12 Samurai nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản

Phần lớn các Samurai có tiếng đều xuất hiện trong hai cuộc chiến quan trọng nhất lịch sử Nhật: đó là Cuộc chiến Genpei「源平合戦」(1180 – 1185) và các năm cuối của Thời Kì Chiến Quốc「戦国時代」.

12 Samurai nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản

1. Tomoe Gozen「巴御前」(1157-1247)

Bà là một nữ Samurai (trong tiếng Nhật là「女武芸者」Onna Bugeisha), được biết đến nhờ lòng quả cảm và sức mạnh của mình. Bà làm việc dưới trướng Tướng Minamoto no Yoshinaka「源義仲」trong Cuộc chiến Genpei. Trước khi Samurai là một đẳng cấp được chính thức hóa trong Thời Kì Edo (1603-1868), phụ nữ được huấn luyện cách sử dụng giáo Naginata「薙刀」và dao găm Kaiken「懐剣」để bảo vệ cộng đồng với một số các chiến binh nam khác.

Cuộc chiến Genpei nổi lên giữa hai thế lực hùng mạnh là gia tộc Minamoto「源氏」và Taira「平」. Bà Tomoe đã có được nhiều thành tựu hiển hách trong cuộc chiến này, như dẫn đầu 1.000 kỵ binh, sống sót trận chiến 300 quân đối 6.000 địch, và thu thập thủ cấp quân địch nhiều như rạ. Trong Truyện kể Gia tộc Heike「平家物語」, một bài thơ tuyệt phẩm về cuộc chiến được soạn vào khoảng năm 1309, thêm vào trong đó vẻ đẹp của Tomoe – “Nàng cũng là một cung thủ kì tài, và dưới tư cách một nữ binh, nàng là một chiến binh đáng ngàn lời ca ngợi, sẵn sàng nghênh chiến quỷ dữ hay thần thánh, dù đang cưới ngựa hay cuốc bộ.”

Khi Cuộc chiến gần kết thúc, Yoshinaka đã cạnh tranh quyền lực với toàn thể Gia tộc Minamoto. Khi ông ta bị đánh bại bởi người anh em họ Yorimoto, đã được ghi chép lại rằng Tomoe đã xuống ngựa và chặt lấy thủ cấp của binh sĩ mạnh nhất của Yorimoto trong Trận Awazu vào năm 1184.

Những gì xảy ra sau đó thì không rõ, tuy nhiên bà là một nhân vật nổi tiếng thường được đóng vai trong các vở kịch Kabuki「歌舞伎」hay tranh vẽ Ukiyo-e「浮世絵」.

2. Kusunoki Masashige「楠木 正成」(1294-1336)

Ông nổi tiếng với vai trò một nhà chiến lược quân sự và nhờ sự đóng góp tận tình không ngơi của ông. Vào năm 1331, ông gia nhập Thiên Hoàng Go-Daigo「後醍醐天皇」để chống lại thế lực của Mạc phủ Kamakura「鎌倉幕府」. Vinh quang lớn nhất của ông xảy ra vào năm 1332, khi mà ông đã đánh chiếm thành công Lâu đài Chihaya ở phía Nam Osaka, đối đầu với 100.000 quân địch chỉ với 2.000 binh sĩ.

Kusunoki đã được giao quyền quản lé một vài khu vực của Kansai sau chiến thắng. Tuy nhiên, Thời Tân Chính Kemmu không diễn ra lâu, khi Gia tộc Ashikaga「足利氏」phản bội Kusunoki và hai lần dẫn quân chống đối Kyoto vào năm 1336. Vào lần thứ hai, Kusunoki đã tán thành để thế lực Ashikaga chiếm lấy thủ thành trong khi những người ủng hộ Thiên Hoàng ẩn náu giữa các nhà sư trên Núi Hiei, sau đó tràn xuống thành và bẫy quân Ashikaga trong thành. Tuy nhiên, Go-Daigo ra lệnh cho Kusunoki phải tiến quân. Nhà chiến lược gia này sớm biết đây sẽ là án tử hình của mình nhưng ông vẫn tuân thủ. Khi đội quân của ông cuối cùng đã bị áp đảo tại Trận Minatogawa, Kusunoki đã tự vẫn vì không muốn bản thân bị bắt tù.

Ông ta hiện giờ là hiện thân của sự quả cảm và tận trung với Thiên Hoàng, và tượng của ông được đặt bên ngoài Hoàng Cung Tokyo.

3. Sanada Yukimura「真田 幸村」(1567-1615)

Được ca ngợi vào thời đó như một chiến sĩ mạnh nhất Nhật Bản, Sanada Yukimua đã chiến đấu dũng cảm chống lại thời kì cầm quyền loạn lạc của Tokugawa. Trận thủ thành Ueda lỗi lạc của ông ở Nagano đã ngăn chặn hoàn toàn sự tiến quân của Tokugawa Hidetada「徳川秀忠」để cứu cha ông ta, Ieyasu, tại Trận Sekigahara mang tính quyết định thế trận vào năm 1600.

Tuy Ieyasu vẫn chiến thắng, và tuy ông ta đã sớm lên cầm quyền toàn Nhật Bản, Yukimura đã dẫn đầu quân trong cuộc phản kháng cuối cùng tại Trân Vây Thành Osaka từ 1614-1615, chiến đấu mãnh liệt đến mức ép được lực lượng Tokugawa phải chấp nhận đình chiến sau Cuộc Khởi chiến Mùa đông ban đầu. Tuy nhiên, Ieyasu đã quay lại vài tháng sau đó với 150.000 quân binh cho Cuộc Khởi binh Mùa hè, đối đầu với 60.000 quân của Yukimura. Mặc dù đã chiến đấu oanh liệt, lực lượng của Yukimura đã dần kiệt sức và bị triệt tiêu.

4. Yasuke「弥助」(1555-1590)

Yasuke là một nô lệ người châu Phi được đến Nhật vào năm 1579 bởi Nhà truyền giáo Dòng Tên Alessandro Valignano. Ở Nhật Bản, chưa ai từng được thấy một người da đen nên sự xuất hiện của Yasuke đã tạo nên một làn sóng. Ông đã được Oda Nobunaga「織田信長」, lãnh chúa có thế lực lớn nhất hiện tại. Nobunaga đã cục kì ngạc nhiên về ngoại hình của Yasuke, đến mức bắt ông lột trần và chùi sạch da để chứng minh da ông ta không phải do tô mực lên.

Do sự ấn tượng về sức mạnh về kích cỡ cơ thể của Yasuke – cao khoảng gần 190cm – Nobunaga đã mua lấy Yasuke và huấn luyện ông làm cận vệ. Vào 1581, Yasuke được phong làm Samurai và được cử đi gác Lâu đài Azuchi, nơi mà ông ta ăn nhậu với Nobunaga và là cận vệ thân tín của ông ta.

Khi mà Nobunaga bị phản bội bởi Akechi Mitsuhide「明智光秀」và bị ép tự sát tại Đến Honnoji「本能寺」vào năm 1582, Yasuke cũng có mặt ở đó và chiến đấu lại với lực lượng của Mitsuhide. Sau khi Nobunaga tự vẫn, Yasuke đã trốn về Lâu đài Azuchi và chiến đấu cùng với con trai của Nobunaga, Oda Nobutada「織田信忠」, cho đến khi ông cũng bị bắt bởi Mitsuhide và bị ép mổ bụng tự sát.

Yasuke sau đó đã được Mitsuhide tha mạng và trả về Kyoto. Sau đó, số phận của Yasuke không rõ ràng, tuy nhiên có thể sự hiện diện của ông đã được ghi chép ở quanh vùng Kyuushuu「九州」vào 1584.

5. Uesugi Kenshin「上杉 謙信」(1530-1578)

Là con trai thứ tư của một lãnh chúa quyền lực, Uesugi Kenshin nổi dậy từ hàng loạt các cuộc tranh chấp nội bộ liên hồi với các binh sĩ nông dân và thầy tu, chiếm lấy quyền kiểm soát Địa phận Echigo, hiện là Quận Niigata, trong Thời Kì Chiến Quốc. Đôi khi được gọi là ‘Con Rồng xứ Echigo’「越後の龍」cùng với thế lực quân sự, ông nổi tiếng với việc là đối thủ của Takeda Shingen「武田信玄」, khi Shingen đang tiến quân vào Bắc Shinano (hiện là tỉnh Nagano) trong khi Kenshin thì đang củng cố phòng thủ Echigo bên kia ranh giới.

Giữa 1553 và 1564, hai vị Samurai này đã đối đầu với nhau năm lần tại Kawanakajima, ở phía Bắc nơi mà hiện giờ là Thành phố Nagano. Dù hầu hết các lần đối đầu này là chạm trán nhỏ, trong trận thứ tư – tháng 10 năm 1561 – Kenshin đã gần như đánh bại được Shingen, tiến xa đến mức cưỡi ngựa vào đồn chỉ huy của Shingen. Do hoàn toàn không chuẩn bị trước, Shingen đã chỉ có thể bảo vệ bản thân bằng một cây quạt sắt, cầm cự cho đến khi một người hầu cận của ông ta đã giúp ông tẩu thoát và đuổi quân của Kenshin đi.

Mặc dầu Shingen and Kenshin là những kẻ thù trong hơn 14 năm, họ được biết đến là đã trao đổi quà tặng nhiều lần, nổi tiếng nhất là khi Shingen tặng một thanh kiếm quý mà ông rất thích cho Kenshin. Thêm vào đó, có một việc bất ngờ xảy ra khi một số chúa đất khác (bao gồm cả gia tộc Hojo) tẩy chay việc cung cấp muối cho tỉnh Kai. Kenshin nghe nói đến những khó khăn của Shingen khi một daimyo của gia tộc Hojo từ chối cung cấp gạo cho ông ta. Kenshin bí mật gửi muối đến cho Takeda (muối là một xa xỉ phẩm vào thời đó, dùng để bảo quản thực phẩm) và gửi thư cho kẻ thù của mình, Shingen, rằng theo ông thì lãnh chúa Hojo đã phạm phải một hành động thù địch. Mặc dù ông đã có thể cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp và đường sống của Shingen nhưng ông đã quyết định không làm thế vì đó là một điều sỉ nhục. Ngược lại, Kenshin tuyên bố “Thắng lợi của chiến tranh phải bằng kiếm và giáo chứ không phải bằng muối và gạo”. Bằng cách đối xử này với kẻ thù, Kenshin đã tạo nên một tiền lệ cao quý cho moi thời đại. Shingen mất năm 1573, và Kenshin đã khóc lớn khi mất đi một kẻ thù ngang tầm, và thề là sẽ không bao giờ tấn công lãnh địa của Takeda.

Kenshin sau đó đã chiến đấu chống lại thế lực của Oda Nobunaga, thậm chí còn có được thắng lợi hoàn toàn ở Trận Tedorigawa (hiện là Quận Ishikawa) vào 1577. Ông còn thu thập được một đội quân – hiện còn có hợp tác với Takeda – để tiếp tục cuộc tiến công vào lãnh thổ của Oda từ 1577 đến 1578, nhưng ông đã mất do bệnh nặng.

6. Minamoto no Yoshitsune「源義経」(1159-1189)

Ông là một người lãnh đạo trong Cuộc chiến Genpei.

Năm 1184, Minamoto no Yorimoto「源頼朝」cử Yoshitsune đến đánh anh họ mình là Yoshinaka, người muốn tranh giành ngôi kế vị tộc trường tộc Minamoto với Yoritomo. Quân của Yoshinaka bị đánh bại và Yoshinaka trốn chạy được cùng với đoàn tùy tùng của mình, trong đó nổi tiếng có Tomoe Gozen.

Tuy nhiên, họ sớm bị truy lùng và đánh bại, Yoshinaka phải mổ bụng tự sát. Yoshitsune ngày một trưởng thành và trở thành vị tướng quan trọng nhất trong kết hoạch phục hưng nhà Minamoto, với việc dành vô vàn chiến thắng trước các chi tộc của nhà Taira và dần tiến sâu vào lãnh thổ của gia tộc Taira. Yoshitsune tiếp quản Kyoto và được phong làm Đại Tướng quân khi chỉ mới 25 tuổi năm 1184.

