất của họ. Tất cả chúng ta đều biết dù sao đi nữa có người không bao giờ có đủ khả năng để giải quyết một việc trong một thời gian quá dài. Người ấy luôn luôn tìm kiếm một thứ gì mới và hứng thú hơn để làm tiếp. Chúng ta biết có người lại ung dung tự tại ở hầu hết bất cứ nơi nào người đó thấy chính mình. Dường như người đó có sự thỏa mãn sâu xa trong tâm khảm. Những người Ấn Giáo nhất trí nói rằng người bạn thứ hai trong số bạn bè của chúng ta hạnh phúc hơn, vì người ấy biết mình hơn.

Giống như người sinh viên trẻ tuổi không hạnh phúc, tất cả đều không bằng lòng khi họ chỉ biết những sự việc có thật, sách vở hay sự vật. Hạnh phúc chỉ có thể đến từ sự hiểu biết chính mình. Cái gì có nghĩa là chính mình? Bạn là ai? Đầu tiên “Bạn” là cái mà người ta nhìn và nghe: cách bạn nhìn, giọng nói của bạn, cử chỉ của bạn, tài ba của bạn. Tất cả các thứ đó có phải là bạn không? Người Ấn Độ giáo trả lời là bạn còn nhiều hơn thế nữa. Nếu bạn nhìn vào gương, hay nghe giọng bạn qua ghi âm phát thanh, hay nhìn bạn trong cuốn phim gia đình, bạn đồng ý với những thứ này. Bạn còn nhiều hơn những cái đó.

Thêm vào phần cá tính của bạn mà người ta nhìn và nghe, còn có bản chất bất thường. Người Ấn Giáo nói có ba mức tính khí thông thường. Mức thấp nhất là tính trì trệ, không muốn thay đổi, hay lười biếng. Mức thứ hai là tính hung hăng, có khả năng bị kích động bởi sức mạnh bên ngoài. Mức thứ ba, mức tốt nhất là tinh thần trầm tĩnh, có khả năng giữ được an nhiên không bị sao xuyến bởi các sức mạnh bên ngoài. Mỗi người đều có một chút ở mỗi một mức độ trong tính khí của mình. Mục đích là loại trừ tính trì trệ và tính hung hăng ra khỏi tính khí của bạn để bạn có thể bình tĩnh và trầm lặng.

Điều này cũng giống như sự nhấn mạnh của người Mỹ về sự tĩnh tâm. Người ta hạnh phúc hơn nhiều khi không bị phiền nhiễu bởi mỗi biến chuyển buồn phiền nhỏ nhặt. Họ có thể nghiên cứu và biết mình rõ hơn khi họ có một tính khí điềm tĩnh. Và họ sẽ không tiến bộ chút nào để có hạnh phúc thực sự cho đến khi họ muốn phát triển cố gắng cần thiết.

Nếu bạn chưa từng bỏ thì giờ nhìn vào bên trong bạn, và cố gắng thăm dò cái bên trong, bạn sẽ nhận thức rằng những sự việc mà chúng ta đã nói đến không phải tất cả là để cho bạn. Bạn có một số thái độ nào đó đối với chính bạn, và những thái độ này là một phần của chính bạn. Dù lúc nào bạn cũng hãnh diện hay xấu hổ, dù bạn mong chờ hay khiếp sợ cuộc đời còn lại của bạn, dù bạn làm nhiều điều phải hơn, hay nhiều điều trái hơn theo tiêu chuẩn của chính bạn — những sự việc này giúp hình thành cảm nghĩ về chính bạn.Theo người Ấn Đô Giáo, cảm nghĩ về chính bạn nảy sinh từ cách bạn nhìn, và bạn nói và từ tính khí của bạn. Những cảm nghĩ ấy và những sự việc nảy sinh hình tướng hình thành cái mà ta gọi là cái “Ngã bên ngoài”.

Ngoài cái ngã bên ngoài, có một cái ngã cốt lõi mà bạn phải biết để được thực sự hạnh phúc. Cái ngã rất quan trọng bên trong là cái Ta. Cực kỳ khó khăn cho bất cứ ai muốn giúp bạn hiểu cách biết cái Ta. Đó là vì chỉ mình bạn có thể biết hoàn toàn cái ngã bên trong của bạn. Các đạo sư Ấn Độ Giáo đã đưa ra một ít gợi ý để giúp ta trong việc tìm cách tự biết mình. Họ nói rằng vì cái Ta là tinh thần bên trong của con người, nó nằm dưới tất cả những kinh nghiệm phù du của cuộc đời. Nó vẫn là bản chất không thay đổi thường còn của bạn. Tất cả những phẩm chất tạo thành cái ngã bên ngoài đều được thu thập chung quanh cái lõi chính, cái Ta, và bị tác động bởi cái Ta này. Nhưng cái Ta lại không bị tác động bởi các phẩm chất ấy.

Một số sự việc tuyệt vời xẩy ra khi người ta biết cái gì là căn bản và cốt lõi trong chính mình. Người đó biết rằng công việc hàng ngày, trước đây có thể đã làm người ấy khó chịu rất nhiều, không thực sự quan trọng. Đó là vì người ấy đã biết được là trung tâm thực sự của cuộc đời người ấy không bị tác động bởi chúng. Người ấy biết nhìn xa trông rộng hơn về kinh nghiệm của mình. Người ấy có tầm nhìn cuộc đời. Người ấy trở nên không thành kiến và ít cảm xúc. Người ấy có thể chọn lựa và phán xét những biến chuyển một cách chín chắn hơn, vì người ấy không bị mù quáng bởi những cảm xúc và thái độ của chính mình. Người Ấn Giáo nói rằng người ấy đã có một bước tiến rất quan trọng tiến tới sự đóng góp quan trọng nhất của con người — trí tuệ.

CÁI GÌ LÀ THỰC?

Những người Ấn Độ Giáo nghiên cứu câu hỏi về cái ngã thực sự là gì, đồng thời họ cũng băn khoăn về thế giới của họ. Nó là loại thế giới gì? Sức mạnh nào đã tạo ra thế giới này và vẫn làm cho nó tiếp diễn? Họ nhìn chung quanh và thấy cây cối, núi non, đồng bằng và sông ngòi. Họ thấy mưa và gió. Ho biết đến tất cả những sinh vật cùng chia sẻ với họ trên trái đất.

Họ hiểu rằng không thể nói thế giới là một trong những thứ đó. Cũng chẳng phải thế giới là tất cả những thứ mà họ nhìn thấy, cảm thấy và biết đến. Thế giới còn nhiều hơn tất cả những thứ này. Sức mạnh làm thành thế giới và làm thế giới tiếp tục đương nhiên nhiều hơn những thứ trong thế giới. Nhưng thế giới này, họ quyết định, là một bằng chứng của sức mạnh đó, giống như chính họ. Tất cả mọi thứ trong toàn thể vũ trụ, kể cả họ, là kết quả vận hành của lực sáng tạo và tiếp diễn. Tất cả mọi thứ đều họ hàng với nhau, rồi vì tất cả đều có cùng một nguồn gốc.

Tư tưởng như vậy khiến họ kết luận là có một sự đồng nhất căn bản của tất cả sự sống và tất cả kinh nghiệm. Người Ấn Độ Giáo sẽ nói với chúng ta tất cả những khác biệt bên ngoài mà người ta cho là quá quan trọng chỉ là tầm thường và tạm bợ. Những thứ đó dường như là quan trọng vào thời điểm này, nhưng chẳng mấy chốc chúng biến đi hay thay đổi. Thí dụ, tất cả chúng ta có thể phân biệt một chúng sinh và những nguyên tố của trái đất. Tuy nhiên, lúc chết tất cả chúng sinh đều phải quay về thành nguyên tố. Không có một ngoại lệ nào cả. Người Ấn Độ Giáo nhắm vào minh họa như vậy là cố gắng nói rằng ngay từ lúc khởi thủy đã có sự đồng nhất (không có khác biệt). Cuối cùng sẽ có sự đồng nhất. Chỉ là một vấn đề thời gian.

