Tản mạn về văn hóa Phật giáo Việt Nam

Chúng ta đang hối hả đi vào tương lai bằng cách sử dụng những công cụ kỹ thuật điên dại tiên tiến nhất, nhưng tư tưởng, tình cảm và phong tục tập quán vẫn còn gắn kết với quá khứ. Hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau là sự cân bằng cần thiết.

Tản mạn về văn hóa Phật giáo Việt Nam

Những thành tựu của khoa học – công nghệ thực sự đã có nhiều bước tiến vĩ đại, đặc biệt về tin học, đến nỗi thời đại đang tới được mệnh danh là “thời đại tin học” ấy vậy mà trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lại có nhiều vấn đề. dường như các khoa học về luân lý – đạo đức lại đang “tụt hậu”. Nghịch lý này còn được giải quyết kịp thời khẩn trương. Chính vì thế mà việc tìm hiểu những giá trị trong văn hóa truyền thống là có ý nghĩa quan trọng, nhất là những đóng góp nhân văn – nhân bản của Phật giáo trong văn hóa dân tộc.

Trong cuộc sống tinh thần của con người chồng xếp những mâu thuẫn xã hội: sinh và tử, thiện và ác, lý tưởng và hiện thực, cảm tính và lý trí… cứ bao vây xung quanh ta. Sự lựa chọn của con người là tìm kiếm một mệnh sống trường thọ, là phản đối cái ác, xấu mà mong muốn cái thiện – cái mỹ: là muốn thoát cảnh khổ đau cầu mong hạnh phúc. Tuy nhiên, giữa hiện thực mênh mông mà con người lại nhỏ bé, tất cả mong muốn dường như chí là ảo tưởng. Trong bối cảnh này: Phật giáo lại tạo cho con người một hy vọng đó là tin vào bản thân, xã hội, có thể cứu được khổ đau, thoát khỏi tai nạn và có mệnh sống lâu dài.

Phật giáo cũng như các tôn giáo khác, không chỉ là những quan niệm triết học, mà chính thông qua kinh điển, nghi lễ, chùa chiền, các hình tượng thờ cúng, chế độ tổ chức tạo thành một lối sống đa dạng, phong phú để lại những ảnh hưởng sâu sắc trong đạo đức, tư tưởng, văn học, nghê thuật Phật giáo tự bản thân là một hệ thống ổn định có nhiều thứ lớp, nhiều hình thức vật thể và phi vật thể. Tự bản thân nó tạo ra sắc thái văn hóa riêng biệt.

Phật giáo giống các tôn giáo khác, nhấn mạnh chủ thể tự giác, đề cao tự lực bản thân tìm đến cái “giải thoát”.

Phật giáo đại thừa Thiền tông và Adidà tông với lý thuyết cơ bản là Phật tại tâm, ai ai cũng có Phật tính được truyền nhập vào Việt Nam tương đối thuận lơi. Xem ra trong quá trình lịch sử thì Phật giáo vào nước ta không có chướng ngại gì quá sâu sắc, không bị phản ứng gì quá gay gắt (không như các nho gia Đường Tống Trung Quốc đả kích kịch liệt vào Thiền môn).

Trước hết Phật giáo có một hệ thống tư tưởng – đạo đức sâu sắc, coi trọng sư tu dưỡng nhân cách. Muốn làm tín đồ hay theo Phật giáo phải biết giới, định, tuệ. Giới tính là những quy phạm ngăn cấm các tín đồ làm việc, nói và suy nghĩ không theo quy định (nhằm điều chỉnh hành vi của tín đồ và giữa tín đồ với xã hội). Định là giữ trạng thái tinh thần không xao động để đạt đến tuệ là sự thông suốt mọi lý sự.