Chiến tranh giữa nhà Taira và Minamoto liên tục leo thang. Sau nhiều trận đánh diễn ra, cuối cùng vào năm 1185, Hoàng đế Antoku, khi đó mới 8 tuổi, bị buộc phải bỏ chạy lên thuyền chiến sau khi bị lực lượng của Yoshitsune đánh vào. Yoshitsune tiếp tục đuổi theo, dẫn đến trận thủy chiến trên sông Dan no Ura – một trận đánh rất nổi tiếng và quan trọng bậc nhất trong lịch sử Nhật Bản.

Sau chận Dan no Ura, Yoshitsune đã bị chính Yoritomo trở mặt. Một số giải thiết khác thì cho rằng Yoritomo, với bản tính hay nghi ngờ của mình, đã không tin tưởng vào lòng trung thành của Yoshitsune, ông lo ngại Yoshitsune sẽ chiếm đoạt ngôi vị thống lĩnh của mình. Mặc cho nỗ lực chứng minh lòng trung thành của mình, Yoshitsune vẫn không được anh mình tin cẩn, còn bị anh mình buộc tội có những hành động tự tiện trái ý bề trên. Quá uất ức, Yoshitsune về phe với chú mình là Minamoto Yukiie định mưu phản nhưng thất bại, buộc phải bỏ chạy. Yoshitsune cùng với đám tùy tùng nhỏ của mình đi lang thang khắp đất Nhật, năm 1187 thì xin tị nạn ở nhà lãnh chúa Fujiwara no Hidehira ở vùng Mutsu. Tuy nhiên khi lãnh chúa chết ngay năm đó, người kế vị ông, người con trai Yasuhire lại trở mặt với các vị khách của cha mình và tuân phục Yoritomo.

Năm 1189, Yasuhire và người của hắn tiến hành thảm sát người của Yoshitsune, cho đến khi chỉ còn lại đúng Yoshitsune và người bạn trung thành của ông là Benkei「弁慶」. Yoshitsune lui về gia thất của Fujiwara Motonari và chuẩn bị các nghi thức tự sát, trong khi đó Benkei ở bên ngoài cầm cự với địch. Vị tăng binh Benkei, dù bị hàng loạt mũi tên địch đâm xuyên qua giáp trụ, vẫn đứng im ngăn kẻ địch tiến đến, cho đến khi người ta nhận ra Benkei đã chết từ lâu. Cuối cùng, khi Benkei ngã gục xuống. Yoshitsune liền giết chết vợ và con mình để tránh họ bị làm nhục, sau đó bản thân ông tiến hành nghi thức mổ bụng tự sát.

Mặc dù bị đối xử tệ bạc bởi chính người anh của mình vào những năm cuối đời nhưng Yoshitsune vẫn là một danh tướng trong lịch sử Nhật Bản, và được nhiều nhà văn, nhà thơ lấy cảm hứng sáng tác, điển hình là trong tập “Truyện kể Heike”. Hiện nay, vong linh của Yoshitsune được thờ tại đền Shirahata Jinja ở Fujisawa, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.

7. Miyamoto Musashi「宮本武蔵」(1584-1645)

Mặc dù chưa từng sở hữu mảnh đất riêng hay phục vụ cho một lãnh chúa nào một cách chính thức, với tư cách một đấu sĩ, không ai có thể so bì được với Miyamoto Musashi. Bất bại trong suốt 60 trận tay đôi, ông ta đã thành lập nên nhiều trường dạy về kiếm đạo, và trong những năm cuối đời đã cho phát hành quyển “Ngũ Luân Thư” -「五輪の書」, viết về binh pháp, võ nghệ.

Liều lĩnh và táo bạo, Musashi đã chiến thắng trận đánh đầu tiên ở tuổi 12, khi chấp nhận một lời thách đấu từ một samurai dạo đường, người mà bị ông ta đánh ngất với một cú đánh bất ngờ bằng cây gậy gỗ. Musashi nổi tiếng do thường thắng các trận đấu chỉ với một cây kiếm gỗ. Vào những năm đầu làm samurai, ông đã đánh bại vài thành viên của trường Yoshioka, và đánh dấu cái kết cho thời kì thống trị của ngồi trường kiếm đạo ưu việt nhất Kyoto. Ông ta sau đó đã thực hiện một cuộc “hành hương chiến sĩ” -「武者修行」từ năm 1605 đến 1612, thách thức các kiếm giả từ các trường khác nhau.

