Những điều cần biết về hội chứng trầm cảm

Mọi người đều có trải nghiệm buồn bã lúc này lúc khác, nhưng trầm cảm thì lại kéo dài lâu hơn, can thiệp vào cuộc sống hằng ngày và có thể dẫn đến những cơn đau thể lý.

Tuy nhiên, trầm cảm là dạng có thể được chữa trị, và tìm kiếm một chương trình chữa trị hiệu quả là hoàn toàn có thể. Tài liệu này bao gồm các câu hỏi và câu trả lời để giải thích về trầm cảm, và bằng cách nào nó được chữa trị thành công.

Trầm cảm khác với nỗi buồn như thế nào?

Trong khi mỗi người đều có thể có trải nghiệm buồn bã, và những cảm xúc này có khuynh hướng trôi qua khá nhanh. Ngược lại, một số người có trải nghiệm trầm cảm với nỗi buồn lớn hơn rất nhiều hoặc nỗi thất vọng kéo dài ít nhất là hai tuần hoặc nhiều hơn. Những cá nhân bị trầm cảm có khuynh hướng cảm thấy vô vọng và vô ích và phàn nàn chính bản thân mình vì có những cảm xúc đó. Trầm cảm có thể cản trở các hoạt động hàng ngày – chẳng hạn làm việc hoặc tập trung vào các nhiệm vụ, hoặc thậm chí là ăn uống và ngủ nghỉ.

Những triệu chứng khác của trầm cảm bao gồm những đau khổ, đau đầu hoặc đau bụng kinh niên. Một số người có thể cảm thấy giận dữ hoặc không nghỉ ngơi được trong một thời gian dài.

Người có trầm cảm có thể trở nên bị quá tải/ ngập tràn, và mệt mỏi/ kiệt lực và dừng tham gia vào các hoạt động bình thường hàng ngày với người khác. Họ có thể thu mình lại với chính người thân trong gia đình và bạn bè. Một số cá nhân trầm cảm có thể có những suy nghĩ về cái chết và tự tử.

Điều gì khiến dẫn đến trầm cảm?

Để tạo ra trầm cảm là một sự phối hợp của các yếu tố di truyền, hóa học, sinh học, tâm lý, xã hội và môi trường. Trầm cảm thường là một dấu hiệu rằng một phần nhất định nào đó của tâm thần, cảm xúc và thể lý của đời sống một người đang bị mất cân bằng. Sự đau khổ và những bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim hoặc ung thư có thể đi kèm với trầm cảm.

Những sự thay đổi quan trọng và những yếu tố chính yếu gây stress như cái chết của một người yêu thương hoặc mất việc có thể mang đến trầm cảm. Những yếu tố khác khó nhìn thấy hơn có thể dẫn đến đến mất đặc tính cá nhân hoặc lòng tự tôn có thể cũng đóng góp vào. Nguyên nhân của trầm cảm luôn không phải là nhìn thấy ngay lập tức, vì vậy rối loạn này yêu cầu có sự lượng giá và chẩn đoán cẩn thận bởi những chuyên gia được huấn luyện trong các ngành nghề chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Thỉnh thoảng các bối cảnh liên quan đến trầm cảm khi mà cá nhân cảm thấy có quá ít hoặc không kiểm soát được. Mặc khác, trầm cảm có thể xuất hiện khi con người không có khả năng nhìn thấy được những lựa chọn và có thể mang đến những thay đổi trong cuộc sống của họ.

Trầm cảm có thể được chữa trị thành công không?

Chắc chắn rồi. Trầm cảm có khả năng được chữa trị cao khi cá nhân nhận được sự chăm sóc thích đáng. Những nhà tâm lý có giấy phép hành nghề được huấn luyện về sức khỏe tâm thần và với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về trầm cảm có thể giúp đỡ được nhiều bệnh nhân vượt qua trầm cảm.

Vẫn còn những những sự xấu hổ hoặc cảm thấy bị bế tắc liên quan đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt cảm xúc hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm. Thật không may, cảm xúc trầm cảm thường được nhìn như dấu hiệu của sự yếu đuối hơn là dấu hiệu của một điều gì đó mất cân bằng. Sự thật là những người trầm cảm không thể đơn giản mà “vượt qua nó một cách ngon ơ” và rồi tự động cảm thấy tốt hơn.

Người có trầm cảm không tìm kiếm sự trợ giúp có thể bị tổn thương hơn mức cần thiết. Những cảm xúc và những ý nghĩ không mong đợi đi kèm với cảm nhận về sự cách ly có thể làm cho trầm cảm trở nên tệ hại.

Có được một sự chữa trị chất lượng là điều cốt yếu. Nếu trầm cảm không được chữa trị, nó có thể tồn tại một thời gian dài và gây tệ hại hơn cả bệnh tật khác. Thậm chí cả những người bị trầm cảm nặng cũng có thể có ích lợi từ việc chữa trị.

Những chứng cứ nào hỗ trợ việc dùng tâm lý trị liệu cho chữa trị?

Rất nhiều nghiên cứu đề cập đến tâm lý trị liệu, hay liệu pháp dùng lời nói (talk therapy) là cách thức chữa trị hiệu quả cho trầm cảm và làm nhẹ bớt những triệu chứng được trải nghiệm bởi những cá nhân trầm cảm. Chữa trị bằng tâm lý có thể ngăn chặn một người trầm cảm ở mức vừa khỏi phải bị rơi xuống giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng hơn.

