Chùm ảnh: Cận cảnh bức tượng tinh xảo nhất của nền văn hóa Đông Sơn

“Người cõng nhau thổi khèn” là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.Chùm ảnh: Cận cảnh bức tượng tinh xảo nhất của nền văn hóa Đông Sơn

Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn là tên gọi của một Bảo vật quốc gia độc đáo đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Tượng thuộc nền văn hóa Đông Sơn, có niên đại 2.500 – 2.000 năm trước, được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ khảo cổ học Đông Sơn đầu thế kỷ 20.

Chùm ảnh: Cận cảnh bức tượng tinh xảo nhất của nền văn hóa Đông Sơn

Tượng cao 8,5 cm, rộng: 9,5 cm thể hiện cảnh hai người cõng nhau. Người cõng tóc vấn búi cao, tai đeo khuyên tròn, to rủ xuống ngang vai, tư thế cong lưng, hai chân như đang nhún nhảy, hai tay choàng ra, ôm đỡ người ngồi trên lưng.

Người ngồi trên lưng miệng ngậm khèn, một tay ôm lấy người cõng, một tay đỡ lấy khèn.

Mặc dù nhỏ, nhưng bức tượng lại là tuyệt tác về nghệ thuật đúc đồng. Tượng có cấu trúc hình học khá phức tạp nhưng lại được đúc liền khối chứ không chắp vá.

Điều này chứng tỏ kỹ nghệ làm khuôn rất giỏi, phải có cách tạo khuôn ghép nhiều bộ phận nhỏ mới tạo ra được các khối thanh mảnh, các chỗ lồi lõm, mà khi đúc, nước đồng vẫn điền đầy chi tiết.

Dù là khối tượng tả thực nhưng tác phẩm vẫn toát lên vẻ đẹp giản dị, bình yên của một xã hội Đông Sơn phát triển về mọi mặt.

Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống khởi nguồn từ xa xưa đến nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.

Có thể nói, tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn có ý nghĩa như một thông điệp của thời đại Hùng Vương dựng nước gửi lại cho muôn đời sau.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , , ,