10 lý do khiến giới trẻ ngày nay từ bỏ Thiên Chúa giáo

Trong giới truyền giáo, từ lâu người ta biết rằng trẻ em lớn lên trong gia đình Ki-tô giáo, khoảng chừng ba phần tư sẽ từ bỏ niềm tin sau khi tốt nghiệp trung học.

10 lý do khiến giới trẻ ngày nay từ bỏ Thiên Chúa giáo

Bài viết thể hiện góc nhìn của Tiến sĩ Alex McFarland là một diễn giả Kitô giáo, nhà văn Kitô giáo và là một nhà biện luận cho Cơ đốc giáo. Ông hiện giữ chức Giám đốc của hội “Christian Worldview and Apologetics” (Thế giới quan về Ki-tô giáo và Học Thuật Biện Giáo) tại Đại học North Greenville.Nguồn: Ten reasons millennials are backing away from God and Christianity. By Dr. Alex McFarland – Published April 30, 2017- Fox News. Lý Thái Xuân lược dịch

Các sinh viên đại học thuộc thiên niên kỷ thứ ba (trưởng thành vào năm 2000) ngày nay có xu hướng không liên hệ đến tôn giáo hơn so với dân chúng nói chung. Điều này rất đúng khi chúng được so sánh với các thế hệ trước.

Trên thực tế, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết rằng giới trẻ thuộc thế hệ thiên kỷ mới tỏ ra ít ngoan đạo nhất ở Mỹ, trong đó “một phần tư không liên quan đến bất kỳ tôn giáo nào, nhiều hơn so với người lớn tuổi khi họ ở vào tuổi từ 18 đến 29”.

Chỉ hơn 60 phần trăm của thế hệ thiên kỷ mới mô tả rằng hầu hết các nhà thờ ngày hôm nay, rằng Kitô giáo là “hay phán xét”, và 64 phần trăm nói rằng nhà thờ “chống đồng tính luyến ái”.

Trong giới truyền giáo, từ lâu người ta biết rằng trẻ em lớn lên trong gia đình Ki-tô giáo, “khoảng chừng ba phần tư sẽ từ bỏ niềm tin đó sau khi tốt nghiệp trung học. Chỉ dưới một nửa con số này (vào khoảng sau 20 tuổi hoặc những năm đầu tuổi 30) sẽ trở lại đi nhà thờ với mức độ trước đó.

Tại sao vậy? Nghiên cứu gần đây nhất của chúng tôi, bao gồm hàng chục cuộc phỏng vấn với thanh thiếu niên, những người trước đây theo Kitô giáo, và các chuyên gia về tôn giáo và văn hoá, chỉ ra các yếu tố như sau:

1. Suy nghĩ của “những người thuộc thời đại kỹ thuật số” rất tách biệt với các thế hệ khác. Những người của thời đại thiên kỷ 2 có tính cách chiết trung trên tất cả các mặt trận – về kinh tế, tinh thần, nghệ thuật. Có rất ít hoặc không có “lòng trung thành với thương hiệu” trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống.

2. Sự đổ vỡ gia đình. Từ lâu người ta đã nhận ra rằng trải nghiệm với một người cha trần thế thể hiện rất rõ quan điểm về cha trên trời. Nhà xã hội học Mary Eberstadt xác nhận trong quyển “West Really Lost God” (Phương Tây thật sự mất Thiên Chúa như thế nào) “Sự thịnh vượng của tôn giáo tăng hay giảm là tùy vào tình trạng gia đình”

3. Chủ nghĩa thế tục tranh đấu: Được các phương tiện truyền thông bao trùm và áp dụng trong trường học, các phương pháp tiếp cận giáo dục thế tục được hiểu biết qua các ống kính của “chủ nghĩa tự nhiên phương pháp luận”. Giả định rằng tất cả tuyên bố về đức tin chỉ đơn thuần là biểu hiện của ưu tiên chủ thể. “Sự thật” duy nhất là các tuyên bố không liên hệ đến bất kỳ bối cảnh siêu nhiên nào và không áp đặt các nghĩa vụ đạo đức đối với hành vi của con người. Mọi người ngày nay phải bắt buộc theo một chủ nghĩa thế tục.