Những quan niệm về thiện – ác, về từ bi cũng thuộc phạm trù đạo đức Phật giáo. Thế nào là thiện, thế nào là các, đó quả là vấn đề vô cùng phức tạp. Nhưng xét về khía cạnh nào đó, thì ở mỗi thời đại, dân tộc, nền văn hóa đều có quan niệm thiện, ác khác nhau. Nhà nho cho rằng: cái gì phù hợp với lương tri con người là thiện, ngược lại là ác. Còn quan niệm thiện của Phật giáo đại thừa lại có hai ý nghĩa: Một là thuận theo và phù hợp với tư tưởng “vô thường, vô ngã” (nghĩa là luôn luôn biên đổi và không có bán ngã): hai là vì lợi ích chung của chúng sinh. Đây chính là điều làm cho đạo đức Phật giáo có tính thế tục.

Một đặc điểm nổi bật nữa của đạo đức Phật giáo là quan niệm về từ bi. Nếu như giới, đinh, tuệ về cơ bản là tự rèn luyện bản thân thì những quan niệm từ bi là để giải quyết quan hệ giữa người với người, giữa người với xã hội và thiên nhiên trên nguyên tắc có lợi cho người khác. Kinh Quán vô lương thọ chỉ rõ người có tâm Phật là người đại từ bi. “Từ là làm cho người ta lạc quan và bi là làm cho người ta thoát khỏi đau khổ”. Từ bi kết hợp với nhau tạo thành nguyên tắc vì lợi ích chúng sinh mà hành động. Các nhà triết học gọi đó là chủ nghĩa vị tha.

Nhà vật lý học vĩ đại Einstein tuy phủ định thánh thần nhưng vẫn cho rằng tôn giáo có khả năng nuôi dưỡng cái chân, thiện, mỹ cho bản thân loài người và khiến cho loài người có khả năng từ yêu cầu của chính bản thân mà giải phóng dục vọng và sư lo sợ. Trên ý nghĩa này, Einsteincho rằng: khoa học và tôn giáo đều có khả năng cải tạo thế giới, khoa học cung cấp kiến thức còn tôn giáo cung cấp đạo đức.

Học thuyết nhân quả báo ứng của Phật giáo cũng tác động vào xã hội sâu sắc. Nó chỉ rõ xu hướng chuyển động tốt hay xấu của đời người chính là do nghiệp quyết định. Nghiệp mà con người lựa chọn được phân biệt là thiện và ác. Thiện nghiệp sẽ đưa đến thiện qủa, ác nghiệp nhất định đưa tới ác qủa. Nhận thức về nhân quả báo ứng, nhân dân ta thường nói: gieo gió thì gặt bão, trồng dưa thì hái dưa, đời cha ăn mặn đời con khát nước…

Phật giáo vào Việt Nam cũng tạo ra nền văn học, nghệ thuật Phật giáo. Vào thời Ngô Đình Lê và Lý trần, gần 500 năm, lực lượng sáng tác văn học dân tộc chủ yếu là các nhà sư. Nổi bật như Pháp Thuận(990), Ngô Chân Lưu (933 – 1044)… Ngô Chân Lưu được phong là Khuông Việt đại sư có bài từ nổi tiếng “Vương lang quy”. Nhà sư Mãn Giác (1032 – 1096) có bài “Cáo tật thị chúng nói lên niềm lạc qua, nhập thế của bộ phận Phật tử. Thiền phái trúc lâm thời Trần với các vị tổ sư Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đã để lại nhiều văn thơ Hán Nôm, thành tựu của lịch sử văn học và lịch sử tư tưởng thời bấy giờ. GS. Đặng Thai Mai cho biết một nhà Nho hay chữ cuối thế kỷ XIV có viết trong một bài mình: “Chu chi đỉnh, thần khí dã, Việt chi đỉnh, Phật khi dã… Phật khi dã, Thần dĩ biến, Phật thường lạc. Y! hậu nhân mạc trú thác nghĩa là vạc nhà Chu (bên Trungg Quốc) là đồ thần, đỉnh đất Việt là đồ Phật. Thần dễ thay đổi, Phật thường vui vẻ. Hỡi người sắp tới chớ đúc lầm.