Vào năm 1612 ông đã tạo nên cuộc đấu nổi tiếng nhất, đối đầu với Sasaki Kojiro「佐々木 小次郎」ở trên hòn đảo Funajima. Musashi đã cố tình đến muộn gần 3 tiếng đồng hồ, lợi dụng sự nóng nảy và thiếu kiên nhẫn của đối thủ, ông ta đã đánh chết Kojiro chỉ với một cây kiếm gỗ mà ông tạc giữa đường đi.

Sau trận Vây thành Osaka, Musashi đã giúp xây dựng lại Lâu đài Akashi và đồng thời hỗ trợ trong việc bố trí qui hoạch thị trấn Himeji. Ông ta sau đó lại tiếp tục du mục, sử dụng kinh nghiệm bản thân để truyền đạt lại kiếm pháp của mình cho nhiều nhân vật có tiếng, bao gồm Tokugawa Ieyasu「徳川家康」. Vào năm 1643, ông ta nghỉ hưu, lui về hang「霊巌洞」ở miền tây Kumamoto để viết quyển Ngũ Luân Thư. Ông đã mất vào tuổi 62, khoảng ngày 13 tháng 6 năm 1645.

Ông thường được dựng hình ảnh với 2 cây kiếm với phong cách phái Nhị Thiên Nhất Lưu「二天一流」. Mặc dù là một nhân vật nổi tiếng, nhưng vì sức ảnh hưởng không lớn đến lịch sử Nhật Bản, nên ông không thường được quan tâm hay nghiên cứu nhiều bằng các samurai khác ở trong danh sách này.

8. Takeda Shingen「武田信玄」- 1521-1573

Thường được nhắc đến với cái tên “Con hổ vùng Kai”, vì sự đối lập của ông với Uesugi Kenshin – “Con rồng vùng Echigo” – so sánh với việc hổ và rồng là kẻ thù truyền kiếp trong hình ảnh Phật đạo.

Sau khi thay thế cha ông lên cầm quyền Gia tộc Takeda vào năm 1540, ông đã tiến tới chinh phục tỉnh Shinano (hiện là quận Nagano). Ông dần dần tiến sâu vào trong cho đến khi gần đụng độ đội quân của Uesugi Kenshin ở phía bắc. Mặc dù cả hai chiến đấu không ngừng nghỉ từ 1553 đến 1564, Shingen cuối cùng cũng đã có thể ngăn chặn lực lượng Kenshin xâm nhập vào Nagano, để Shingen có thể tập trung cuộc hành quân về phía nam.

Shingen có thể được xem như là lãnh chúa duy nhất có võ công và khả năng chiến lược đủ để cản lại cuộc càn quét liên tục của Nobunaga, và đánh bại Ieyasu tại trận Mikatagahara「三方ヶ原」. Tuy nhiên, Shingen đã qua đời trong doanh trại của ông, có lẽ là do dịch bẹnh hoặc từ các vết thương tích. Sau cái chết của ông, phần lớn gia tộc Takeda đã bị tiêu diệt bởi Nobunaga và Ieyasu tại trận Tenmokuzan「天目山」năm 1582. Tuy vậy, hệ thống điều hành, luật pháp và thuế má của Shingen đã ảnh hưởng khá lớn đến các lãnh đạo sau này, kể cả Ieyasu.

Cho đến nay, Takeda Shingen được tung hô tại Lễ hội Shingenko「信玄公祭り」vào ngày 12 tháng 4 tại thành phố Kofu, tình Yamanashi.

