Veda Upanishad – bản thánh kinh tối cao của Ấn Độ cổ đại

Veda Upanishad (Áo nghĩa thư) được coi là đại biểu quan trọng của tư tưởng triết lý thần thoại, tôn giáo, văn học cổ Ấn Độ, được diễn đạt dưới hình thức ngôn ngữ cổ của dân tộc Ấn Độ, gọi là ngôn ngữ Ấn – Âu.

Veda Upanishad – bản thánh kinh tối cao của Ấn Độ cổ đại

Nguồn: Veda Upanishad : Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ.

Theo các học giả châu Âu thì niên đại của Veda có từ 2000 – 2500 năm trước Công Nguyên. Các học giả Ấn Độ thì cho rằng Veda xuất hiện còn sớm hơn nữa, khoảng trên 3000 năm tr.CN. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng thánh kinh đã được lưu truyền vào thế kỷ 15 tr.CN và điều này được hầu hết các học giả chấp nhận.

“Cho dù thời gian chính xác là bao giờ đi nữa, cũng có nhiều khả năng các tài liệu này ra đời sớm hơn những tài liệu tương tự ở Hy Lạp hay Israel, vì vậy thực tế nó đại diện cho những tài liệu sớm nhất của trí tuệ con người mà chúng ta có” (Jawaharlal Nehru -Phát hiện Ấn Độ).

Những chân lý thiên khải trong Veda, với người Ấn, là chân lý tuyệt đối, tự nó tồn tại, tiên thiên, siêu thời gian, giống như các định lý, nguyên lý toán học vậy, con người dù có biết hay không thì nó vẫn tồn tại. Cứ một khoảng thời gian nhất định, Brahma lại tạo ra các bậc đạo sĩ mới có khả năng thấu thị, có thể tiếp thu những chân lý tuyệt đối ấy của Veda và truyền lại cho nhân loại. Cái biết có tính chất mặc khải ấy được thực hiện bằng hai con đường: Tri thức và Tế tự.

Khoảng 1000 năm tr.CN, kinh Veda được sưu tập và biên chép lại bằng một thứ tiếng Phạn cổ, tiếng Sanskrit gọi là Thánh kinh Veda. Veda được coi là khởi nguyên của tất cả các hệ thống tư tưởng và tôn giáo chính thống của Ấn Độ cổ đại. Chữ “Veda” bắt nguồn từ căn tự “vid”, nghĩa là “tri thức, hiểu biết, sự thông thái, uyên bác” (ám chỉ đó là cách thức con đường mà các nhà hiểu biết Veda ai cũng phải trải qua để tìm kiếm chân lý, đạt tới mục đích cao cả của mình)

Chữ “Veda” cũng được dùng với ý nghĩa là “kinh thánh”, “sự sang suốt cao nhất”. Will Duran, trong cuốn “Lịch sử văn minh Ấn Độ” đã viết: “Chính từ “veda” có nghĩa là tri (biết), một kinh Veda là một cuốn sách về tri thức”.

Từ sự giải thích các sự vật hiện tượng riêng lẻ của thế giới thông qua biểu tượng của các vị thần tự nhiên, người Ấn đã đi tới phát hiện ra cái chung, cái bản chất, là nguyên lý duy nhất, tối cao của thế giới, qua biểu tượng về Đấng sang tạo tối cao Purusha hay Brahman.

Kinh Upanishad là kinh quan trọng nhất trong Thánh kinh Veda. Nó là tác phẩm triết lý cổ xưa và đặc sắc của nhân loại. Trong khi các kinh Veda thiên trọng về con đường thờ phụng, cầu xin hoặc tìm cách thể nhập với Đấng tối cao của Vũ trụ thì các kinh Upanishad muốn khai phá con đường trí tuệ để lý giải những vấn đề về toàn thể vũ trụ và bản chất đời sống tâm linh của con người. Nó không có sự phân biệt rạch ròi giữa triết lý và tôn giáo. Nó cố gắng tìm hiểu bản chất sâu kín của vũ trụ, chìm sâu vào trong cái bề mặt thiên hình vạn trạng của thế giới rồi thành kính thể nhập vào cái bản thể tuyệt đối đó.

Upanishad mục đích vạch ra nguyên lý tối cao tuyệt đối, bất diệt là bản thể của vũ trụ vạn vật, lý giải về thực chất bản tính con người và mối quan hệ giữa đời sống tinh thần của con người với nguồn gốc bất diệt của vũ trụ, từ đó chỉ ra con đường, cách thức giải thoát con người khỏi sự ràng buộc của thế giới sự vận, hiện tượng hữu hình, hữu hạn như ảo giác phù du này.

Upanishad ra đời khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 5 tr.CN. Đó là thời kỳ đăc biệt của nhân loại, thời kỳ phát triển nhận thức. Lần đầu tiên ở Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại, người ta đồng thời từ bỏ vương quốc của thần thoại tôn giáo để tiến bước mạnh mẽ sang tư duy triết học, chuyển từ nghiên cứu thế giới tự nhiên sang tìm hiểu chính cuộc sống và thế giới nội tâm của con người – với những nhà triết học lớn đặt mốc cho bước ngoặt lịch sử ấy như Socrate, Platon, Aristote ở Hy Lạp; Khổng Tử, Lão Tử ở Trung Hoa; và các tác giả Upanishad ở Ấn Độ.

Đó là những người đã bắt đầu tự đặt ra những câu hỏi về bản chất và ý nghĩa của cuộc sống, suy tư về sự tồn tại của mình trong sự tồn tại trường tồn của vũ trụ.

“Chúng ta sinh ra từ đâu? Chúng ta sống như thế nào? Chúng ta đi về đâu? Ông là kẻ biết Brahman, xin hỏi ai là vị cai quản chúng ta đang sống trên cõi đời này với số phận của mình trong vui sướng và đầy đau khổ? Phải là thời gian, do tất nhiên hay ngẫu nhiên, hay do các nguyên tố, hay do Đấng mà người ta gọi là Brahman – Đấng tối cao ? (Trích từ Upanishad : S’vetàs’vatara)

Theo THE LADY

Tags: , , , ,