Trong Rig Veda (Vệ Đà) có một bài thánh ca Ấn Giáo về Sáng tạo, bài này giải thích thế giới xuất hiện ra sao. Bài thánh ca này nhấn mạnh đến sự đồng nhất lúc khởi thủy, và không có sự khác biệt nào:

Chẳng phải sự hiện hữu, cũng chẳng phải điều trái ngược của nó,
Chẳng phải trái đất, chẳng phải vòm trời xanh thiên đường, chẳng phải cái gì ở bên kia
Chẵng phải cái chết, cũng chẳng phải bất tử, Ngày là đêm, đêm là ngày, chẳng phải ngày, chẳng phải đêm
Đã tới để bắt đầu.

Bài thánh ca tiếp tục nói về sức mạnh đằng sau thế giới này:

Rồi cái đó, nguồn gốc nguyên thủy
Của Ánh Sáng – bất động — nghỉ ngơi và hành động nối tiếp
Bao trùm trong niềm vui lặng lẽ. Bên cạnh nó
Trong vũ trụ bao la, không có gì cả.

Điều quan trọng mà bài thánh ca nhấn mạnh là sự đồng nhất tối cao của Cái đó (hay cái duy nhất đó), tất cả đều nằm đằng sau hay vượt qua cả hiện hữu và không hiện hữu. Trong cái đó không có khác biệt. Nghỉ ngơi và hành động nối tiếp, thí dụ. Mọi thứ đều thống nhất.

Người Ấn Giáo dùng Cái đó để chỉ Đấng tối thượng, Bà La Môn. Họ dùng đại từ vô tính để tránh bất cứ ý niệm nào về Thượng Đế hay Đấng Sáng Tạo giống như người hay Nguyên Tắc Thứ Nhất. Họ tin rằng Bà La Môn là thực tại tối thượng ở phía bên kia và vượt qua mọi sự vật mà con người tìm ra là “thực” khi chứng thực chứng qua giác quan.

Đây là một quan niệm về Thượng Đế khác với Thượng Đế của hầu hết người Cơ Đốc Giáo và Do Thái Giáo. Nhiều người dùng từ “Thượng Đế” để chỉ một Thượng Đế được nhân cách hóa — đó là, một Thượng Đế có những đặc tính như người. Thí dụ, chúng ta thường quen với những thành ngữ như, “Thượng Đế thương yêu”, “Thượng Đế Nhân Từ”, “Bộ Mặt Thượng Đế”, “Tay Thượng Đế”. Người Ấn Giáo nói miêu tả cá tính con người như vậy là phẩm tính con người ngưỡng mộ ở nơi người khác. Và vì họ tin Thượng Đế thiện vô cùng tận, người ta phỏng đoán Thượng Đế có vô số những phẩm tính đáng ngưỡng mộ. Người Ấn Giáo nói, nhưng Thượng Đế — nếu chúng ta dùng từ ấy để chỉ thực tế và bản chất thực sự của vũ trụ — thì vượt quá sự tượng trưng con người như vậy. Và đó là điều mà họ cho là Bà La Môn, hay Cái đó.

Trong Ấn Độ Giáo có những vị thần cá nhân được tôn thờ bởi những người thích làm như vậy. Thường chính là những vị thần này mà chúng ta được biết đến trong sách vở về Ấn Độ Giáo. Theo huyền thoại người Hin đu, những vị thần có vợ (cũng được thờ cúng), và họ cũng sống giống như chúng sinh. Trong số các thần này, có ba vị được tôn sùng nhất ngày nay bởi người Ấn Giáo. Ba vị cùng nhau tạo thành Ba ngội: Phạm Thiên, Đấng sáng tạo; Vishnu, Đấng cứu rỗi; Shiva, Đấng phá hoại và khôi phục.

Người Ấn Độ Giáo tin là sự sáng tạo thế giới là việc tiếp diễn mà con người chia sẻ, không phải là một thứ gì xẩy ra đã lâu trong quá khứ. Cho nên, họ tin ba vị thần làm việc để thi hành việc sáng tạo tiếp diễn. Cuối mỗi chu kỳ hay thời gian dài sáng tạo Thần Shiva tiêu diệt thế giới cũ. Phạm thiên tạo thế giới mới. Trong chu trình này, con người gặp khó khăn không thể tự giải quyết một mình được, thần Vishnu xuất hiện như một con người hay dưới một hình thái khác, với thần thông đặc biệt, đem đến sự giúp đỡ cần thiết.

Nhiều vị thần và nữ thần khác cũng được tôn thờ theo bất cứ cách nào con người thấy thích hợp, với cầu nguyện, tán dương và lễ vật. Những người sùng đạo kêu cầu các vị thần này phù hộ tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Tuy nhiên cả đến trong khi họ thờ cúng các vị thần cá nhân, những người trí thức Ấn Độ Giáo biết rằng các vị thần thực chất là lý tưởng của con người mà con người tưởng tượng ra trở thành thực tế khách quan. Những vị thần này thực sự không hiện hữu dưới hình thức mà con người nghĩ rằng các vị thần hiện hữu. Chức năng thực sự của việc thờ cúng những vị thần cá nhân là để hướng dẫn người lễ bái có kiến thức về Bà La Môn, Bà La Môn vượt qua tất cả những băn khoăn và ức đoán của con người về vũ trụ.

Người ta thường đưa ra câu hỏi rắc rối nhất trơng tất cả những câu hỏi: “Tại sao thế giới được tạo ra? Theo những người Ấn Độ Giáo con người không tìm được câu trả lời rốt ráo, về điều đó bài thánh ca về sự Sáng Tạo của họ ghi câu trả lời:

Chao ôi, vô ích thay là những lời nói, và yếu đuối thay những tư tưởng cực đoan!
Ai ở đấy mà thật sự biết, và ai có thể nói được,
Thế giới khó dò này từ đâu đến, và từ nguyên nhân nào?
Không, cả đến những vị thần cũng không phải! Vậy Ai, có thể biết?
Nguồn gốc mà từ đó vũ trụ này xuất hiện,
Nguồn gốc đó, một mình nguồn gốc đó có thể gánh vác —
Không ai ngoài: Cái đó, một mình Cái đó, Chúa tể của những thế giới,
Trong cái ngã sở chứa đựng, không tỳ vết
Như những bầu trời trên cao, Cái đó một mình biết
Chân lý của cái gì thì chính Cái đó làm thành — ngoài ra không ai cả!

Nhưng nếu con người không biết lý do sáng tạo ra thế giới, họ có thể biết điều gì đó quan trọng hơn. Họ có thể biết Phạm Thiên. Kinh Ấn Độ Giáo đầy những gợi ý về cách một người có thể sống cuộc đời của mình để trải nghiệm sự đồng nhất cơ bản đó là mô hình của tất cả sáng tạo. Khi bạn biết cái Ta, “ngã bên trong” của chính bạn, bạn cũng biết trung tâm của vũ trụ, Phạm Thiên, Cái “ngã bên trong” của tất cả sáng tạo. Người ta có thể biết Phạm Thiên chỉ bằng cách hiểu chính mình. Người theo Ấn Giáo nói. “Ai biết chính mình sẽ biết Thượng Đế”

Một bản thánh kinh mô tả việc trên như sau:

Tinh thần trong tôi nhỏ hơn hột giống cây mù tạc,
Tinh thần trong tôi lớn hơn quả đất này, bầu trời và thiên đường, và tất cả những thứ đó gom lại. Đó là Phạm Thiên.

Hạnh phúc nằm trong hướng tìm ra ý nghĩa thực sự: cái ngã thực sự, bản chất thực sự của vũ trụ. Bà La Môn tự nó biểu lộ ở nhiều cách — ở con người qua cái Ta. Nhưng Bà La Môn không phải là một trong những biểu lộ: Cái đó vượt qua tất cả. Khi một người thực sự hiểu biết cái Ta, thì người ấy có thể hiểu Bà La Môn. Khi người ấy biết cả hai, người ấy thấy cái Ta và Bà La Môn hợp nhất. Và con người nhận thức được kiến thức tối thượng, đạt hạnh phúc tối thượng. Tất cả những sinh vật cùng những sự sáng tạo của trái đất cũng giống như thế, quan tâm đến toàn bộ Bà La Môn. Không có nhiều dạng, không có khác biệt thực sự trong bất cứ phần nào của thực tại. Tất cả đều giống nhau. Tất cả là một. “Đó là Bà La Môn”.