9. Date Masamune「伊達政宗」(1567-1636)

Ông đã dẫn đầu một cuộc chinh chiến ở tuổi 14 và kế nghiệp cha ông ở tuổi 17, chinh phục gần như mọi thứ của nơi mà bây giờ gọi là vùng Tohoku vào năm 1589. Ông gia nhập với Toyotomi Hideyoshi「豊臣秀吉」tại cuộc Vây thành Odawara năm 1590, và làm theo lẹnh của Hideyoshi để muốn hợp nhất Nhật Bản, ông đã gia nhập vào các cuộc chinh chiến thất bại ở Hàn Quóc.

Sau khi Hideyoshi chết vào năm 1598, Masamune đã theo phe Ieyasu, và được Ieyasu thường cho lãnh địa Sendai sau khi ông đã lập được các chiến công ở trận Sekigahara「関ヶ原」năm 1600 và trận Vây thành Osaka năm 1615. Ông đã thành lập nên thành phố Sendai vào năm 1604, và cuối năm 1613, ông đã cho thuyền Date Maru「伊達丸」- với cái tên khác là San Juan Baulista – đến Mexico với thông điệp muốn gửi đến cho Giáo Hoàng ở Rome. Được tôn trọng vì đạo hạnh của ông, Masamune đã nói: “Thực hiện quá mức sự chính trức sẽ trở nên cứng nhắc; Quá yêu thích sự rộng lượng sẽ dẫn đến yếu đuối.”

Do đã bị mất thị giác mắt phải bởi một đợt cúm gà khi còn nhỏ, Masamuyne còn được biết đến với cái tên Độc Nhãn Long「独眼竜」. Ông thường được nhận dạng bởi vầng trăng rất to trên chiến mũ của ông.

10. Toyotomi Hideyoshi「豊臣秀吉」(1537-1598)

Là con của một bộ binh ở tỉnh Owari (hiện là quận Aichi), ông đã gia nhập Gia tộc Oda làm bộ binh năm 1558. Ông phục vụ Oda Nobunaga với tư cách một người đưa dép.

Hideyoshi sau đó đã sửa chữa lại Lâu đài Sunomata ở tỉnh Mino (hiện là quận Gifu) để hỗ trợ cuộc vây thành của Nobunaga tại Lâu đầu Inabayama, nơi mà Hideyoshi tiếp tục giúp đỡ Nobunaga bằng cách hối lộ các samurai đối phương đào ngũ hoặc đổi phe. Với biệt danh Kozaru「子猿」- có nghĩa là con khỉ nhỏ, vì hình dáng gầy gọc và khuôn mặt của ông, ông sớm trở thành một trong những đại tướng nổi nhất của Nobunaga.

Sau khi Nobunaga mổ bụng tự sát năm 1582, Hideyoshi đã triệt tiêu lực lượng Akechi tại trận Yamazaki「山崎」, sau đó luôn kề vai hỗ trợ Oda Hidenobu, là người kế thừa của Nobunaga. Trước khi chết, Nobunaga đã chinh phục một nửa phía nam đại lục Nhật Bản, và Hideyoshi đã tiếp tục chiếm lấy các đảo lớn như Shikoku và Kyushu.

Vào năm 1590, sự sụp đổ của Gia tộc Hojo tại trận Vây thành Odawara đã đưa Thời Kì Chiến Quốc đến hồi kết. Sau đó Hideyoshi đã để mắt tới Triều đại nhà Minh của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai cuộc khởi chiến thất bại ở Hàn Quốc vào 1592 và 1597 đã dập tắt mọi hão huyền. Bản thân Hideyoshi còn không được tận mắt chứng kiến trận chiến thứ 2, do ông cùng với đội quân đã tử trận tại Hàn Quốc.

11. Tokugawa Ieyasu「徳川家康」(1543-1616)

Ông là con trai của lãnh chúa tỉnh Mikawa (hiện ở phía đông quận Aichi). Khi 5 tuổi ông đã bị bắt bắt cóc bởi Gia tộc Oda và giữ làm con tin vì lí do chính trị ở Nagoya. Khi 6 tuổi, cha ông bị mưu sát bởi các chư hầu của ông, những người đã bị phe Oda mua chuộc. Khi 9 tuổi, sau cái chết đột ngột của gia trường tộc Oda, Nobunaga đã đồng ý chuyển Ieyasu đến Sunpu, nơi mà ông sống như một con tin ở Gia tộc Imagawa cho đến năm 13 tuổi, khi mà ông gia nhập lực lượng Imagawa để chống lại Oda.

