Bức tường bằng xương máu người Nga trong cuộc chiến Chechnya lần I

Cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất đến nay vẫn để lại nhiều xót xa cho người dân Nga, một sự kiện đau thương trong cuộc chiến này đến nay mới được hé lộ.

Bức tường bằng xương máu người Nga trong cuộc chiến Chechnya lần I

Sau khi Liên Xô giải thể, Nga với cương vị là người “thừa kế” lớn nhất của Liên Xô đã bắt đầu ổn định tình hình trong nước và tái lập một quốc gia ổn định, bền vững. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn, nên nội bộ nước Nga có nhiều “hỗn loạn”, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do một số lực lượng đòi ly khai, Cộng hòa Chechnya là một trong số đó.

Dzhokhar Dudayev có được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng Chechen và đã thành lập nên quân đội Chechen với nhiều trang bị hiện đại và được Mỹ, phương Tây hậu thuẫn, sẵn sàng đối đầu với Nga.

Năm 1994, Tổng thống Yeltsin đã ký hiệp định đặc biệt, ban cho các nước cộng hòa trực thuộc đặc quyền chính trị lớn hơn. Nhưng Chechnya đã không thông qua. Mâu thuẫn nảy sinh. Dzhokhar Dudayev – một chính trị gia lớn ở Chechnya đã đứng lên, tuyên bố độc lập và Quốc hội do ông này lập ra đã đặt tên nước là Cộng hòa Chechen. Sau khi Chechen tuyên bố độc lập, Nga phản ứng dữ dội.

Điều gì đến cũng phải đến, cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất 1994-1996 điễn ra với nhiều tổn thất đau thương cho cả hai bên.

Nga sử dụng một số lượng lớn binh lính và vũ khí với mong muốn nhanh chóng dẹp yên nổi loạn, tuy nhiên, Chechnya đã sử dụng nhiều vũ khí và trang bị khác nhau kiên quyết chống trả. Đỉnh điểm của cuộc chiến là trận đánh ở thủ đô Grozny.

Mặc dù quân số áp đảo, được sự hỗ trợ của không quân, quân Nga đã cố gắng chiếm quyền kiểm soát khu vực miền núi của Chechnya nhưng không thành công.

Một sự kiện khi đó đến nay mới được truyền thông Nga hé lộ từ việc giải mật các tài liệu chiến tranh Chechnya đó là, rất nhiều quan chức Nga đã từ chức để phản đối. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng từ chức, và nhiều người Nga coi cuộc chiến là hành động “nồi da nấu thịt”.

Việc không chuẩn bị tốt về tư tưởng chính trị đã khiến tinh thần và hiệu quả tác chiến của quân Nga bị sụt giảm nghiêm trọng trong chiến dịch.

Cùng với đó, cuộc chiến được tiến hành trong địa hình đường phố, không gian giữa các kiến trúc tương đối nhỏ hẹp, các thiết bị cơ giới hóa của Quân đội Nga không thể phát huy tác dụng lớn nhất.

Sau khi Quân đội Nga ồ ạt tiến vào thành phố Grozny, các phần tử vũ trang của Chechnya đã bắn hàng loạt rocket RPG vào quân Nga, làm họ ngay lập tức thương vong hơn một nửa.

Cuối cùng, sau nhiều giờ chiến đấu, chỉ có vài chục người trong hàng ngàn binh lính cơ giới Nga may mắn trốn thoát, số còn lại tất cả đã nằm lại trong thành phố.

Đáng chú ý, lực lượng của Chechnya đã kéo những thi thể binh lính Nga đến cổng thành và dựng thành một bức “tường thi thể” để chống lại các cuộc tấn công của Quân đội Nga. Đối mặt với tình huống này, chỉ huy lực lượng Nga khi đó không có biện pháp giải quyết và nhanh chóng báo cáo lên cấp trên.

Sau khi nhận được thông tin, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã phải “gạt nước mắt” hạ lệnh trực tiếp tấn công, phá hủy bức tường đẫm máu này để mở đường cho bộ binh tiếp tục tiến vào thành phố.

Năm 1996, chính phủ của Yeltsin tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn và một hiệp ước hòa bình được ký kết một năm sau đó. Con số thông báo chính thức số quân Nga tử trận là 5.732 người.

Không có con số chính xác cho số quân Chechnya bị chết, nhưng con số ước lượng là từ 3.000 đến 17.391 quân. Ước tính số thường dân bị chết từ 30.000 đến 80.000 người, nhiều thành phố và làng mạc bị tàn phá.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Tags: , ,