TÔI CÓ VỊ TRÍ GÌ TRONG VŨ TRỤ?

Tại sao tôi không được sung sướng?
Tại sao tôi làm quá nhiều lầm lỗi?
Tại sao tôi thường quá sợ hãi?

Đó là những câu người ta tự hỏi hay hỏi những người khác khi họ nghĩ về những cách sống trong cuộc đời. Hàng ngàn năm qua, con người ở mọi chủng tộc, mọi quốc gia dường như đã đưa ra những lời giải thích tốt về cách đạt được hạnh phúc. Tuy nhiên, người ở mỗi thế hệ và ở mỗi xứ sở, sống không hạnh phúc và đôi khi cuộc sống không ra gì — theo lời thú nhận của chính họ.

Người Ấn Độ Giáo nói một trong những lý do lớn nhất cho bất hạnh phúc của con người là ảo tưởng (maya). Mỗi người sinh ra trên cõi đời này đều bị bối rối và thấy khó mà biết được những việc quan trọng bằng kinh nghiệm của mình vì ảo tưởng. Thế giới này là ảo tưởng (maya) có ý nghĩa là lúc nào cũng thay đổi thành một cái gì khác và sự thay đổi cứ tiếp diễn không ngưng nghỉ. Không ai có thể biết thế giới này là gì, vì thế giới chẳng bao giờ là cái gì nghĩa là nó không bao giờ đứng yên đủ lâu để có thể nghiên cứu và giải thích; nó lúc nào cũng đang bắt đầu. Cho nên con người dễ dàng trở thành say mê luyến chấp nhiều vào cái thực ra rất tầm thường.

Người Ấn Độ Giáo không có ý nói thế giới này không quan trọng nhưng họ nhấn mạnh vào sự thật là thế giới mà ta nhìn thấy không phải là thế giới thực sự. Thế giới đó luôn luôn làm cho ta bối rối. Thí dụ bạn nhìn đường rày trên nền đường sắt, bạn sẽ thấy những đường sắt ấy gặp nhau ở một khoảng cách xa. Thật ra chúng không gặp nhau, nhưng dưới mắt bạn, nó dường như gặp nhau.

Mắt, tay, tai, sờ mó — tất cả những thứ đó đánh lừa ta nhiều lần. Làm sao chúng ta có thể quá chắc rằng thế giới mà ta “biết” qua kinh nghiệm đầu tay của ta là thế giới thực sự? Chúng ta không thể chắc chắn được, người Ấn Độ Giáo trả lời như vậy. Vì lẽ chúng ta thường bối rối bởi sự thật hiển nhiên, chúng ta phải học cách giải thích tất cả kinh nghiệm của chúng ta để tìm ra thực tế.

Dù người uyên bác có cẩn thận giải nghĩa đến thế nào đi nữa về nguy cơ nhầm lẫn vì ảo tưởng và tầm quan trọng của việc hiểu biết về cái Ta và Bà La Môn, vẫn có những người sống một đời khổ sở. Những người Ấn Độ Giáo quan tâm đến những người bất hạnh này. Tại sao việc này xẩy ra? Làm thế nào có thể ngăn chặn nó? Họ băn khoăn với những sự việc như vậy vì sự bất bình đẳng về khả năng giữa con người, những sự không bằng nhau trong niềm vui và đau đớn. Họ muốn có sự giải thích hợp lý.

Họ kết luận rằng gần như vô nghĩa khi nói việc ấy là do rủi ro hay may mắn, hay Bà La Môn chịu trách nhiệm về những bất bình đẳng ấy. Việc đó làm cho Bà La Môn không công bằng và độc đoán. Nó không làm người hỏi thỏa mãn khi nói rằng tất cả những khác biệt sẽ được giải quyết ở cõi bất diệt nào đó trên “thiên đường” hay “địa ngục”, vì con người ta dường như không rơi vào hai nhóm “thiện” và “ác” riêng biệt.

Người Ấn Đô Giáo đã tìm thấy câu trả lời thỏa mãn trong niềm tin vào sự đầu thai (hay nhập hồn). Mỗi người đều có rất nhiều kiếp sống và sẽ tiếp tục có nhiều kiếp sống — đủ để khám phá ra mình thực là ai. Đời là trường học cho con người; trong trường đời này con người biết đến cái Ta và Bà La Môn. Khi họ đạt được kiến thức này, con người rời bỏ trường đời. Người đó không cần phải tiếp tục vào nữa; người đó đã học xong.

Người Ấn Độ Giáo miêu tả đời sống như một dòng suối hay con sông, nó chảy không ngừng, không có khởi đầu và cũng không có tận cùng. Tất cả mọi thứ đều là một phần của dòng: đất đá, cây cối, muông thú, con người và vân vân… Mọi thứ hiện hữu đời này qua đời khác cho đến khi có kiến thức về sự đồng nhất của cái Ta và Bà La Môn. Mỗi người sẽ có nhiều cơ hội để đi đến tự biết mình khi cần thiết. Thuyết đầu thai đem hy vọng cho tất cả mọi người. Không ai có thể bị trừng phạt trong một thời gian vô hạn vì một số lỗi lầm có hạn.

Có một định luật vũ trụ hoạt động suốt cuộc đời. Gieo gì phải gặt nấy ở một lúc nào đó và ở một chỗ nào đó. Đó là định luật: mỗi hành động, mỗi ý định hành động, mỗi thái độ đều mang quả của riêng nó. “Người trở thành thiện do những hành động thiện và trở thành ác do những hành động ác”, một câu trong những tác phẩm thiêng liêng của người Ấn Độ Giáo viết. Câu này có nghĩa là mỗi người phải chịu trách nhiệm về hoàn cảnh chính mình, dù người ấy bối rối, lúng túng và bất hạnh — hay hạnh phúc. Chúng ta muốn đổ lỗi cho một người khác, có lẽ cha mẹ chúng ta. Hay chúng ta muốn đổ lỗi cho ông bà chúng ta và cả đến Bà La Môn. Nhưng đổ lỗi chỉ là tránh vấn đề thực tế. Bạn là bạn vì những cái mà bạn đã làm trong quá khứ. Đối với người Ấn Độ Giáo, đương nhiên, quá khứ gồm tất cả những kiếp sống trước của bạn. Mỗi người có thể cắt đứt quá khứ bằng cách trải rộng tâm mình và giành được kiến thức về cái ngã thực sự của mình.

Những tài liệu của người Ấn Độ nhấn mạnh rằng ta phải nỗ lực để biết cái Ta nếu ảnh hưởng về bất hạnh trong quá khứ sẽ được bỏ đi hay loại bỏ. Nhưng người ta thường không lấy điều này làm mục đích của mình. Họ không lưu tâm đến bản chất thực sự của mình, và đây là tội lỗi chính mà họ phải chịu. Họ không hay biết gì về khả năng thực sự của mình. Nhiều người trong chúng ta bị chìm đắm trong đường mòn của thói quen và để những hành động và thái độ quá khứ ngự trị chúng ta theo cách chúng ta phản ứng với tình huống hiện tại thay vì khao khát mục tiêu cao cả hơn. Việc này giống như người trèo núi thất bại không tới được mục tiêu vì sợ cao nên quên đi cái ham thích của chính mình là trèo núi.