Sau khi Yoshimoto – lãnh đạo phe Imagawa – đã tử trận bởi một cú úp của Nobunaga, Ieyasu đã quyết định đổi phe và gia nhập với Oda. Ông sau đó liên minh với Takeda Shingen và chiếm lấy tỉnh Suruga (hiện là trung tâm quận Shizuoka), rồi liên minh với Uesugi Kenshin để lật mặt lại với đồng mình một lần của ông, Shingen. Ieyasu thực sự sẽ làm bất cứ thứ gì để chiến thắng, kể cả khi vợ và con trai đầu của ông bị buộc tội lên kế hoạch mưu sát Nobunaga, ông ta đã cho phép để vợ bị xử tử còn con trai phải tự sát.

Vào năm 1603, ở tuổi 60, Ieyasu đã được nhậm chức tướng Shogun bởi Thiên Hoàng Go-Yozei. Ông ta đã xây lên thủ thành của ông tại Edo (hiện là Tokyo) trong các vùng đất mà ông đã chiếm được từ phe Hojo, và bắt đầu thời Edo (1603-1868). Ông chết vào năm 1616, thọ 73 tuổi. Ông được thờ tại Đền Nikko Toshogu「日光東照宮」tại quận Tochigi. Một điều thú vị đáng nhắc tới đó là một trong những hầu cận nổi tiếng nhất của Ieyasu là ninja khét tiếng Hattori Hanzo「服部半蔵」.

12. Oda Nobunaga「織田信長」(1534-1582)

Nobunaga là samurai nhận được sự tôn trọng lớn nhất ở Nhật Bản. Ngoài việc là một chiến binh xuất chúng và chiến lược gia đại tài, Nobunaga đã ảnh hướng lớn đến một loạt sự kiên xảy ra mà sẽ hợp nhất đất nước và kết thúc Thời Kì Chiến Quốc.

Được sinh ra trong một gia đình nắm giữ nhiều tài sản đất đại ở tỉnh Owari, sau cái chết của cha ông vào năm 1551, ông đã tái hợp gia tộc và giành quyền kiểm soát Owari năm 1559. Sau đó ông đã đánh bại Imagawa Yoshimoto để tiếp tục đánh vào tỉnh Mino. Sau chỉ thị của Ashikaga Yoshiaki, Nobunaga tiếp tục tiến đến Kyoto năm 1568 để hạ bệ mạc phủ Ashikaga, là Yoshihide. Bằng cách đưa Yoshiaki lên làm chủ tướng mới, Nobunaga sử dụng ông ta như một con rối. Tuy nhiên, thế lực càng mạnh thì địch thủ càng nhiều. Ông đã cho diệt sạch các binh sĩ tại núi Hiei năm 1571, và khi Yoshiaki tự vùng lên, sử dụng đội quan của mình chống lại Nobunaga, Nobunaga đã đánh bại họ và đã đày ải Yoshiaki, kết thúc Mạc phủ Ashikaga vào năm 1573.

Ông còn hủy diệt cả Gia tộc Asakura đang chống đối tại tỉnh Echizen (hiện là bắc Fukui) và Gia tộc Azai tại tỉnh Omi (hiện lại Shiga) vào năm 1573, và sau đó hoàn toàn đánh bại Gia tộc Takeda tại trận Nagashino「長篠」năm 1575 với sự liên minh của Tokugawa Ieyasu.

Nhờ các chiến sách của ông và các liên mình cũng như hầu cận của ông, Nobunaga đã thành công trong việc kiểm soát miền nam Nhật Bản, lập nên nền tảng cho sự hợp nhất đất nước. Sau việc Nobunaga phản bội và chết tại chùa Honnoji, Hideyoshi đã tiếp tục công việc mà thủ lĩnh của ông đang dang dở. Mặc dù cho Hideyoshi và Ieyasu là những người hưởng được thành quả của việc chinh chiến, Nobunaga được nhớ đến là chiến binh vĩ đại nhất.

Theo NHẬT NGỮ SANKO

Tags: ,