Và mặc dù trầm cảm trong quá khứ có thể gia tăng nguy cơ cho tương lai, nhưng có những chứng cứ cho rằng tiếp tục dùng tâm lý trị liệu có thể làm giảm nhẹ cơ hội quay trở lại trầm cảm.

Tâm lý trị liệu giúp đỡ người trầm cảm như thế nào để vượt qua?

Có hàng loạt cách tiếp cận trong tâm lý trị liệu – bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, liên nhân cách và những liệu pháp khác thuộc về liệu pháp dùng lời nói – có thể giúp cá nhân vượt qua trầm cảm. Tâm lý trị liệu giúp đỡ con người xác nhận các yếu tố đóng góp vào trầm cảm của họ và xử lý một cách hiệu quả từng yếu tố tâm lý, hành vi, quan hệ xã hội và trong những tình huống.

Những nhà chuyên môn có kỹ năng trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần như các chuyên gia tâm lý có chứng nhận hành nghề có thể làm việc với những người trầm cảm để:

– Chỉ rõ ra những vấn đề nào của cuộc sống đã có đóng góp vào (gây ra) trầm cảm của họ, và giúp họ hiểu khía cạnh nào của những vấn đề này có thể được giải quyết hoặc phát triển. Nhà tâm lý có chứng nhận hành nghề có thể giúp các bệnh nhân trầm cảm xác định những lựa chọn cho tương lai và đặt ra các mục tiêu thực tế và giúp họ gia tăng sự khỏe mạnh về cảm xúc và tâm thần. Tâm lý trị liệu cũng hỗ trợ các cá nhân đã từng bị trầm cảm trong quá khứ bằng việc xác định bằng cách nào họ đã giải quyết thành công với những cảm xúc tương tự.

– Xác định những mô hình suy nghĩ tiêu cực và méo mó đã tạo nên cảm xúc thất vọng và vô dụng liên quan đến trầm cảm.

– Hình thành những kỹ năng để giảm nhẹ sự đau khổ và ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm tiếp theo. Các kỹ năng có thể bao gồm xây dựng và làm mạnh hơn các kết nối xã hội, tạo ra cách thức mới để giải quyết các thách thức và xây dựng kế hoạch chăm sóc bản thân hướng đến những thay đổi tích cực trong cách sống.

Có những cách thức nào khác mà nhà tâm lý có thể giúp các cá nhân đang đau khổ do trầm cảm, và giúp đỡ được người thân yêu của họ?

Sống với một người trầm cảm có thể là rất khó khăn và căng thẳng cho những người trong gia đình và bạn bè. Nỗi đau của việc nhìn thấy người thân yêu đau đớn vì trầm cảm có thể mang lại cảm xúc về sự vô ích và mất mát.

Liệu pháp gia đình và liệu pháp cặp đôi có thể hữu ích để mang mọi người đến với nhau và giúp họ học cách hiệu quả để giải quyết cùng nhau. Các dạng tâm lý trị liệu này cũng có thể mang đến một cơ hội tốt cho những cá nhân chưa từng trải nghiệm trầm cảm học được nhiều hơn về nó và để xác định cách thức có cấu trúc nhằm hỗ trợ một người thân yêu đang đau khổ vì trầm cảm.

Sự hỗ trợ và liên quan đến của gia đình và bạn bè có thể đóng một vai trò rất rõ ràng trong việc giúp đỡ người bị trầm cảm. Các cá nhân trong “hệ thống trợ giúp” có thể hỗ trợ người thân yêu bị trầm cảm gắn bó với việc chữa trị và thực hành các kỹ thuật và kỹ năng giải quyết vấn đề mà họ học được từ tâm lý trị liệu.

Thuốc có hữu ích cho việc chữa trị trầm cảm?

Các loại thuốc có hữu ích để giảm nhẹ các triệu chứng của trầm cảm đối với một số người, đặc biệt là khi trầm cảm đang ở giai đoạn rất nghiêm trọng. Một vài chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần chữa trị trầm cảm có thể thuận ý cho việc kết hợp tâm lý trị liệu và dùng thuốc. Trao đổi về phản ứng phụ, bất kỳ việc dùng thuốc nào cũng yêu cầu phải có theo dõi cẩn trọng.

Tâm lý trị liệu thường được đề xuất là con đường/ cách thức đầu tiên cho việc chữa trị cho trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt cho những ai có trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa phải. Xa hơn, một số người lớn có trầm cảm có thể đề nghị dùng tâm lý trị liệu hơn là dùng thuốc nếu trầm cảm của họ là không quá nghiêm trọng.

Bằng việc thực hiện các đánh giá, một chuyên gia được huấn luyện và có giấy phép hành nghề trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần có thể giúp đề nghị một chương trình trị liệu tốt cho những ai đang có trầm cảm.

Trầm cảm có thể làm suy giảm nghiêm trọng năng lực của một người để thực hiện được các chức năng trong các tình huống hàng ngày. Nhưng viễn cảnh cho việc chữa trị là tốt cho những ai bị trầm cảm nếu họ nhận được một chương trình hỗ trợ và chăm sóc thích đáng.

Theo WELINK.VN / APA.ORG

Tags: