Về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học

Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Magic realism) là một trường phái quan trọng trong văn học đương đại châu Mỹ la tinh, và là một trong những trường phái chủ yếu của văn học hiện đại phương Tây.

Về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học

Năm 1925, trong cuốn “Một số vấn đề về Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo – Chủ nghĩa biểu hiện hậu kì – Hội họa châu Âu đương đại” nhà phê bình nghệ thuật người Đức Franz Roh chỉ ra thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” ban đầu không phải là một trường phái văn học, mà là trường phái hội họa hiện đại phương Tây có nét đặc sắc về phong cách. Sau đó, phải đến khi có sự phiên dịch, chuyển tải của tạp chí Phương Tây ở Tây Ban Nha mới thâm nhập vào lĩnh vực ngữ văn học Tây Ban Nha bao gồm nội bộ châu Mỹ la tinh. Ở Tây Ban Nha, lần đầu tiên thuật ngữ này được dùng là nhà văn Venezuela Arturo Uslar Pietri.

Năm 1930 nhà văn Guatemala Asturias phát biểu trong tập truyện ngắn Truyền thuyết Guatemala, được xem là tập truyện ngắn đầu tiên ở châu Mỹ la tinh mang sắc thái của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là trường phái văn học hình thành và phát triển trong khoảng những năm 40 đến những năm 50 của thế kỉ 20. Thế kỉ 20 là thế kỉ liên tục nổ ra hai cuộc đại chiến thế giới, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10, nguy cơ kinh tế thế giới của chủ nghĩa tư bản, đại cách mạng Mexico, những sự kiện này không chỉ mang đến thế giới phương Tây mà còn thức tỉnh quần chúng nhân dân châu Mỹ la tinh, họ nhận thấy lợi ích của các nước châu Mỹ la tinh là thống nhất trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột của nước ngoài, bảo vệ quyền lợi dân tộc, đây chính là bắt đầu hình thành “ý thức châu Mỹ la tinh”, nó kích thích nhiệt tình sáng tác của các nhà văn châu Mỹ la tinh. Châu Mỹ la tinh là một khu vực hỗn tạp dân tộc, gồm người Anhdieng, người da đen châu Phi và dân ở các nước châu Âu di cư sang.

Kết cấu những tộc người này đã làm cho các đô thị hiện đại xuất hiện ở châu Mỹ la tinh cùng tồn tại với các bộ lạc nguyên thủy, sắc thái kì dị, thần bí bao trùm lên châu lục. Kết cấu dân tộc này cũng là một trong những điều kiện làm nảy sinh chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Ngoài ra, ảnh hưởng của văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây cũng thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực huyền ào.

Nhà phê bình Argentina Mansoor khi bàn luận về tác phẩm của nhà văn Mexico Rulfo đã nói: “huyền ảo trong tác phẩm của Rulfo được sinh ra từ sự ngang bằng của hai hệ thống giá trị văn hóa, tức là hai loại hiện thực (hàng ngày) và thần thoại. Nhà phê bình này nhấn mạnh: tiểu thuyết Peidela.Balamo của Rulfo mâu thuẫn đối lập, tương phản cùng xuất hiện: sinh – tử, hiện tại – hồi ức, thời gian – phi thời gian, điều này tạo ra một số hiệu quả, như cái chết của nhân vật có thể không dừng lại ở một lần; thời gian có thể trôi đi, cũng có thể dừng lại ứ đầy; không gian có thể kéo dài, cũng có thể thu lại….

Từ tiền đề này, hành vi dư thừa của nó lại hợp logic và tự nhiên; là phù hợp với quan hệ nhân quả và chuyển biến của trần thuật vẫn bảo lưu được cục diện mà tình cảnh mở ra, tức là cục diện của “cái kì ảo”.( Mansoor: Rulfo và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Xem Chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Nxb KHXH Trung Quốc, 1987, tr448-449).

Nhà văn Cuba Carpentier khi viết lời tựa cho cuốn Vương quốc của thế giới của mình đã không sử dụng “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” mà sử dụng “hiện thực thần kì”… Ông nói: thần kì là sự đột biến của hiện thực (tức là kì tích), là sự biểu hiện đặc thù đối với hiện thực, là sự thể hiện kì diệu khác biệt, phi thường đối với tính phong phú của hiện thực, là cường điệu quy mô và trạng thái của hiện thực.

Sự phát hiện hiện thực thần kì này mang đến cho người người sự hưng phấn tinh thần đến cực điểm”. Ông còn nói: “thần kì dựa theo sự kiện được ghi lại nguyên bản xuất hiện một cách tự nhiên. Điều hiển nhiên được chỉ ra là, cuốn tiểu thuyết này được viết ra sau khi đã nghiên cứu tường tận tư liệu lịch sử, không chỉ tôn trọng chân thực lịch sử, sử dụng tên người có thực (bao gồm tên nhân vật thứ yếu), địa danh, đường phố, mà còn trong tính siêu thời gian của sự biểu hiện trình bày ra khoảng thời gian, niên đại được tính toán một cách cẩn thận.

Như vậy, do những sự kiện này rất kì lạ, độc đáo và giàu tính kịch, do thái độ của các nhân vật xen kẽ nhau ở chân trời góc bể nào đó là rất li kì làm cho sắc thái thần kì trở nên phong phú”( Carpentier: Tiểu thuyết là một nhu cầu. Nxb Nhân dân Vân Nam, 1995, tr82-85). Trong cách nói này có thể thấy, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã có đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực, nó kế thừa truyền thống chủ nghĩa hiện thực trong văn học châu Mỹ la tinh, kiên trì phản ánh cuộc sống hiện thực ở châu lục, đồng thời lại có đặc trưng phi hiện thực chủ nghĩa, hấp thu truyền thuyết thần thoại trong văn hóa Indian cổ đại làm phong phú thêm nội dung biểu hiện của tác phẩm; hơn nữa lại còn có đặc trưng phản hiện thực chủ nghĩa, tiến hành hàng loạt những thí nghiệm phản truyền thống, tuân theo nguyên tắc phi lí tính. Trong sáng tác, nó kết hợp việc truy tìm hiện thực và hình tượng ảo, hoặc biến hiện thực thành thần thoại, hoặc biến hiện thực thành mộng ảo, mộng cảnh, hoặc trong cuộc sống hiện thực cấy ghép sự vật mang sắc thái mộng ảo làm tăng sức biểu hiện cho tác phẩm.

Tất cả những điều này đều là đặt hiện thực vào trong vùng khách quan với hoàn cảnh và không khí huyền ảo, gia tăng miêu tả tường tận, nỗ lực khoác lên hiện thực cái áo huyền ảo kì quặc, nhưng từ đầu đến cuối không hề tổn hại đến bản chất của hiện thực. Trên phương diện kết cấu, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo phá vỡ trật tự tự nhiên của chủ quan và khách quan làm cho không gian, thời gian xếp đặt loạn xạ, đan xen thần thoại và hiện thực, thực cảm và huyễn cảm, người và quỷ, phần lớn dùng thủ pháp nghệ thuật tượng trưng, ám thị, so sánh, thay thế…trong sắc thái mung lung, huyền ảo, thần bí bao hàm nội dung đa dạng.

Trăm năm cô đơn của G.Marquez xuất bản năm 1967 được coi là tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, vì tác phẩm này không chỉ tái hiện lịch sử hơn 100 năm của làng Macondo, mà từ những góc độ khác nhau phản ánh hiện thực xã hội và diễn biến lịch sử của Columbia và toàn bộ châu Mỹ la tinh, tính hiện thực rất cao; bộ tiểu thuyết này còn vận dụng thủ pháp nghệ thuật của chủ nghĩa huyền ảo, làm cho hiện thực và kì ảo, sự kiện con người và hình tượng kì dị, tập tục và thần thoại kết hợp với điềm báo, cảm ứng, người chết có thể sống lại, mưa hoa từ trên trời xuống, tấm thảm có thể bay, thiếu nữ có thể lên trời, tác phẩm kì quái, mơ hồ khó hiểu.

Văn học chủ nghĩa hiện đại là sản phẩm của xã hội hiện đại phương Tây, nội dung tư tưởng trong tác phẩm có ý nghĩa nhất định đối với việc nhận thức xã hội hiện đại phương Tây và những thói xấu của nó. Chủ nghĩa hiện đại một mực biểu hiện sự biến dạng, dị hóa của con người, phân tích sự chấn động tâm lí, phân tích bí ẩn biểu hiện con người, những thứ thể hiện dưới tầng ý thức. Về thủ pháp biểu hiện nghệ thuật, chủ nghĩa hiện đại sử dụng rất nhiều thủ pháp như độc thoại nội tâm, liên tưởng tự do, đảo lộn không gian, thời gian kết cấu đa tầng, trần thuật từ nhiều góc độ, có thể trở thành bài học để chúng ta phát triển văn học đương đại; nhưng, lối viết tự động, ghi chép giấc mơ, không tiêu điểm của chủ nghĩa hiện đại…lại đi ngược lại với những quy luật nghệ thuật trong sáng tạo văn học, tổn hại đến hình tức nghệ thuật của sáng tạo văn học.

S.T

Tags: ,