Vì sao ngày càng nhiều người Mỹ đi theo tiếng gọi của Karl Marx?

Theo nhiều người trong thế hệ của tôi, những cột trụ của hệ tư tưởng chủ nghĩa tư bản đã lung lay. Ít ra thì cũng có một tỉ lệ phần trăm cao hơn trong những người Mỹ ở độ tuổi 18-30 có quan điểm ủng hộ chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản.

Vì sao ngày càng nhiều người Mỹ đi theo tiếng gọi của Karl Marx?

Bài viết của tác giả Bhaskar Sunkara, nhà sáng lập kiêm biên tập viên tạp chí Jacobin, Mỹ. Bài được đăng trên tờ The Guardian của Anh.

Nguồn: Why the ideas of Karl Marx are more relevant than ever in the 21st century; Bhaskar Sunkara; The Guardian; 2013.

Biên dịch: Đoàn Hiểu Linh / Redsvn.net.

Chủ nghĩa tư bản đã từng bán cho người dùng chúng ta những tầm nhìn tương lai. Tại Hội chợ Thế giới (World’s Fair) ở New York năm 1939, các tập đoàn đã trình diễn những công nghệ mới: Nylon, máy điều hòa nhiệt độ, đèn huỳnh quang, kính xem ảnh nổi 3 chiều View-Master ấn tượng chưa từng có. Nhưng còn hơn cả các sản phẩm, một lý tưởng về sự giàu có và hưởng thụ dành cho tầng lớp trung lưu đã được đưa ra cho những ai đang chán ngán với cuộc đại khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và viễn cảnh chiến tranh châu Âu.

Triển lãm Futurama (triển lãm mô hình thu nhỏ thế giới tương lai 1950-1960 của Norman Bel Geddes do General Motors tài trợ – Người dịch) còn đưa người xem đi qua các phiên bản thu nhỏ của những dự án phát triển và đường cao tốc mới, một bộ mặt mới của sự thay đổi: Thế giới của tương lai. Đó là một cố gắng mang tính bản năng để khôi phục lại niềm tin về chủ nghĩa tư bản.

Trước sự bừng tỉnh từ sau Thế chiến II, một số điểm trong những tầm nhìn này đã trở thành hiện thực. Chủ nghĩa tư bản đã nỗ lực, và dù không đồng đều nhưng cũng có những tiến triển từ giới công nhân Mỹ. Với áp lực từ bên dưới, nhà nước được kiểm soát chứ không bị phá vỡ bởi những người cải cách, và sự nhượng bộ giai cấp, chứ không chỉ là đấu tranh giai cấp, đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đem lại sự giàu có nằm ngoài trí tưởng tượng trước đó.

Sự bóc lột và áp bức vẫn còn đó, nhưng hệ thống không chỉ mạnh mẽ, năng động mà còn có tính hài hòa với những lý tưởng dân chủ. Tuy vậy, những tiến bộ này tỏ ra quá ngắn ngủi.

Dân chủ xã hội (một hệ tư tưởng chính trị có mục tiêu chính thức là thiết lập chủ nghĩa xã hội dân chủ thông qua các biện pháp cải cách và tiệm tiến – Người dịch) đã đối mặt với khủng hoảng cấu trúc trong những năm 1970, cuộc khủng hoảng mà Michal Kalecki, tác giả của cuốn Những khía cạnh chính trị của việc tuyển dụng đầy đủ (The Political Aspects of Full Employment) đã dự báo nhiều thập kỷ trước đó. Tỉ lệ tuyển dụng cao và sự bảo vệ phúc lợi không mua chuộc được công nhân mà càng khuyến khích họ đưa ra những yêu cầu lương bổng cạnh tranh. Các nhà tư bản đã tăng lương trong những thời điểm thuận lợi, nhưng kèm với sự đình đốn – sự giao thoa giữa tăng trưởng kém và lạm phát gia tăng. Và rồi cấm vận Opec (Opec embargo), một khủng hoảng về khả năng sinh lợi nhuận đã xảy ra sau đó.

Chủ nghĩa tân tự do mới nổi đã khống chế lạm phát và phục hồi lợi nhuận, nhưng điều này lại được thực hiện thông qua chiến dịch đối nghịch với lợi ích của tầng lớp lao động. Đã có những trận chiến được thực hiện để bảo vệ nhà nước phúc lợi, nhưng thời kỳ đó phần lớn xã hội mang tính giải thể-cực đoan (deradicalization – sự thay đổi quan điểm từ cực đoan sang ôn hòa – Người dịch) và chấp nhận chính trị. Do đó, tiền lương thực tế bị đình trệ, nợ tăng vọt, và triển vọng về một thế hệ mới là một triển vọng ảm đạm trung thành với tầm nhìn về hệ thống dân chủ xã hội cũ kỹ.

Sự bùng nổ công nghệ những năm 1990 đã đem lại cuộc đối thoại về một “nền kinh tế mới” thích ứng và nhẹ nhàng, một cái gì đó sẽ thay thế công sở kiểu Ford (hệ thống sản xuất hàng loạt do hãng Ford Motor tiên phong vào đầu thế kỷ 20 – Người dịch). Nhưng điều đó vẫn khác xa tương lai được hứa hẹn ở Hội chợ Thế giới 1939.