4. Thiếu xác thực giữa người lớn về mặt tinh thần. Nhiều thanh thiếu niên đã không có, hoặc rất hạn chế, tiếp xúc với các vai trò người lớn mẫu mực biết những gì họ tin, tại sao họ tin, và cam kết luôn sống theo mô hình đó.

5. Ảnh hưởng văn hoá của nhà thờ đã suy giảm. Nhà thờ trong khu phố nhỏ thường được coi là không liên quan, và không có mặc cảm tội lỗi đối với những người không tham gia (không dự lễ).

6. Thường xuyên bỏ rơi luân lý. Ý tưởng về đạo đức khách quan – các chuẩn mực đạo đức thực sự ràng buộc tất cả mọi người – hầu như không được biết đến và bị người ta loại bỏ.

7. Sự hoài nghi về lý trí. Sinh viên đại học được khuyến khích chấp nhận những điều tầm thường như “cuộc sống là đặt câu hỏi chứ không phải là những câu trả lời giáo điều”. Đó có phải là câu trả lời không? Điều đó không có câu trả lời? Tuyên bố có câu trả lời được xem là “thiếu lịch sự”. Về các câu hỏi cuối cùng của cuộc sống, chấp nhận được xã hội là “ngưng phán xét”.

8. Sự nổi lên của một thời trang gọi là “chủ nghĩa vô thần”. Những nhà vô thần nổi danh như Christopher Hitchens (người mà tôi phỏng vấn hai lần) làm cho nhiều người không còn tin vào Chúa. Nhiều người trẻ thuộc thiên kỷ mới, hầu hết là mam giới  da trắng, tuổi khoảng 20, chịu ảnh hưởng bởi những cuốn sách và blog do các nhà tư tưởng chống Thiên Chúa giáo điều hành.

9. Thiên Chúa mới của chúng ta: tên của Ngài là lòng khoan dung (Tolerance). Khoan dung ngày nay chủ yếu có nghĩa là, “Bởi vì sự thật của tôi là,… thì là “sự thật,” không ai có thể đặt câu hỏi về bất kỳ thái độ hay niềm tin nào của tôi” Tiêu chuẩn này đã trở nên ăn sâu đến nỗi bây giờ không thể nào phê bình một cách hợp lý bất kỳ niềm tin hay thái độ mà không bị những lời chỉ trích.

10. Tư thế thách thức thường thấy của thanh niên. Khi chúng ta rời khỏi tuổi thanh thiếu niên và chuyển sang tuổi trưởng thành, tất cả chúng ta có thể dễ bị cảm giác thổi phồng trí thông minh và năng khiếu của chính chúng ta. Vào những năm cuối của tuổi 10 và đầu tuổi 20, nhiều người trẻ cảm thấy mình cao 10 feet và chắc chắn không có đạn nào có thể xuyên thủng. Tôi đã từng như thế đấy. Xu hướng văn hoá chống đối Thiên Chúa – và các vị trí quyền lực khác – cộng hưởng mạnh mẽ với mong muốn tự trị cảm thấy ở tuổi đang trưởng thành.

Cuối cùng, ở Mỹ, liệu có gì thực sự ngạc nhiên khi những đứa trẻ lớn lên trong các giáo hội Ki-tô trong thế kỷ 21 thường xuyên không bị xáo trộn bởi sự cam kết suốt đời? Hầu hết các nhà thờ như vậy đều quá bận tâm quảng cáo với những người tham dự rằng họ không nghĩ đến chuyện mạo hiểm “thương hiệu” của họ bằng cách nói sự thật một cách chắc như đinh.

Đối với thanh thiếu niên truyền giáo được huấn luyện bởi những người hãnh diện về “Nhà truyền giáo cho học sinh”, cam kết với Chúa một thời gian (ngắn) vừa đủ để rửa vết bẩn trên áo thun mặc trong buổi chơi bắn đạn màu sơn vào dịp cuối năm.

Theo SACHHIEM.NET

Tags: ,