Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – cái nôi của nền hội họa hiện đại Việt Nam

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập vào năm 1925 bởi họa sĩ người Pháp Victor Tardieu. Trường đã đào tạo những họa sĩ Việt xuất chúng như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Quang Phòng, Mai Văn Hiến, Phan Kế An, tạo điều kiện cho các họa sĩ Việt Nam được hoạt động chuyên nghiệp, góp một phần quan trọng cho nền nghệ thuật nước nhà.

Victor Tardieu với tác phẩm tranh tường vẽ cho giảng đường chính của Trường Đại học Đông Dương.

Nghệ thuật tại Việt Nam có sự pha trộn giữa Trung Quốc và Pháp trong suốt thời kỳ dài chịu sự đô hộ. Năm 1925, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương hay còn gọi là Ecole des Beaux-Art de l’Indochine được thành lập bởi một họa sĩ người Pháp có tên Victor Tardieu tại Hà Nội, Việt Nam. Victor Tardieu cũng chính là hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này. Trường dạy nghệ thuật Pháp cho các sinh viên trên khắp Đông Pháp (thuộc địa của Pháp trong hơn 80 năm từ năm 1887 đến năm 1954 tại khu vực Đông Nam Á). Ngôi trường sản sinh ra những nhà tiên phong cho nghệ thuật hiện đại Việt Nam bao gồm Lê Phổ, Lưu Văn Sìn, Tô Ngọc Vân, Lê Thị Lựu, Nguyễn Cát Tường cùng rất nhiều gương mặt nổi tiếng khác. Đương thời, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là trung tâm mỹ thuật toàn quốc và rất có danh tiếng nhờ những tác phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước được ra đời tại đây, cho tới ngày hôm nay, ngôi trường vẫn giữ nguyên giá trị như vậy. Sau này, một số tài năng hội họa của Việt Nam đã được thế giới chú ý nhờ những tác phẩm với phong cách đa dạng. Vậy là nhu cầu với sản phẩm nghệ thuật Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại Pháp và một số nước châu Âu.

Mục tiêu ban đầu của trường Cao đẳng Mỹ thuật là đào tạo thợ thủ công sản xuất sản phẩm nghệ thuật để xuất khẩu tới Pháp, làm giàu cho chính phủ Pháp. Không ngờ tới, ngôi trường lại sản sinh những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, những người thầy và học trò xuất sắc. Tuy vậy, nó phát triển một cách chậm rãi và không thực sự kiếm được nhiều tiền như dự đoán. Chính phủ Pháp đã cố đóng cửa rất nhiều lần, rất may, Victor Tardieu đều phản đối và đấu tranh cho sự tồn tại của nó. Chính bởi vậy, ông được kính trọng và được coi là người Pháp duy nhất tin tưởng vào coi trọng của người An Nam (tên gọi cũ của người Việt Nam) và đấu tranh cho quyền được hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp các nghệ sĩ Việt. Tardieu qua đời vào năm 1937 tại Hà Nội. Bên cạnh Tardieu còn một gương mặt khác cũng có đóng góp lớn cho sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật sơn dầu, nghệ thuật tạo hình, và đặc biệt là kỹ thuật vẽ ngoài trời đó chính là Joseph Inguimberty (1896-1971) – giảng viên tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cho tới tận khi trường đóng cửa vào năm 1945 khi mà Nhật đảo chính Pháp.

Bên cạnh việc thiết lập các chính sách và hệ thống giảng dạy tại Việt Nam bao gồm sơn dầu, tranh lụa, tranh bột, khắc gỗ…; trường học cũng tổ chức và tài trợ cho một số chương trình nghệ thuật.

Năm 1934, Societe Annamite d’Encouragement a l’Art et a l’Industrie (SADEAI), hiệp hội nghệ sĩ đầu tiên tại Việt Nam được thành lập và Tardieu cũng từng giữ cương vị chủ tịch.

Mặc dù được đào tạo theo đúng chương trình giảng dạy châu Âu, nghệ sĩ Việt Nam vẫn đưa được phong cách cá nhân và cảm hứng châu Á vào sản phẩm.

Nhìn chung, phần lớn họa sĩ Việt Nam sử dụng khá nhiều chất liệu mà không bị bó hẹp trong một chất liệu duy nhất. Ví dụ như ở list bên dưới, bạn sẽ thấy rất nhiều gương mặt xuất hiện nhiều lần trong những hạng mục khác nhau. Ví dụ như tất cả các họa sĩ tại Việt Nam đều từng dùng màu bột.