Nhiều người sống không nghĩ gì về việc này mà chỉ phản ứng theo cách mà họ thường có. Người Ấn Độ Giáo mô tả những người này là “vội vã như có ma quỷ trong đầu; bị cắn bởi thế gian này như ta bị cắn bởi con rắn lớn”. Khi một người thấy mình chạy loanh quanh một cách xao lãng như vậy, người ấy phải ngưng lại và tự nhắc mình, “Đó không phải là bản tính thực sự của tôi. “Đôi khi người ta làm những việc mà chính người ta không hiểu. “Tại sao tôi làm cái đó?” Ta tự hỏi sau này. Đôi khi như thể cánh cửa đóng bên trong đột nhiên mở tung ra và những thứ bị tắc nghẽn bên trong đổ tung ra trước khi chúng ta ngưng chúng lại. Thỉnh thoảng những vụ nổ bên trong kèm theo nhiều bộc lộ cảm xúc: chúng ta giận dữ, chúng ta buồn bã, chúng ta ủ rũ, chúng ta nổi cơn thịnh nộ. Những hành động như vậy không phải lối lựa chọn khôn ngoan mà đó là gánh nặng của thái độ và hành động trong quá khứ mà ta mang theo. Cách vượt qua ảo tưởng lẫn ảnh hưởng của quá khứ là ngưng ngay lại và hỏi, “Nhưng tôi thực sự là cái gì? Cái gì là cái Ta?”

CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP VÀ NHIỆM VỤ

Theo giáo lý Ấn Độ Giáo, mỗi người có một vị trí riêng trong cuộc sống và trách nhiệm riêng biệt. Mỗi người được sinh ra ở một chỗ với những khả năng riêng biệt vì những hành động và thái độ trong quá khứ. Điều này giải thích nguyên mẫu xã hội Ấn Độ và nó bao gồm cái gọi là đẳng cấp. Có bốn đẳng cấp chính, ghi trong các tác phẩm Ấn Giáo: (1) nhóm trí thức – thầy tu, (2) tầng lớp quý tộc, kể cả quân nhân, (3) nhóm hành chính gồm có những nhà buôn và địa chủ; và (4) số lớn dân chúng làm những việc thông thường trong xã hội. Giai cấp gọi là “tiện dân” hay “người bị ruồng bỏ” (mới đây bị hủy bỏ do luật của Ấn Độ) gồm có những người có nguồn gốc thuộc những phân nhóm khác của giai cấp thứ tư, quần chúng nhân dân. Do những điều kiện xã hội và kinh tế khác nhau, họ “mất đẳng cấp”, hay mất vị trí trong xã hội.

Trong bốn đẳng cấp, có mười hai nhánh. Qua nhiều năm, hơn một ngàn thứ bậc đẳng cấp đã xuất hiện trong đời sống xã hội Ấn Độ, nhưng tất cả đều thuộc một trong bốn nhóm chính. Trong đời sống xã hội bình thường, ranh giới đẳng cấp thường phản ảnh bất công thực sự và thành kiến nặng nề. Nhiều người Ấn Độ Giáo chín chắn ngày nay nhận thức là sự lạm dụng đã lén vào chế đô này. Vào thế kỷ thứ hai mươi, nhiều cố gắng đã được thực hiện theo chiều hướng loại bỏ một số bất công trắng trợn. Ngài Gandhi là người đã đem hết sức lực để phục hồi “tiện dân” vào địa vị có đẳng cấp.

Hệ thống đẳng cấp dùng để đem lại cho mỗi người một chỗ thích hợp trong xã hội, với một số nhiệm vụ phải thi hành theo cách tốt nhất mà người ấy có thể. Giống như không có ai có thể là một người khác nào đó, cũng chẳng có thể rút mình ra khỏi đẳng cấp này trong đời sống để đi vào một đẳng cấp khác. Trong những lần tái sanh tiếp diễn, người ấy có thể cải thiện vị trí của mình — nếu người ấy làm tốt bổn phận hiện tại của mình. Tại Ấn người ta cũng dạy rằng ngay cả những người thuộc đẳng cấp thấp nhất cũng có thể đạt được kiến thức đầy đủ về cái Ta, nếu họ cố gắng ra công đủ. Bằng cách đó họ có thể giành được cảm tưởng thỏa mãn lớn nhất mà đời hiến dâng cho họ.

MỤC ĐÍCH ĐỜI TÔI SẼ LÀ GÌ?

Một câu hỏi khác nảy sinh nhiều lần trong tâm trí người Ấn Độ: “Đời tôi để làm gì? hoặc “Tôi phải làm gì với đời tôi? Những người Ấn Độ Giáo chín chắn đi đến chỗ tin rằng có bốn mục tiêu cơ bản, gồm có tất cả những phần có giá trị về hoạt động của con người và mang lại mục đích cho mỗi đời sống.

Mục đích quan trọng nhất mà mỗi người phải vươn tới là thoát khỏi ảnh hưởng của bất hạnh trong quá khứ. Mỗi người đều có mục tiêu căn bản suốt cuộc đời là thoát khỏi ảo tưởng thông qua sự hợp nhất với Bà La Môn. Để giúp con người tiến tới đạt được mục tiêu này, có những mục tiêu khác ít quan trọng phải được thi hành trên con đường đó.

Một trong những mục tiêu này là đời sống lạc thú, thực hiện tất cả những ham thích bình thường của con người, kể cả ham thích rất quan trọng bắt nguồn từ nhục dục. Người Ấn Độ Giáo không bác bỏ kinh nghiệm giác quan về cuộc đời — phát triển quan hệ sáng tạo với người khác, biết thẩm mỹ, biểu lộ tình dục. Những người Ấn Độ Giáo coi trọng kinh nghiệm này khi được dùng đúng cách và không được coi như là những mục tiêu duy nhất của đời sống. Đời sống lạc thú là một trong bốn mục tiêu của con người.

Một mục tiêu khác của con người là tham gia vào hoạt động kinh tế hay phúc lợi công cộng, bao gồm một số công việc hay nghề nghiệp có giá trị. Mỗi người có bổn phận với chính mình và với xã hội để làm một số công việc có ích. Vì việc này người ấy sẽ nhận được tiền cần thiết cho nhu cầu hàng ngày, và thông qua đó người ấy đóng góp vào phúc lợi chung. Trách nhiệm kinh tế của một người đối với cộng đồng không được coi thường là không quan trọng vì nó là một trong bốn mục tiêu của đời sống.

Thành tựu quan trọng thứ tư cho mỗi người Ấn Độ Giáo là sống đúng luân lý hay sống đạo đức. Ta có bổn phận đối với chính ta và đối với người khác để làm những gì được trông đợi ở chính mình về luân lý và đạo đức. Bổn phận đã được phân định khá rõ ràng tại Ấn Độ, cho mỗi một đẳng cấp có một luật lệ hành động và thái độ mà mỗi thành viên phải thi hành. Và đối với luật lệ này, một người phát nguyện bằng nỗ lực của mình nếu muốn đạt một đời sống tốt đẹp.

Một phần lớn giáo lý Ấn Độ Giáo đề cập đến khái niệm bổn phận luân lý. Vì người Ấn Độ Giáo nhấn mạnh đến sự đồng nhất của tất cả cuộc sống, họ tin một người quan trọng đối với tất cả những người khác. Điều này có nghĩa là mỗi người phải học hỏi để vượt qua quyền lợi vị kỷ của mình. Khi quyết định phải làm gì, hầu hết mọi người muốn nói, “Tôi sẽ có lợi gì từ việc này?” Người Ấn Độ Giáo nói chúng ta tìm hạnh phúc lâu dài khi chúng ta làm một việc vì đối với chúng ta trong hoàn cảnh của chúng ta đó là điều chính đáng không quan tâm đến lợi lộc mà ta nhận được.

“Bạn có quyền làm việc và chỉ làm việc không thôi, chứ không phải thành quả của nó. Ham thích thành quả của làm việc không bao giờ là động cơ để làm việc… Khốn khổ thay cho những ai làm việc vì kết quả.” Câu trên đây được viết trong bản kinh thiêng liêng của họ.

Chúng ta thường nói hơi giống nhau khi nhận thấy rằng, người chơi vì thích chơi sung sướng hơn là người chơi để thắng. Càng mê thắng cuộc thì lại càng thua. Mặt khác nếu chơi để mà chơi, kết quả sẽ tự nó lo liệu. Được hay thua, người ấy sẽ thỏa mãn về cuộc chơi. Người Ấn Độ Giáo nói điều đó giống như tất cả những hoạt động trong đời. Điều quan trọng là chúng ta cảm thấy cái chúng ta làm và cách thức chúng ta làm — không phải là cái mà ta đạt được từ việc đó.

NHỮNG GIAI ĐOẠN TRONG ĐỜI NGƯỜI

Những người Ấn Độ Giáo thời cổ đã biết có những thời kỳ trong đời sống của một con người có thể đạt được mục tiêu dễ dàng hơn thời kỳ khác. Họ chia đời sống thành một số giai đoạn, rồi họ cố gắng vạch ra những lạc thú hay hành động thích hợp cho mỗi giai đoạn. Chỉ dẫn về bốn mục tiêu sẽ được cung cấp tùy theo sự sẵn sàng học hỏi về những mục tiêu này và khả năng để hoàn thành mục tiêu vào lúc ấy.

Thí dụ, trẻ nhỏ không cần phải lo lắng về những bổn phận kinh tế và đạo đức sau này của nó đối với xã hội. Trẻ nhỏ sẽ có thì giờ học hỏi về những thứ ấy khi trưởng thành. Trẻ nhỏ cũng chẳng cần sẵn sàng cho việc thực hành tôn giáo của người lớn. Cho nên, sẽ là dại dột đi trông đợi đứa trẻ hoàn thành những mục tiêu của người lớn. Những người có bổn phận đối với những luật lệ đẳng cấp đòi hỏi họ phải bỏ nhiều thì giờ và nỗ lực vào hoạt động kinh tế không phải quá lo lắng về mục tiêu quan trọng nhất là thống nhất cái Ta với Bà La Môn. Điều này rất đúng cho nhóm đẳng cấp thấp nhất, công nhân. Tuy nhiên, những người Ấn Độ không bao giờ cho rằng những người thuộc đẳng cấp thấp nhất không thể hiểu được sự thống nhất này trong đời sống hiện taị của họ. Hoàn toàn không được đòi hỏi họ vì họ đã quá bận với những trách nhiệm khác.

Tất cả nam giới của ba đẳng cấp cao hơn được khuyên nhủ theo đuổi kế hoạch sống đã được đề nghị, qua đó họ có thể đạt được tất cả mục tiêu. Những đạo sư thời cổ phát triển kế hoạch này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nghiên cứu và làm sáng tỏ đời sống. Theo kế hoạch này, người ta sẽ lần lượt trải qua các giai đoạn là học sinh, chủ hộ, người nghỉ hưu, và đang đi khỏi kiếp trầm luân tinh thần.

Giai Đoạn Học Sinh. Thời gian bỏ ra trong giai đoạn này thì khác nhau, tùy theo đẳng cấp riêng. Tất cả nam giới trẻ của những đẳng cấp cao hơn đều phải sống một thời gian với vị gia sư tôn giáo dạy về trí tuệ cổ xưa của Ấn và hướng dẫn đọc sách thánh. Mỗi học sinh được giúp đỡ trực tiếp học về ý nghĩa cuộc đời và được khuyến khích tìm một chỗ thích hợp trong đó.

Theo truyền thống, không một người thanh niên nào đang còn ở trong giai đoạn học sinh lại lập gia đình. Tuy nhiên, ở Ấn Đô thời nay, nhiều tập tục cổ không được nghiêm túc gìn giữ như trước đây. Ngày nay một số cuộc hôn nhân nay xẩy ra trước khi người thanh niên hoàn tất giai đoạn học sinh thường lệ — nhưng số này cũng chỉ là số ít nếu đem so sánh. Nhiều bậc cha mẹ người Ấn vẫn chọn vợ cho con. Vì những sắp xếp lứa đôi do cha mẹ, thường thường khi đôi lứa này còn rất trẻ, người thanh niên không bị mất thì giờ học hành để tìm hiểu người vợ tương lai của mình.

Nói chung, không có một thói quen xã hội nào có thể so sánh được với hò hẹn tại Hoa Kỳ ngày nay. Người lớn không có ý cho rằng giới trẻ không lưu ý đến người khác giới. Họ chỉ lo liệu để mối quan tâm này sẽ không bị khơi gợi quá mức trước khi những thanh niên này sẵn sàng biết trách nhiệm về con cái. Đối với ba đẳng cấp trên, điều này thường có nghĩa là sau khi người thanh niên đã qua giai đoạn học sinh của đời họ. Hiện nay luật của Ấn Độ qui định người con gái ít nhất phải mười lăm tuổi trước khi có thể đi lấy chồng; con trai không thể lấy vợ trước mười tám tuổi.

Có những lý do tại sao giai đoạn học sinh lại đã quan trọng phải được hoàn tất. Mỗi người đều có khả năng tự nhiên để lo lắng về đời sống và nêu câu hỏi về cuộc đời. Nhiều những câu hỏi này lớn đến mức chưa có ai có thể tìm được một phần câu giải đáp, nhưng con người dường như bằng cách này hay cách khác cố gắng tìm câu trả lời, để học hỏi và tiếp tục học hỏi. Giai đoạn học sinh xúc tiến tiến trình học tập.

Theo người Ấn Độ Giáo, việc này cũng cho thêm một may mắn, cái mà họ gọi là “sự ra đời lần thứ hai”. Sự ra đời lần thứ nhất là một biến cố mà ta không kiểm soát được, nhưng sự ra đời lần thứ hai là một phần của sự thành công do nỗ lực của chính mình. Người Ấn Độ gọi đó là tái sinh tinh thần: người thanh niên bắt đầu thấy có ý nghĩa cuộc đời. Chủ yếu là ta phải hiểu ý nghĩa cuộc đời trước khi ta gánh vác bổn phận gia đình.

Giai Đoạn Chủ Hộ. Mặc dầu ta phải giữ sự ham muốn học hỏi của học sinh, nhưng ta không thể ở mãi với vị đạo sư. Không bao lâu, người học sinh thành gia thất và phải nắm trách nhiệm làm cha mẹ. Trong giai đoạn chủ hộ, người Ấn Độ Giáo có thể đạt được ba trong số bốn mục tiêu của cuộc đời. Họ có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong lạc thú, vì quan hệ hôn nhân giúp giải tỏa tất cả những sức lực và ham muốn căn bản con người. Vì là một thành viên trong gia đình đòi hỏi người ấy phải đóng góp phần mình vào sự ổn định kinh tế của xã hội do năng xuất. Và chắc chắn người chủ hộ có cơ hội chu toàn bổn phận theo luật lệ đạo đức của đẳng cấp mình. Nếu Ấn Độ đã thay đổi chậm chạp qua nhiều năm, thì đó là vì quyền lợi và bổn phận riêng biệt họ phải tuân theo đã ràng buộc từng người ở từng đẳng cấp.

Giai Đoạn Nghỉ Hưu. Ba mục tiêu có thể đạt được trong giai đoạn chủ hộ rất quan trọng. Nhưng những mục tiêu này phải đóng góp vào một mục tiêu lớn hơn — tìm ra cái ngã thực sự và bản chất thực sự của vũ trụ. Cho nên, người Ấn Độ Giáo cung cấp cho bước thứ ba, rút lui khỏi đời sống công cộng, và vào thời điểm này người ta (cùng với vợ, nếu họ muốn như vậy) có thể quay trở lại những lợi ích của một học sinh. Sau khi đứa cháu đầu tiên sinh ra, ta được phép rút khỏi công việc hay hoạt động nghề nghiệp, không còn phụ trách trách nhiệm trực tiếp về gia đình, và về sống ẩn dật trong rừng để nghiên cứu. Trong một nhóm những người về hưu có cùng khuynh hướng, người học sinh trung niên bây giờ có cơ hội đẩy mạnh hơn nữa những câu hỏi trong những ngày còn là học sinh: Ý nghĩa của đời sống là gì? Thượng Đế như thế nào?

Không phải mọi người tại Ấn Độ có thể tiếp tục tới giai đoạn này. Những người của đẳng cấp cao có nhiều may mắn hơn để tiếp tục vì hoàn cảnh kinh tế thuận lợi hơn. Người dân Ấn Độ sống trong nhóm gia đình lớn thay vì gia đình một vợ một chồng như người Mỹ thường sống. Nếu một người rời bỏ đại gia đình, người ấy không thấy thiếu thốn nhiều như trong kiểu gia đình một vợ một chồng. Ngay cả tại Mỹ quốc, một số người thôi không kinh doanh nữa sau khi con cái có gia đình. Ở Ấn Độ, một người nghỉ hưu không những rút lui khỏi công việc mà cũng rút lui khỏi những hoạt động thường nhật của một người chủ hộ hay giai đoạn gia đình. Người ấy đã bỏ những nhu cầu về những loại thú vui và hoạt động trước đây. Người ấy muốn ngẫm nghĩ, nghiên cứu và thiền định.

Giai Đoạn Người Hành Hương Tinh Thần Giai đoạn thứ tư có thể được thực hiện — nhưng ít người đi vào giai đoạn này. Nếu người ấy cảm thấy sẵn sàng làm được việc này, người ấy có thể rời bỏ nơi ẩn dật, làng xóm và nhóm bè bạn tương đắc. Mang theo gậy và bình bát khất thực, người ấy lang thang chỗ này đến chỗ kia không có lo âu hay không lo lắng- ăn bất cứ cái gì được cho từ ân tình của những người dân trong làng mà người ấy đi qua. Người ấy giúp dân bằng cách chia sẻ trí tuệ của mình về ý nghĩa đời sống hay bằng sự hiện diện của mình. Người ấy có thể sống một thờì gian làm gia sư cho học sinh trẻ; nhưng khi đã hoàn tất nhiệm vụ, người ấy lại cất bước lên đường lang thang.

Người Tây Phương thường hay khinh miệt lý tưởng này. Tuy nhiên, vì những người Ấn Độ biết chuyện Jesus vạch ra, Jesus cũng đòi hỏi như vậy nơi các đệ tử thân cận của mình. Họ phải từ bỏ mọi thứ — kể cả bổn phận gia đình – để theo Jesus. Với những ai sẵn sàng theo bước đi, Ngài mời: Hãy rời bỏ mọi thứ. Tìm kiếm ý nghĩa còn quan trọng hơn bất cứ thể chế nào – cả đến gia đình. Người Ấn Độ Giáo đi hành hương lang thang bộc lộ lòng tin vững chắc này một cách ấn tượng khi người ấy rời bỏ mọi dấu vết của tiền kiếp, hoàn toàn tận tụy vào cố gắng hiểu cái ngã thực sự. Sự cố gắng này có thể dẫn đến khổ sở vật chất và cô đơn, những những người Ấn Độ Giáo hành hương tin những điều ấy không quan trọng, vì cái Ta nằm bên kia an nhàn và tình bè bạn.

Ấn Độ Giáo dạy chúng ta rằng chúng ta có thể tìm thấy cái ngã thực sự chỉ khi chúng ta tìm kiếm một cách thành thực. Sự tìm kiếm bắt đầu trong những ngày còn là học sinh. Nó tiếp diễn qua thời kỳ gia đình và thời kỳ nghỉ hưu. Việc tìm kiếm không dính líu gì đến việc từ bỏ bất cứ thứ gì tự nhiên. Ta không nên cố gắng trấn áp hay triệt phá một phần đời sống của mình, cảm nghĩ của mình hay cảm xúc của mình. Ta nên cố gắng hiểu mọi ham muốn, thôi thúc, và những cảm nghĩ xem chúng là gì.

Đối mặt với những điều này một cách thành thật, người ta có thể khám phá ra nhiều thứ về chính mình. Khi người ấy khám phá ra mình là gì, người ta khám phá ra khả năng làm gì nhất. Làm điều đó với tất cả tâm tư chỉ vì muốn làm việc đó, và làm việc đó với lòng thương yêu, người ta khám phá ra người ấy đang thờ phụng. Để tôn thờ Thượng Đế là đồng thời tìm thấy cái ngã thực sự và ý nghĩa của nó. Những giá trị này chỉ có thể tìm thấy bởi có lòng ham thích thành thật muốn biết những câu trả lời về những câu hỏi căn bản của mình, kế hoạch và sống cuộc đời chu toàn mục tiêu cao nhất của mình.

TÔI SẼ THỜ PHƯỢNG NHƯ THẾ NÀO?

Qua nhiều thế kỷ Ấn Độ Giáo người bình dân ở Ấn đã lắng nghe lời khuyên của các học giả và các nhà hiền triết của họ. Họ đã nghe những câu trả lời của những nhà học thức này về câu hỏi đời sống và ý nghĩa của nó. Và họ đã cố gắng hết sức để áp dụng những câu trả lời ấy như chính của họ. Nhưng có nhiều người tại Ấn cũng như ở nơi khác, không thể làm tôn giáo thành công việc chính của họ. Họ phải cày bừa để có thực phẩm cho gia đình và cho những người khác — và cả cho các thầy tu cũng phải ăn. Có một số phải trông nom cửa hàng, nếu không tất cả sự buôn bán sẽ ngưng. Có những phụ nữ bị nam giới coi như không có khả năng đạt được kiến thức mà những nhà hiền triết coi là thiết yếu.

Những người này phải làm gì? Họ mong ước có một đời sống hạnh phúc. Họ mong muốn sống ở mức độ tốt nhất. Trên tất cả họ mong muốn được giải thoát khỏi chuỗi tái sinh vô tận, họ sợ họ cứ phải sống đời này đến đời khác làm việc và lo lắng. Có một cách nào để những người này biết đến sức mạnh vĩ đại trong vũ trụ, mà không phải bỏ thì giờ của họ vào việc tìm kiếm? Có cách nào sống hòa hợp với định luật vũ trụ mà không phải bỏ tiền bạc và thì giờ để nghiên cứu với một đạo sư uyên bác?

SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CÁC THẦN VÀ NỮ THẦN

Với những người giống như hạng người này, Bà La Môn thật khó để mà hiểu được; Bà La Môn dường như mênh mông và xa xôi. Đối với những người này thế giới dường như thân hữu hơn nếu họ có một vị thần riêng đứng “về phía họ”. Họ muốn có một vị thần để cầu nguyện, dâng lễ vật và tôn vinh trong những buổi lễ đặc biệt. Họ cảm thấy với một vị thần như vậy sẽ giúp họ thành công trong những công việc làm ăn và trong đời sống tinh thần. Vì những người uyên bác nói rằng mọi thứ phản ảnh Bà La Môn, người dân coi thần và nữ thần của họ là thiêng liêng. Và nhiều người cảm thấy một vị thần như vậy hoàn toàn thuộc về Bà La Môn mà họ cần phải biết.

Và qua nhiều thế kỷ, một số thần riêng tư trở thành rất đại chúng với người Ấn Độ Giáo. Trong ba ngôi, thần Shiva (Thần phá hoại và phục hồi) và thần Vishnu (Thần cứu tinh) được đặc biệt tôn thờ. (Thần Vishnu được tôn kính dưới dạng thức hóa thân Rama hay Krishna). Những người thờ cúng cũng tìm sự giúp đỡ từ những phu nhân của các thần. Một số những nữ thần quan trọng là Durga, Lakshmi, Sita và Radha. Nữ thần nổi tiếng nhất là Kali, Thánh Mẫu của Ấn Độ. Nhiều đền thờ được xây để tôn vinh nữ thần này, và được thờ cúng như người mẹ chung và là kẻ thù làm tất cả những người tội lỗi sợ hãi.

Có nhiều chư thiên ít nổi tiếng được thờ trong những điện thờ cũng được cầu nguyện và được hiến dâng lễ vật. Giữa những chư thiên này có thần súc vật, thần thiên nhiên, và các anh hùng huyền thoại. Tính về con số các vị thần được thờ cúng tại Ấn Độ lên tới con số vài trăm vị. Mỗi gia đình chọn một vị thần hay nữ thần để thờ cúng riêng. Trong khi những thành viên trong gia đình có thể cầu nguyện hay hiến dâng lễ vật đến các vị thần khác, họ không bao giờ quên hàng ngày sùng kính vị thần của gia đình tại điện thờ ở nhà.

Những vị thần và nữ thần này dường như thân cận với con người hơn là Bà La Môn, vì người ta nghĩ rằng những vị thần và nữ thần hiểu được thất bại và hy vọng của con người. Cho nên du khách tới Ấn Độ nhìn thấy hình ảnh của nhiều thần đang dùng ẩm thực được mặc lễ phục và được mang đi dạo. Về tất cả những hoạt động này, có những nghi lễ, bài thánh ca và lời cầu nguyện thích hợp. Ở một chỗ nào đó trong Ấn Độ Giáo có một chư thiên mà người hèn mọn nhất có thể tôn thờ một cách thoải mái.

Bằng cách đó, số đông tín đồ Ấn Độ Giáo trả lời câu hỏi của họ về thế giới như thế nào và sức mạnh gì đằng sau nó. Khi họ nhìn thấy một cơn bão, họ tin đó là công việc của một trong các vị thần. Khi họ bắt đầu một công việc mới, họ tin là một vị thần khác trong số những vị thần sẽ giúp đỡ họ. Đối với một số người, thế giới tồn tại với thần và nữ thần, những người được thương yêu và an ủi.

Điều mà người Ấn Độ Giáo trung bình muốn nhất là sự giúp đỡ ra khỏi kiếp trầm luân trong đời người. Người ta tin rằng người ta có thể mong muốn sống trong hết xác thân này đến xác thân kia cho đến khi người ấy học hỏi đủ về bản chất thực sự của chính mình và về đời sống. Và vì biết không thể dành nhiều thì giờ như các nhà hiền triết và các thầy tu về thiền định và nghiên cứu, người ta tìm con đường tắt để được giúp đỡ. Người ta hy vọng tìm được cách cho mình công đức đặc biệt với các thần — nhất là với các thần Kali, Vishnu, và Shiva. Người ta tin rằng vì những vị thần là hình ảnh của Tinh Thần Tối Thượng Bà La Môn nên người thờ cúng thực sự được giúp đỡ.

Một số đường tắt được triển khai bởi những người Ấn Độ Giáo mộ đạo. Đó là lý do tại sao các du khách đi Ấn Độ trở về với những câu chuyện lạ lùng trái tai chúng ta. Họ kể lại dân chúng xúm nhau tắm tại Sông Hằng, con sông lớn nhất tại đấy và tại các sông và các suối khác. Người Ấn Độ Giáo đến tắm vì họ tin rằng là để được tẩy uế, rửa sạch những tội lỗi quá khứ và cho họ công đức với các vị thần. Thậm chí bờ sông cũng được coi là thiêng liêng. Một số người Ấn Đô Giáo hy vọng được an tâm hay địa vị tốt hơn ở kiếp sau bằng cách đi bộ quãng đường thật dài dọc theo các bờ sông.

Thành phố Benares là một thành phố thiêng liêng của người Ấn Độ Giáo. Họ tin rằng một người chết trong vòng 10 dậm của thành phố này thì những lỗi lầm ở những tiền kiếp của họ sẽ được các thần tha thứ. Người ấy có thể sống nhiều năm ở một trong những tầng trời mà Người Ấn Độ Giáo nói đến. Nhưng sau khi “nghỉ ngơi” theo kế hoạch đầu thai, người ấy phải trở về trái đất để sống những kiếp sống cần thiết cho mình để đạt được sự tự biết mình đầy đủ và kiến thức Bà La Môn.

Qua nhiều thế kỷ tìm cầu công đức, những tín đồ Ấn Độ Giáo đã thêm những tập tục tôn giáo khác vào. Con bò được đối xử như một con vật linh thiêng, và những buổi cầu kinh được dâng cho nó. Khỉ không bao giờ bị hãm hại, vì chúng cũng linh thiêng. Một số cây được dâng lời cầu nguyện. Những người uyên bác Ấn giải thích điều này bằng cách nói rằng cái Ta hiện diện trong mọi thứ sống. Một số con vật bên cạnh nào đó có thể là sự hiện diện đời sống của cái Ta dùng làm nơi ở của một người thân của bạn ở tiền kiếp.

Đức Gandhi — được đồng bào ông gọi là Mahatma hay “Linh Hồn Vĩ Đại”– nói tôn thờ bò là sự đóng góp đặc biệt của Ấn Độ Giáo vào ý tưởng tôn giáo thế giới. Ngài giải thích nhiều tôn giáo dạy thương yêu người, nhưng chỉ có một mình Ấn Độ Giáo dạy thương yêu loài vật. Cho nên, nhiều người Ấn Độ Giáo sùng đạo không bao giờ ăn thịt. Giết một con vật để lấy thịt là sai, họ cảm thấy con vật cũng có quyền sống như con người.

BA CÁCH THỜ PHƯỢNG

Nhiều người chín chắn theo tín ngưỡng Ấn Độ Giáo không tin là tất cả sự thờ phượng của người bình dân đều hữu hiệu. Họ cũng bình phẩm như những du khách đến Ấn Độ nói rằng một số những tu tập đạo lý là vô lý và thiếu hiểu biết. Những người Ấn Độ Giáo chín chắn này coi một số tu tập tôn giáo bình dân chỉ là mê tín dị đoan. Họ tin rằng có ba cách để sống một cuộc đời lương thiện. Một là hành thiện. Một nữa rất quan trọng là kiến thức về thực tế. Cách thứ ba là hoàn toàn thành tâm.

Mọi người đều có thể làm những hành vi thiện. Kẻ nghèo khổ nhất của đẳng cấp thấp nhất cũng có thể làm nhiều hành vi thiện như một thầy tu giới hạnh trong một ngôi chùa giàu nhất trên xứ sở này. Đối với người Ấn Độ Giáo, phần làm những hành vi thiện là làm tròn nhiệm vụ tốt nhất với khả năng của mình. Ai cũng có chỗ trong đời sống, và chỗ của bạn là do bạn giữ. Hãy giữ chỗ đó — và trên con đường đi qua thế giới này, hãy năng dừng lại để giúp đỡ người và vật.

Hạnh phúc duy nhất xứng đáng với danh tiếng đó bắt nguồn từ kiến thức về thực tại — mục tiêu tối thượng của mỗi người Ấn Độ Giáo.

Đối với cứu cánh này, con người ta thoát ly gia đình, đi vào rừng để nghiên cứu và thiền định. Một số từ bỏ tất cả những ràng buộc trần tục — ngay cả tang lễ của chính họ- đi lang thang về miền đồng quê để tìm chân lý. Một số người nghiên cứu Du Già, một hệ thống huấn luyên về thiền định. Những người này tập thở và những bài tập tư thế không biết mệt mỏi (chuyên cần hơn những ngôi sao bóng tròn, bóng rổ, điền kinh của chúng ta nhiều trong việc tập luyện). Khi họ đạt được khả năng hoàn toàn vô thức về chính bản thân họ, họ sẵn sàng biết cái Ta.

Cách dễ nhất để sống một cuộc đời lương thiện là thương yêu tất cả mọi thứ sống, và thương yêu các thần. Sống một cuộc đời thương yêu không vị kỷ, một người trở nên hoàn toàn tận tụy với các thần. “Thuơng yêu người dẫn đến thương yêu Thượng Đế”, người Ấn Độ Giáo nói như vậy. Một số cố gắng tăng cường tình thương yêu của mình đến vị thần được chọn lựa bằng cách nhìn nhận họ trong những vai trò như: cha mẹ, sư phụ, bạn bè, đứa trẻ, người bạn đời hay người yêu. Nếu hoạt động sùng đạo như vậy đem người thờ phượng đến gần bản chất thực sự của chính mình hơn, thì nó cũng mang người ấy tới gần Bà La Môn hơn. Có một số người Ấn Độ Giáo cảm thấy trong đời họ đạt được tính chín chắn để thờ phượng trực tiếp Bà La Môn. Nhưng thường thường sự tôn sùng về tình thương yêu được tập trung vào một trong những vị thần cá nhân.

RAMAKRISHNA

Một trong những người Ấn Độ Giáo đáng chú ý thời gian mới đây là một người tên là Ramakrishna. Ông thờ phượng theo cung cách của tất cả ba con đường. Về mình ông tuyên bố, “Ai là Rama và Krisna bây giờ là Ramakrishna”. Ông được coi là hóa thân của vị thần tối thượng Vishnu, cùng với hai dòng dõi siêu phàm rất đại chúng khác. Khi ông còn trẻ, ông bị người anh khiển trách vì không chuyên cần nghiên cứu để có thể đạt được kiếp sống như một thầy tu. Ramakrihna trả lời:” Và tôi sẽ phải làm gì với một kiến thức chỉ để kiếm cơm? Tôi muốn giành được sự thông thái có thể soi sáng tâm tôi và cho tôi niềm thỏa mãn mãi mãi.”