Dù thế nào thì khủng hoảng 2008 cũng đã làm tan nát những giấc mơ đó. Tiền vốn, sự an toàn trước mọi nguy bắt đầu diễn biến theo hướng xấu hơn, dao động mạnh mẽ và mang tính chất đầu cơ.

Theo nhiều người trong thế hệ của tôi, những cột trụ của hệ tư tưởng chủ nghĩa tư bản đã lung lay. Ít ra thì cũng có một tỉ lệ phần trăm cao hơn trong những người Mỹ ở độ tuổi 18-30 có quan điểm ủng hộ chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản. Những người này đã phát tín hiệu cho thấy họ không còn chịu ảnh hưởng từ sự kết hợp chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa Stalin thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Điều tương tự cũng đúng đối với tầng lớp trí thức. Những người Marxist đã giành được một sự công nhận chính thống: Chính sách ngoại giao chuyển hướng sang Leo Panitch (giáo sư khoa học chính trị tại đại học York ở Mỹ, người coi chủ nghĩa Marx như một phương tiện thúc đẩy sự thay đổi xã hội theo hướng dân chủ, hợp tác và bình đẳng – Người dịch), chứ không còn là Larry Summers (quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ dưới trào tổng thống Bill Clinton và là bộ trưởng bộ này giai đoạn 1999-2001 – Người dịch), để giải thích cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây; và những nhà tư tưởng như David Harvey (Giáo sư chuyên ngành khoa học nhân văn và khoa học xã hội của Mỹ – Người dịch) đã tận hưởng sự hồi sinh sự nghiệp muộn màng.

Việc công nhận rộng rãi hơn tư tưởng “cánh tả của chủ nghĩa tự do” – mà tạp chí Jacobin nơi tôi làm biên tập viên cũng là một phần – không chỉ là kết quả của sự mất mát niềm tin vào các giải pháp chính thống, mà có thể là niềm tin vào khả năng của những người cấp tiến, khả năng đặt ra những nghi vấn cấu trúc và đặt những diễn biến mới trong bối cảnh lịch sử sâu sắc hơn.

Hiện nay, kể cả Paul Krugman, nhà kinh tế học tư do được hoan nghênh, cũng viện dẫn những ý tưởng đã bị loại bỏ khỏi những ranh giới của đời sống Mỹ từ lâu. Khi nghĩ về tự động hóa và tương lai lao động, ông tâm tư rằng “nó có những tiếng vọng của chủ nghĩa Marx cổ điển – không phải là một lý do để bỏ qua các sự kiện, nhưng điều này xảy ra quá thường xuyên”.

Tuy vậy, còn hơn cả sự tâm tư, cánh tả đang trỗi dậy còn có những ý tưởng: Về sự giảm thời gian làm việc, tính phi hàng hóa của lao động, và những cách thức mà các tiến bộ trong sản xuất sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không phải khổ sở hơn.

Đó là nơi mà những điều đang tiến hóa, một cách lạ lùng, thành chủ nghĩa xã hội tri thức thế kỷ 21, thể hiện sức mạnh của nó: Sẵn sàng trình bày một tầm nhìn cho tương lai, một cái gì đó sâu sắc hơn là việc thuần túy chỉ trích.

Nhưng sự dịch chuyển của tầng lớp tri thức đã không có nhiều ý nghĩa với chính họ. Một khảo sát toàn cảnh chính trị nước Mỹ, bất chấp sự nổi dậy của phong trào Chiếm lấy phố Wall vào năm 2011, đã cho kết quả khá ảm đạm.

Phong trào lao động đã tạo ra được một số định hướng trong đời sống, đặc biệt là với các công nhân khu vực công đang đấu tranh vượt khó, nhưng đó là cuộc đấu tranh mang tính phòng thủ. Tỉ lệ công đoàn hóa tiếp tục giảm sút, và sự thờ ơ, chứ không phải lòng nhiệt tình cách mạng, lại lên ngôi.

Chủ nghĩa Marx ở Mỹ cần phải cao hơn cả một công cụ trí thức dành cho những nhà bình luận chính thống đang bối rối bởi thế giới đang thay đổi của chúng ta. Nó phải là một công cụ chính trị làm thay đổi thế giới đó. Nó được tuyên bố, chứ không chỉ được viết ra, dành cho sự tiêu dùng hàng loạt, ủng hộ một tầm nhìn về sự giàu có và thư giãn, và chế độ dân chủ thực tế hơn cả những gì mà các nhà tiên tri của chủ nghĩa tư bản đã đưa ra hồi năm 1939. Đó là một Disneyland xã hội chủ nghĩa: Cảm hứng sau “dấu chấm hết của lịch sử” (End of history, khái niệm về một hệ thống kinh tế, xã hội hoặc chính trị sẽ là điểm kết thúc cho sự tiến hóa văn hóa-xã hội của loài người – Người dịch).

REDSVN.NET

Tags: , , ,