Trong thời Lê Nguyễn, văn học Phật giáo vẫn tiếp tục duy trì, đồng thời lại hòa nhập vào làng xã tạo thành thành tố quan trọng trong văn hoc dân gian Viêt Nam. Chuyện Tấm Cám là Phật thoại lưu truyền rộng khắp, chuyện bà Ỷ Lan – một hiện thân của cô Tấm lan rộng khắp Kinh Bắc. Hải Dương chuyên Quan âm thị kính là đỉnh cao của Văn học phật giáo dân gian. Chính dân gian Việt Nam có ảnh hưởng của phật giáo Trung Quốc đã chuyển hóa giới tính của Đức phật Bồ Tát Quan thế âm từ nam tính Ấn Độ sang nữ tính tạo ra truyện Quan âm thị kính, tượng trưng cho tấm lòng vị tha, cứu nhân độ thế. Phật giáo đã được dân gian tiếp nhận tạo thành Phật giáo dân gian và nhờ dân gian mà Phật giáo có sức sống trường tồn mạnh mẽ. Đồng thời văn học nghệ thuật dân gian có thêm Phật giáo lại phong phú hơn, tương bổ tương thành.

Nói đến Phật giáo Việt Nam không thể không nói đến ngôi chùa làng. Chùa thời Lý Trần phần lớn là chùa, triều đình chùa, quý tộc. Chùa thời Lê Nguyễn chủ yeúe là chùa làng, tức là chùa dân gian. Khi nam giới tập trung ở ngôi đình thì phụ nữ trong các hội vãi bà, hội Vu Lan lại quây quần trong chùa làng. Chính ngôi chùa đã đáp ứng cho nhu cầu tâm linh của “nửa nhân loại” này, nó sẽ trường tồn trong lịch sử.

Đóng góp của Phật giáo còn cả ở các công trình kiến trúc và điêu khắc. Nó tạo thành một khuynh hướng thẩm mỹ độc đáo. Trong lịch sử kiến trúc và điêu khắc Việt Nam không thể không nhắc đến các ngôi chùa như Phật Tích, Giạm, Bút Tháp, Thiên Mụ, Từ Đàm, Vĩnh Nghiêm… những công trình kiến trúc quy mô lớn này có kỹ thuật tinh xảo, độc đáo của cách sử dụng và phối hợp giữa kết cấu kiến trúc và trang trí kiến trúc, cân đối hài hòa. Những tác phẩm như tượng nghìn tay, nghìn mắt (Bút tháp), các pho tượng La Hán – Bồ Tát (Tây phương)… là những công trình nghệ thuật tiêu biểu cho sức sáng tạo của người xưa, là đỉnh cao của giá trị thẩm mỹ. Trong chùa còn có câu đối, hoành phi và bia đá tăng thêm dáng vẻ trang trọng, cổ kính khuynh hướng thẩm mỹ của kiến trúc Phật giáo là tĩnh lặng, huyền hư. Cái đẹp của ngoi chùa là hòa hợp con người vào thiên nhiên (có núi, có sông, cây cỏ) là sự khoan thai êm dịu. Có một nền văn học Phật giáo và rõ ràng cũng có một nền nghệ thuật Phật giáo.

Không thể bỏ qua ẩm thực Phật giáo. Ăn chay đang mở rộng khắp nơi, nhiều người Châu Âu áp dụng. Thậm chí ngày nay ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và những thành thị khác đã có cửa hàng ăn chay. Thức ăn chay là loại thuốc chữa bệnh, thuốc kéo dài tuổi thọ cho những người trung niên và cao niên.

Trong lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo đã thành một yếu tố quan trọng được ngưng kết lại trong đạo đức, văn học – nghệ thuật, trong kiến trúc điêu khắc và trong ẩm thực. Đó chính là kết quả lựa chọn khác nhau của quá trình lịch sử.

Theo TẠP CHÍ XƯA & NAY

Tags: ,