Ô nhiễm đất và những hệ luỵ từ ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm đất là một dạng của ô nhiễm môi trường. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Vậy ô nhiễm đất là gì? Những hệ luỵ từ ô nhiễm môi trường đất là gì? Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất ra sao? 

Ô nhiễm đất và những hệ luỵ từ ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm đất là gì?

Ô nhiễm đất là việc trong môi trường đất xuất hiện các chất xenobiotic gây hại ảnh hưởng tới đời sống của con người và động vật. Các chất này hình này bới hoạt động công nghiệp, hoá chất nông nghiệp… Mức độ ô nhiễm còn tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng hoá chất và công nghiệp hoá.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Tro than

Tro than dùng trong hoạt động công nghiệp như nấu chảy quặng. Tro than còn dùng trong quá trình sử dụng nguyên liệu cho khu dân cư, thương mại, sưởi ấm.

Than tự nhiên gồm chủ yếu 2 thành phần chì và kẽm. Khi than được đốt cháy, các kim loại không bị phân huỷ và tồn tại dưới dạng tro (trừ thuỷ ngân). Lượng chì chứa trong tro than hoặc xỉ khiến nó trở thành “chất thải nguy hại”. Qua nghiên cứu, trong tro than chứa hơn 5 mg / L chì.

Ngoài chì, trong tro than thường chứa các chất khác như polynuclear aromatic hydrocarbons, benzo anthracene, benzo fluoranthene… Các chất PAHs được biết đến là chất gây ung thư. Nồng độ tạm chấp nhận được trong môi trường đất là khoảng 1mg/kg. Xỉ và tro than được nhận diện là các hạt màu trắng có trong đất. Hoặc đất có màu xám không đồng nhất, hoặc nhiều bọt, lỗ hổng…

Nước thải

Bùn thải là chất rắn sinh học và là một sản phẩm phụ khi xử lý chất thải. Nhiều người cho rằng nó là một loại phân bón cho đất. Do là một sản phẩm phụ khi xử lý chất thải nên bùn thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, kim loại nặng… Vì vậy, cần kiểm soát để tránh vi sinh vật gây bệnh thâm nhập vào nguồn nước. Đảm bảo không có sự tích luỹ kim loại nặng ở trong đất.

Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ

Thuốc trừ sâu là chất dùng để diệt trừ sâu bệnh. Thuốc trừ sâu có nhiều loại như hoá học, tác nhận sinh học, khử trùng, kháng khuẩn hoặc chống mọi loại sâu bệnh. Sâu bệnh gồm côn trùng, động vật thân mềm, vi khuẩn… Những loài này có thể gây huỷ hoại hoa màu, tài nguyên, gây bệnh… Dù đem lại nhiều lợi ích nhưng thuốc trừ sâu cũng có những nhược điểm nhất đinh. Ví dụ như gây độc tính tiềm tàng trong cơ thể con người và động vật.

Thuốc diệt cỏ được dùng để diệt cỏ dại, đặc biệt là đường sắt và vỉa hè. Những thuốc có chứa auxin có thể bị phân huỷ bởi vi khuẩn có trong đất. Tuy nhiên, nếu thuốc có nguồn gốc từ trinitrotoluene chứa dioxin thì cực kỳ độc hại. Nó có thể gây tử vong ngay cả khi nồng độ này ở mức thấp nhất. Một loại thuốc diệt cỏ khác đó là Paraquat. Dù nó có độc tính cao nhưng lại có thể nhanh chóng bị vi khuẩn làm giảm nồng độ. Thuốc diệt cỏ này sẽ không giết chết các động vật sống trong lòng đất.

Tự nhiên

Ô nhiễm môi trường đất có thể đến từ tự nhiên. Ô nhiễm đất tự nhiên có thể kể đến như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

Đất bị nhiễm phèn: do nước phèn xâm nhập vào đất gây độc cho sinh vật sinh sống trong môi trường đó.

Đất bị nhiễm mặn: do muối trong nước biển, mỏ muối… thẩm thấu vào đất gây hạn sinh lý đối với thực vật.

Hệ luỵ từ ô nhiễm đất

Ảnh hưởng đến sức khoẻ

Con người có thể bị ảnh hưởng trực tiếp khi tiếp xúc với đất ô nhiễm. Bên cạnh đó, khi chất gây ô nhiễm bốc hơi, nếu con người hít phải cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Mối đe doạ trở nên lớn khi chất độc hại thông qua đất ngấm vào mạch nước ngầm.

Tác động lên con người sẽ khác nhau do tuỳ thuộc vào loại chất gây ô nhiễm. Con người có thể bị ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất như chì, crom, xăng dầu… Ngoài ra, nó còn có thể gây ra các bệnh mãn tính khác hoặc gây rối loạn bẩm sinh. Qua tìm hiểu, nếu nitrat và amoniac kết hợp với phân gia súc cũng gây ảnh hưởng đến môi trường đất và có thể gây ô nhiễm nước.

Nếu thường xuyên tiếp xúc với Benzene có thể gây nên bệnh bạch cầu. Cyclodienes và thuỷ ngân là chất khiến thận bị tổn thương. PCBs và cyclodienes có thể khiến gan bị nhiễm độc. Organophosphates và carbomates thì có thể khiến tắc nghẽn thần kinh cơ. Một số loại khác thì có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, phát ban…Không những vậy, có những loại chỉ cần một lượng vừa đủ có thể khiến tử vong khi tiếp xúc tiếp, nuốt phải hoặc hít phải.

Ảnh hưởng đến sinh thái

Dù chất độc hại chỉ ở nồng độ thấp nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Những ảnh hưởng có thể kể đến là chuyển hoá của các vi sinh vật đặc hữu và động vật chân đốt. Điều này có thể khiến một số chuỗi thức ăn chính bị mất đi. Điều này gây hậu quả lớn đối với động vật ăn thịt và cả loài người. Thậm chí, nếu có hiệu lực hoá học trên các dạng sống thấp hơn, đáy kim tự tháp chuỗi thức ăn có thể ăn các chất ngoại lai.

Chất gây ô nhiễm còn có thể làm thay đổi quá trình chuyển hoá của thực vật. Điều này làm giảm năng suất cây trồng. Khi cây không thể phát triển, nó còn làm tình trạng đất trở nên tồi tệ hơn như xói mòn. Một số chất tồn tại lâu còn có thể phân ra thành các chất ô nhiễm mới.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất

Nghiêm cấm xả nước thải, chất thải và các chất độc hại ra môi trường đất

Sử dụng gen thực vật cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời những giống thực vật này còn có thể thích ứng với mọi điều kiện của thời tiết. Nó giúp duy trì độ phì nhiêu của đất. Tăng tính đa dạng cây trồng bằng cách luân canh luân cư, trồng xen kẽ các loại cây dài hạn và ngắn hạn.

Cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm nước. Giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, giảm sử dụng phân khoáng.

Áp dụng nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp. Tăng trưởng và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng trường trại. Xây dựng, tu sửa hệ thống kênh mương, tưới tiêu hợp lý.

Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Sục khí đất tại khu vực bị ô nhiễm.

Dùng nhiệt để khiến các chất độc bốc hơi khỏi môi trường đất. Các công nghệ có thể sử dụng là ET-DSP tm , nhiệt điện trở và ISTD.

Theo LITTER, IT COSTS YOU

Tags: