Sự thật về nền công nghiệp thuốc phiện ở Đông Dương thuộc Pháp

Vào năm 1914, thuốc phiện đã góp khoảng 37% vào nguồn tài chính của Pháp ở Đông Dương.

Sự thật về nền công nghiệp thuốc phiện ở Đông Dương thuộc Pháp

Thuốc phiện ở Đông Dương

Khi chiếm đóng Đông Dương, người pháp đã biết một ngân khoản về tài chính sẽ thu được từ thuốc phiện mà sự tiêu thụ đã lan tràn rộng rải trong dân chúng.

Năm 1861, có 2 người pháp trúng thầu mở một nhà buôn thuốc phiện và trở nên giầu có. Nhà buôn sau đó được sang nhường lại cho những bang hội người Trung Hoa khai thác vào năm 1864, trước là bang Quảng Tây sau là bang Phúc Kiến.

Năm 1881, ông Toàn Quyền Le Mure de Villers quyết định đặt nhà buôn thuốc phiện vào sự quản lý trực tiếp của chính quyền bảo hộ. Thật vậy, ông ta biết rằng nếu tiếp tục đặt nhà buôn thuốc phiện vào tay người Trung Hoa chẳng khác nào đưa cho họ nắm giử một vỏ khí nguy hiểm cho an ninh trật tự và quyền lợi của người pháp ở Đông Dương.

Cuối năm 1881, Cơ quan thuế trực thu được thành lập để bảo đảm độc quyền khai thác rượu và thuốc phiện cũng như theo đuổi việc thu thuế đánh mạnh vào thóc gạo. Vào thời điểm ấy, nhà máy sản xuất và chế biến thuốc phiện được thành lập ở Sài Gòn.

Sản xuất và mua bán

Thuốc phiện tiêu thụ tại Đông Dương được nhập cảng từ Ấn Độ sau khi nguồn nhập từ Vân Nam, ở Trung Quốc bị ngưng hoạt động. Còn về nguồn thuốc phiện từ cao nguyên Bắc Việt và Lào chỉ là số lượng nhập không đáng kể.

Thuốc phiện thô được vận chuyển đến nhà máy của chính phủ bảo hộ mà tất cả dân Sài Gòn điều biết. Cung cách chế biến thuốc phiện tại nhà máy chủ yếu là tinh lọc từ nhựa thuốc phiện thô qua thuốc phiện cho người hút, nghiả là chế biến lại thành một chất đặc và dẻo, loại bỏ những chất ancalôít (alcaloïde) và một số chất hồ keo trong thuốc phiện tinh có thể đem những biến chứng nguy hiểm và hại sức khoẻ cho người tiêu thụ.

Thuốc phiện chế biến tại Sài Gòn dựa trên phương pháp của người Quảng Đông và sử dụng các dụng cụ khoa học của phương tây đã cho ra một loại thuốc phiện hoàn hảo hơn là các lò nấu thủ công của người Trung Hoa. Quy trình chế biến thuốc phiện hút được thường phải mất 3 ngày.

Độc quyền thương mại

Nhà máy bán trực tiếp thuốc phiện cho các nhà phân phối có môn bài.

Thuốc phiện được đóng gói trong những hộp bằng đồng thau: 5, 10, 20, 40 và 100 gam. Những hộp nầy có đóng niêm dấu cuả nhà máy và có ghi số lô hàng xuất xưởng để thuận tiện cho việc xét xử và kiện tụng nếu bị nghi ngờ là hàng mạo hoá.

Giá bán thuốc phiện do những nghị định của chính quyền bảo hộ xếp đặt. Cơ quan chính quyền cũng biết rõ những vùng mầu mỡ giầu có và những vùng khó khăn tùy theo địa lý của các miền. Do đó thuốc phiện được bán giá hạ suốt theo vùng biên giới Lào và Bắc Việt để tránh việc giả mạo thương hiệu.Mỹ Nguồn tài khoản tổng quát cần thiết theo nghị quyết năm 1902 là 27 triệu đồng (piastres), dự đoán về nguồn thuế trên việc buôn bán thuốc phiện là 7 triệu cho năm 1905 thì người ta dự đoán là nguồn tài chính thu nhập thuốc phiện sẽ là 8,1 triệu trên 32 triệu đồng cần cho tài khoản năm đó, nghiã là nguồn thu nhập từ thuốc phiện đã chiếm hết ¼ tài khoản của Đông Dương.

Năm Tài khoản ở Đông Dương Thu nhập từ nhà máy thuốc phiện % Thu nhập / Tài khoản Số lượng bán ra
1902 27,1 6,8 25% 113,7
1903 29 7,7 27% 123
1904 32,3 7,8 24% 118
1905 31,8 7 22% 107
1906 31,3 6,6 21% 93,3
1907 31,2 7,6 24% 116
1908 32,8 7,8 24% 107
1909 34,5 8 23% 107
1910 35,8 7,8 22% 75
1911 38,3 8,2 21% 61
1912 35,6 8,6 24% 62
1913 35,6 8,8 25% 64,2
1914 35,6 13,1 37% 74,5

Đơn vị tính bằng triệu piastres – Số lượng tính bằng tấn.

Tiêu thụ thuốc phiện ở các nước khác

Ở Trung Quốc

Người Trung Hoa đã biết sử dụng thuốc phiện qua nhiều thế kỷ, đầu tiên thuốc phiện được dùng để chửa bệnh, kế đến là qua một thời kỳ mà những người học sĩ có thói quen dùng thuốc phiện vì nó đem lại cho họ niềm khoái cảm gợi ý khi ngẩm nghĩ về cuộc sống và từ đó lan tràn ra mọi tầng lớp trong xã hội.

Việc tiêu thụ thuốc phiện đã phát động nhanh chóng và sự suy đồi cùng nghiện ngập cũng đáng sợ. Từ năm 1729, một chiếu dụ ra lệnh đóng cửa tất cả các tiệm hút công cộng và cấm nhập thuốc phiện vào Trung Quốc từ các xứ khác. Nhưng không có một hình phạt nào dành cho người hút cũng như cho người trồng thuốc phiện ở Trung Quốc thành ra chiếu dụ nầy chẳng có hiệu lực gì cả.

Năm 1800, việc nhập cảng thuốc phiện lại bị ngăn cấm lần nữa ; nhưng bị lẩn lộn bởi các phương tiện và quyền lợi sẵn có trước đây của Công ty Anh-Ấn (Compagnie des Indes Britanniques – East IndiaCompany) mà từ năm 1773 đã dành được phép độc quyền nhập cảng thuốc phiện vào Trung Quốc một cách rộng rãi.

Công cuộc chống nhập thuốc phiện vào Trung Quốc thành công vào năm 1838 qua cuộc chiến tranh thuốc phiện (còn gọi là Chiến Tranh Nha Phiến – Opium Wars). Hoàng gia Trung Quốc thiêu hủy 23.000 thùng thuốc phiện tịch thu trên một chiếc tầu của Công Ty Anh-Ấn, Anh Quốc khai chiến với Trung Quốc. Người bại trận trong chiến tranh thuốc phiện là Trung Quốc, buộc lòng phải ký Hoà Ước Nam Kinh vào năm 1842, người anh có quyền buôn bán trên 4 cảng chính ở Trung Quốc và sát nhập Hương Cảng (Hong Kong) vào thuộc địa Anh.

Và kể từ đó, việc nhập cảng thuốc phiện vào Trung Quốc phát triển một cách nhanh chóng. Kỷ lục về nhập cảng thuốc phiện vào năm 1880 là 90.000 thùng.

Việc sản xuất và chế biến thuốc phiện trong nước Trung Quốc cũng phát triển nhanh theo đà nhập cảng, nguyên cả vùng Vân Nam trồng duy nhất cây thuốc phiện. Số người tiêu thụ thuốc phiện ở Trung Quốc đạt đến từ 30 đến 40% dân số theo ước tính vào năm 1906.

Ở Ấn Độ

Việc tiêu thụ thuốc phiện rất phổ thông ở phiá bắc Ấn Độ mà người dân địa phương dùng như thức ăn, họ ăn trơn hoặc pha với hasít (haschich -hashish).

Việc trồng cây thuốc phiện phải theo quy chế hoạch định và được theo dỏi bởi người anh. Trong những năm 1906-1907, hơn 1 triệu rưởi người trồng và thu hoạch cây thuốc phiện, hầu hết họ canh tác dọc theo thung lũng sông Gange. Trên những vùng khác, việc trông trọt cây thuốc phiện không bị bó buộc và chiếm khoảng 50% diện tích quản lý bởi người anh. Hầu như tất cả số luợng thuốc phiện sản xuất bởi các địa phương nằm trong tay những nhà buôn bán sỉ ở Bombay và được xuất khẩu đến Viễn Đông. Những nguồn lợi thu hoạch nhờ vào việc xuất khẩu thuốc phiện đã đem lại một nguồn tài chánh cho chính phủ Ấn mà 2/3 nguồn thu nhập đó do việc xuất khẩu thuốc phiện qua Trung Quốc.

Ở các nước Á châu khác

Chính quyền Ấn thuộc Hoà Lan cũng rút được một nguồn lợi quan trọng từ Công Ty Thuốc phiện. Tuy nhiên chứng nghiền thuốc phiện tại đây đã không quá trầm trọng so sánh với những gì người ta đã thấy ở Trung Quốc.

Trong các xứ khác ở Viễn Đông, việc xử dụng thuốc phiện cũng khá phổ thông và chưa đến nổi nào nguy kịch. Tại Phi-Luật-Tân, thuốc phiện được tiêu thụ trong đám người di cư đến từ Trung Hoa. Người xứ Ba Tư (Iraq ngày nay) cũng như người Theriakhis ở Ấn Độ thường dùng thuốc phiện pha lẫn với hasít. Ở Nhật Bản, chính phủ nghiêm cấm việc chích móoc-phin (morphine) vào cơ thể.Mỹ

Chống việc xử dụng thuốc phiện

Ngày 16 tháng 9 năm 1906, một chiếu dụ của Hoàng đế Trung Quốc tuyên bố chiến tranh chống thuốc phiện.

Năm 1909, Hội đồng Quốc tế về thuốc phiện được khai mạc tại Thượng Hải năm 1909, các nước tham dự gồm: Đức quốc, liên quốc Áo-Hung gia lợi, Trung quốc, Mỹ, Pháp quốc, Anh quốc, Ý-Đại-Lợi, Nhật Bản, Hoà Lan, Ba Tư, Bồ-Đào-Nha, Nga và Thái Lan. Dù không đi đến quyết định rỏ ràng về việc chống thuốc phiện nhưng cũng gây sự quan tâm về việc nầy trong buổi hội nghị.

Mỹ sau đó đã tiếp nối việc chống thuốc phiện bằng một hội nghị tổ chức tại La Haye (Hoà Lan) vào năm 1912, nơi mà những vấn đề cấm đoán thuốc phiện được bàn thảo chính xác và cụ thể hơn, tuy nhiên Trung Quốc không đưa ra được biện pháp nào chứng tỏ việc bải bỏ trồng trọt cây thuốc phiện trên nước của họ.

Tại Đông Dương, những biện pháp phòng chống đã bắt đầu được ghi nhận, tuy nhiên cũng khó mà xác định rỏ ràng vì đó là nguồn tài chánh phong phú. Vì vậy, kể từ tháng sáu năm 1907, một nghị định ban ra nghiêm cấm việc mở thêm những tiệm hút thuốc phiện mới. Sự tăng giá thuốc phiện trong những năm kế tiếp đã cung ứng rộng rãi nguồn tài chánh công cộng. Việc buôn bán ma túy sau đó được quy định lại vào năm 1915, trước hết là ở chính quốc sau được áp dụng ở Đông Dương.

Ở Đông Dương, việc nghiêm cấm sản xuất và xử dụng thuốc phiện được áp dụng vào năm 1954.

Từ cây thuốc đến thuốc phiện…

Thuốc được rút ra từ nhựa cây thuốc phiện trắng. Cây thuốc phiện được trồng ở các vùng cao mà trước hết hạt giống được hong khô bằng khói. Người ta gieo hạt vào tháng 11 và cây trổ bông vào tháng 2. Trước hết người ta hái các cánh hoa để dùng vào việc bao gói nhựa thuốc phiện. Vài ngày sau đó người ta bắt đầu dùng các cây cào 4 hoặc 5 lưởi, cào nhẹ lên quả thuốc phiện và hứng lấy tinh nhựa thuốc phiện. Sự kích nhựa bằng cách dùng cào và cào nhẹ từ cuống lên đầu quả thuốc phiện, chất mủ nhựa chảy ra, trước hết là loại mủ trắng như sữa sau là mầu nâu sẩm khi nhựa dồn ứ lại trên quả và khô lại. Thường là người ta cào đi cào lại 4 hoặc 5 lần trước khi quả cho hết chất nhựa mủ.

Nhựa thuốc được đựng trong những chum đất nung và để lắng nhựa một thời gian trong vài ngày, một chất lỏng tách rời khỏi khối nhựa gọi là «passewa», người ta gạn hết chất passewa ra khỏi khối thuốc.

Sau khi gạn lọc, thuốc được cho vào hủ không đậy kín cho đến khi khối thuốc biến thành tảng thuốc mềm và đặc lại. Lúc đó thuốc được cho vào hủ đóng niêm lại. Trước khi vo lại thành viên tròn, người ta đổ nhựa thuốc ra chum bình lớn và để lắng lại cho đến khi nhựa thuốc đạt được đúng tiêu chuẩn, nghĩa là 70% tinh nhựa thuốc và 30% nước.

Để vo tròn các viên thuốc phiện, những người thợ dùng lưởi dao bằng đồng hâm nóng cắt tảng nhựa ra và vét tới đáy chum, sau đó cắt mỏng thành miếng với bề dầy khoảng 1 cm và chất chồng những miếng nhựa dính lại với nhau bằng một dung dịch đặc biệt có tên là «lewals», người thợ nhét khối nhựa thuốc vào cối và xâm dầm khối thuốc thành một quả tròn và người ta phủ lên viên nhựa những cánh hoa thuốc phiện ngâm trong dung dịch lewals. Viên bánh tròn sau đó được lấy ra khỏi cối và lăn trên một lớp hoa thuốc xén vụn và để hong khô ngoài khí trời. Viên thuốc phiện có trọng lượng khoảng 1.750 gram, một thùng thuốc phiện chứa đựng được 40 viên.

Theo HOÀNG KIM VIỆT BLOG 

Tags: ,