Khi ông xây được một ngôi chùa do một góa phụ giàu có thiện cảm ủng hộ, Ramakrishna tiếp tục lối sống tận tụy nhất. Ông trở nên người sùng bái Kali, Thánh mẫu, tượng trưng trong văn hóa dân gian của người Hindu như phu nhân của thần Shiva. Ông đã vượt qua tất cả những nghi thức và nghi lễ thông thường hiểu được đời ông là sự bày tỏ lòng nhiệt thành tôn giáo mãnh liệt kiên trinh

Ông bắt đầu thấy việc quan trọng là phải tiến tới mục tiêu tôn giáo mà tất cả các giáo phái Ấn Độ Giáo coi là quan trọng. Ông tôn thờ qua những phương pháp tập luyện tự kiểm soát Du Già, bằng sự khám phá ra ý nghĩa sâu sắc nhất về lạc thú, và bằng sự từ bỏ tất cả những thú vui vật chất, và qua lòng thương yêu Krishna thật mãnh liệt và sung sướng. Ông lần lượt áp dụng từng phương pháp và tiếp tục hành trì cho đến khi ông thành công trong việc thống nhất cái Ta với Bà La Môn.

Khi việc này đã xong, lòng nhiệt huyết của ông mang ông đến những cố gắng nhằm gặt hái những giá trị tinh thần của các tôn giáo khác. Ông lần lượt trở thành người Phật Tử, người Hồi Giáo, và người Cơ Đốc Giáo. Từ kinh nghiệm đó, ông trở nên tin rằng mục tiêu của tất cả tôn giáo đều giống nhau. Một đoàn thể nhà sư được đặt tên Ramakrishna hoạt động ở Ấn Độ,và nhiều nơi khác trên thế giới gồm cả Hoa Kỳ. Người ta tưởng nhớ đến ông vì niềm tin của ộng trong sự thống nhất tất cả tôn giáo và sự nhấn mạnh của ông về tầm quan trọng trong việc tìm cầu tinh thần.

NGƯỜI ẤN ĐỘ GIÁO THỜ PHƯỢNG QUA HÀNH VI THIỆN

Gần đây, người Ấn Độ Giáo ngày càng hướng nhìn ra thế giới bên ngoài. Ấn Độ đã bắt đầu xác định đúng vị trí của mình là một quốc gia quan trọng. Phong trào này đã được sự giúp đỡ rất nhiều bởi những cố gắng và cuộc đời của một người Ấn Độ Giáo rất sùng đạo — Ngài Gandhi. Trước khi bị ám sát vào năm 1948, phần lớn thế giới bắt đầu trông đợi Mahatma Gandhi hướng dẫn cách áp dụng nguyên tắc tôn giáo vào tình hình chính trị. Phần lớn trong đời Ngài, Ngài đã dấn thân vào trong việc tranh đấu để cải thiện hoàn cảnh cho dân tộc Ấn. Ngài làm được rất nhiều cho quốc gia qua tuyệt thực, cầu nguyện, hội họp hơn là qua tuyên truyền, khủng bố và nổi loạn võ trang. Khi cái chết của Ngài xẩy ra do bàn tay của một người Ấn Đô Giáo cấp tiến không chiụ nổi việc Ngài khẳng định rằng không được sử dụng bạo lực để chống lại người Hồi Giáo tại Ấn Độ.

Chính động lực tôn giáo đã làm cho đời Ngài trở thanh tấm gương hấp dẫn cho triệu triệu người đồng đạo Ấn Độ Giáo của Ngài và là trung tâm của sự chú ý cho quần chúng khắp trên thế giới. Gandhi cảm thấy lối sống tốt nhất cho chính Ngài là lối sống của những hành vi thiện. Khi Ngài 34 tuổi, Ngài phát nguyện lời thề giữ trong sạch dù nghèo khổ. Ngài đã tận tâm phụng sự đồng bào của Ngài. Cho nên không một công việc nhỏ mọn nào là Ngài không làm. Mặc dù Ngài thuộc đẳng cấp buôn bán, Ngài đã bỏ tất cả những sự phân biệt đẳng cấp đằng sau.

Chính khách thánh thiện này có một mơ ước là cố gắng làm cho thế giới chuyển mình. Thế giới lý tưởng, Ngài nghĩ, phải đạt cho được bằng phương tiện hòa bình chứ không phải bằng chiến tranh. Tất cả những tôn giáo, tất cả những cộng đồng, tất cả các dân tộc phải có đặc quyền đồng đều. Gandhi nhấn mạnh về chân lý và bất bạo động trong mỗi lĩnh vực cuộc đời. Trong sự nhấn mạnh của Ngài, Ngài tập trung ánh sáng mặt trời chân lý vào sự bất bình đẳng trong hệ thống đẳng cấp và tính không đẳng cấp, những giai cấp này được coi như một vết thương trên gương mặt Ấn Độ hiện đại.

Ngài đi đến chỗ cảm thấy rằng dân Ấn Độ bị tước đi quyền được hưởng nền văn hóa duy nhất của họ, cho nên Ngài khởi xướng phong trào dẫn đến giành độc lập từ sự cai trị của người Anh. Những sự thay đổi ông thực hiện không có hiệu lực do môi trường của thói quen khổ hạnh: nhịn đói và tự hành xác để hối lỗi và từ bỏ những tiện nghi vật chất. Quả thật Ngài không sống vì bản thân mình mà sống vì chân lý và bất bạo động.

Tiếng nói vì dân của Ngài hiệu quả đến nỗi chắc chắn một số tác phẩm của Ngài một ngày nào đó sẽ nằm trong số những tác phẩm thiêng liêng của Ấn Độ. Ngài được miêu tả bởi những đệ tử của Ngài như vị cứu tinh của dân tộc — một thiên thần giáng thế. Về mình, Ngài đơn giản nói, “Tôi là người của hòa bình”.

ẢNH HƯỞNG CỦA ẤN ĐỘ GIÁO

Chúng ta đã dành thời gian nhìn vào Ấn Độ Giáo và thấy: các thần và nữ thần, những hình ảnh và biểu tượng, những chùa chiền và những nơi thiêng liêng, những nghi thức và lễ vật. Chúng ta cũng ngưng lại để nhìn vào Ramakrishna và Gandhi, hai con người tinh thần vĩ đại đã giúp đỡ người ta lưu ý đến sự cần thiết của lối sống đạo lý. Bằng cách ấy, hai người này đã cải thiện tôn giáo và xứ sở của họ. Nơi nào tôn giáo tạo được sự khác biệt thực sự trong đời sống người dân, tôn giáo trở thành một lực lượng thực sự huy hoàng. Ấn Độ Giáo là một lực lượng như vậy. Một trong những tôn giáo cổ nhất trên thế giới — một số người nói tôn giáo cổ nhất — Ấn Độ Giáo đã có hàng thế kỷ giúp đỡ người dân trả lời những câu hỏi sâu xa nhất của họ.

Tôi thực ra là gì? Trong cái ngã bên trong của bạn, người Ấn Độ Giáo trả lời, bạn là một phần của Thượng Đế.

Đời tôi là gì? Người Ấn Độ Giáo trả lời đó là sự truy tìm cho đến khi tìm ra Thượng Đế trong chính bạn.

Làm sao tôi có thể có hạnh phúc? Chỉ khi bạn trở nên hiểu biết Thượng Đế, người Ấn Độ Giáo trả lời.

Làm sao tôi có thể biết được Thượng Đế? “Ai biết được chính mình sẽ biết Thượng Đế”

Cách thờ phượng nào là tốt nhất? Người Ấn Độ Giáo đã nói: Trâu bò có nhiều mầu sắc, nhưng tất cả sữa của chúng giống nhau… hệ thống tín ngưỡng khác nhau, nhưng Thượng Đế chỉ là một.”

Theo MAXREADING

Tags: , , , ,