Tranh sơn dầu

vietnam-2

Tranh sơn dầu “Thiếu nữ bên hoa huệ”, (1943), Tô Ngọc Vân.

Một số chuyên gia người Pháp bao gồm Victor Tardieu và Joseph Inguimberty phụ trách giảng dạy hội họa sơn dầu tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Những học trò xuất sắc được đào tạo phải kể đến: Tô Ngọc Vân, Nam Sơn, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Lương Xuân Nhị, Trịnh Hữu Ngọc, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Quang Phòng, Mai Văn Hiến, Phan Kế An, Dương Bích Liên, Trần Văn Cẩn Phạm Viết Song bên cạnh rất nhiều cây cọ khác.

Tranh lụa

vietnam-3

Tranh lụa “Người phụ nữ Việt Nam”, (1931), Nguyễn Nam Sơn.

Nguyễn Phan Chánh, một họa sĩ người Việt, khóa đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930) đã tự mình phát triển và hoàn thiện thể loại tranh lụa. Một vài họa sĩ tranh lụa nổi tiếng là: Nam Sơn, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Trọng Hợp, Nguyễn Thị Nhung.

Tranh sơn mài

vietnam-4

Tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng (1914-1993).

Kỹ thuật tranh sơn mài được giới thiệu tới Việt Nam qua các giảng viên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1927 bởi Joseph Inguimberty. Nguyễn Gia Trí đã bắt đầu sản xuất tranh sơn dầu hiện đại từ đó và đã phát triển phong cách riêng trên đó. Năm 1939, Nguyễn Gia Trí tổ chức buổi triển lãm độc lập để giới thiệu các tác phẩm mang phong cách riêng của ông và rất may mắn đã nhận được những phản hồi tích cực. Sau đó, tranh sơn mài được phổ biến rộng rãi và trở nên nổi tiếng hơn. Một số họa sĩ sơn mài nổi tiếng phải kể đến là: Nguyễn Văn Trung, Phạm Hậu, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Văn Tỵ, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Bình, Dương Hướng Minh, Nguyễn Sỹ Ngọc, Trần Đình Thọ, Nguyễn Sáng, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Thúc Bình, Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An, Dương Bích Liên, Nguyễn Kim Đồng, Lê Quốc Lộc.

Tranh màu nước

vietnam-6

Tranh màu nước “Phong cảnh”, họa sĩ Nam Sơn.

Các họa sĩ màu nước nổi tiếng khi đó bao gồm: Nam Sơn, Hoàng Lập Ngôn, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Trọng Hợp và một số cây cọ khác.

Tranh khắc gỗ

vietnam-7

Tranh khắc gỗ “Bác Hồ thăm quê”, (1971), Phạm Văn Đôn.

Kỹ thuật khắc tranh trên gỗ đã xuất hiện tại Việt Nam từ thế kỷ 17. Một số họa sĩ nổi tiếng của thể loại tranh khắc gỗ phải kể đến là: Đỗ Sơn, Đức Thuận, và Phạm Vân Đôn.

Tranh màu bột

vietnam-9

Tranh màu bột của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.

Màu bột (gouache) theo tiếng Pháp là màu trộn keo hoặc nước. Họa sĩ sẽ tự chế màu bằng cách trộn bột màu với nước hoặc các loại keo như keo da thỏ, keo da trâu hay đơn giản là keo dán giấy Thiên Long mà chúng ta vẫn quen thuộc ngày nay. Khác với màu nước dễ tan và tạo sắc độ trong nước, màu bột có thể được chồng nhiều lớp và vẽ ở dạng khô hay ướt đều được. Màu bột cũng đục hơn và có hiệu ứng phản chiếu ổn hơn màu nước. Ngoài ra, nếu như màu nước là chất liệu vẽ khó sửa thì màu bột lại có thể sửa dễ dàng. Màu bột du nhập vào Việt Nam sau sơn dầu, và rất được ưa chuộng bởi giá cả phải chăng hơn. Màu bột ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, trái ngược với châu Âu. Một số họa sĩ tranh màu bột nổi tiếng không thể không kể đến là: Lê Thị Lựu, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Dung, Nguyễn Tiến Chung, Tạ Thúc Bình, Bùi Xuân Phái, Lê Thanh Đức, Mai Văn Hiến và Văn Cao.

Theo DESIGNS.VN

Tags: ,