Những điều cần biết về dân tộc Kinh ở Trung Quốc

Chú thích:

[1]Nguyên văn: Kinh tộc.

[2]Vương Văn Quang – Trung Quốc Nam phương dân tộc sử, Dân tộc xuất bản xã (XBX), Bắc Kinh 1999, 370tr.

[3]Bách Việt – nguồn gốc và phân bố.

[4]Minh xác vấn đề dân tộc Trung Quốc thời cổ đại.

[5]Sơ lược sử về tiến trình dân tộc Trung Hoa.

[6]Nguồn gốc và sự phát triển các dân tộc Vân Nam.

[7]Miáo (苗) Tên Trung Quốc của tộc người H’mông. BT

[8]Tần Khâm Trĩ – Trung Nam Bán đảo Dân tộc, Vân Nam nhân dân XBX 1989, tr. 242- TG. Không rõ tác giả Tần Khâm Trĩ căn cứ vào đâu vì có một điều vô lý là tên Giao Chỉ có, muộn nhất, từ thời Hán (đầu Công nguyên) còn các tộc người Dao, H’mông vào Việt Nam sớm nhất là thế kỷ 11 (người Dao) hoặc chỉ mới khoảng 300 năm lại đây (người H’mông). BT

[9]Hoắc Nhĩ – Đông Nam Á sử (tài liệu nội bộ), Vân Nam Lịch sử nghiên cứu Sở, 1979, tr.292. Tiếng Kinh vốn ảnh hưởng phần lớn bởi tiếng Hán, số từ trong tiếng Kinh có hơn một nửa là mượn ở từ Hán; ngoài ra, trong tiếng Kinh còn có một số nhân tố của tiếng Khmer, tiếng Indonesia. Bởi vậy, các nhà ngôn ngữ học có nhiều ý kiến khác nhau, đến nay vẫn chưa quy thuộc được. TG

[10]Lý Can Phân – Luận Bách Việt dân tộc dữ Tráng-Đồng ngữ tộc đích quan hệ – Kiêm luận Kinh tộc đích luận nguyên vấn đề – Tây Nam dân tộc nghiên cứu – Vân Nam đại học – Tây Nam biên cương nghiên cứu sở biên, tập VI, tr. 41.TG

[11]Tần Khâm Trĩ, sđd, tr.242. TG

[12]Bách Việt: Tên gọi tộc dân gồm nhiều chi tộc trước thời Tần, Hán phân bố ở phía Nam Trường giang, khu vực Trung và Hạ du; là liên minh gồm nhiều bộ lạc nên gọi là Bách Việt; chuyên nghề đánh cá, săn bắt, trồng lúa và hoa màu; nổi tiếng về nghề đúc đồng và đóng thuyền đi biển. Sau đời Hán, dần dần có sự dung hợp với người Hán; các tộc Tráng, Lê, Thái ngày nay còn giữ nhiều quan hệ với nguồn gốc hơn cả. Các tộc Việt chính là Vu Việt ở Triết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở Việt Nam… và nhiều tộc Việt khác ở rải rác như: Âu Việt, Can Việt, Việt Chương, Điền Việt, Việt Tủy, Ngoại Việt, Sơn Việt, Việt Thường, Phiên Việt, Giao Chỉ, Đam Nhĩ, Tang Kha, Thả Lan, Lệnh, Quế, Dư… Tên gọi Bách Việt xuất hiện đầu tiên trong sách Sử ký của Tư-mã Thiên, được kê cứu khá nhiều trong sách Lộ Sử của La Tất, đời Tống. (tổng hợp từ: Từ Hải, Từ Nguyên, Encyclopedia Britannica tiếng Hoa)

[13]Nguyên văn viết Lạc Điền và chú thích là Thủy đạo Điền. TG

[14]Theo Lịch sử Việt Nam của Đào Duy Anh và Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim thì là năm 968.

[15]Vương Dân Đồng – Đông Nam Á dân tộc đính lai nguyên hoà phân bố, Côn Minh sư phạm học viện học báo, 1984, Kỳ II, tr.23-TG.

[16]Trung Quốc Đại Bách khoa Toàn thư – Dân tộc, Trung Quốc Đại Bách khoa Toàn thư XBX, 1986, tr.128. TG

[17]Wadkakensis: một đại biểu của người hóa thạch, do nhà giải phẫu học/ địa chất học Hà Lan Eugène Dubois phát hiện năm 1889. Qua phân tích hai bộ xương sọ ông quy giống người này thuộc người tinh khôn băng kỳ, có nét tương đồng với người bản dịa Autraloid và có quan hệ với người châu Âu hiện đại (theo Nhân Loại học từ điển. Thượng Hải từ thư, Xbx, 1991); Sơn Đính Động: người hóa thạch thuộc cuối kỳ người tinh khôn, tổ tiên người Mông Cổ. Được phát hiện năm 1933 tại Sơn Đính Động thuộc vùng núi Long Cốt, phía tây nam Chu Khẩu Điếm, Bắc Kinh. C14 xác định cách nay 18.000 năm. (Theo Từ Hải, 2003)

[18]Homo erectus pekinensis. BT

[19]Ngô Nhữ Khang – Nhân loại phát triển sử, Khoa học XBX, 1987, tr.253-254. TG

[20]Vương Dân Đồng – Đông Nam Á dân tộc đích lai nguyên hòa phân bố, Côn Minh sư phạm học viện học báo, 1984, Kỳ II, tr.23. TG

[21]Đào Duy Anh – Việt Nam cổ đại sử, Thương vụ ấn thư quán, 1976, tr.14. TG

[22]Sách do Mã Đoan Lâm (1254-1323) người cuối đời Tống biên soạn, hoàn thành năm 1307, nội dung ghi chép về lịch sử, điển chương, chế độ… phân khảo 24 lĩnh vực, 348 quyển.

[23]Văn hiến thông khảo-tứ duệ thất – Trung Hoa thư cục ảnh ấn bản, 1986, tr.2519. TG

[24]Chỉ nước Trung Hoa phong kiến. BT[25]Lão (có chứa bộ Khuyển) là tên phong kiến Trung Hoa gọi một tộc người thuộc Tây nam Di (các dân tộc ít người ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay). Hoa Lục ngày nay thay bộ Khuyển bằng chữ Nhân, đọc là Liêu. BT

[26]Theo Đào Duy Anh và Trần Trọng Kim thì Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ vào năm 906 còn Khúc Thừa Mỹ được nói đến là cháu nội Khúc Thừa Dụ, làm Tiết độ sứ từ năm 917 -923.

[27]Theo Trần Trọng Kim thì sự kiện này xảy ra vào năm 1311: “Chế Chí hay phản trắc, không giữ những điều giao ước, cho nên năm Tân Hợi (1311) Anh Tông cùng Trần Quốc Chẩn, Trần Khánh Dư phân binh làm 3 đạo sang đánh Chiêm Thành” (Việt Nam Sử lược).

[28]Chu Hoàn – Thế giới cổ đại sử, Cát Lâm văn sử XBX, 1986, tr.360. TG

[29]Đào Duy Anh – Việt Nam cổ đại sử, Thương vụ ấn thư quán, 1976, tr.495. TG

[30]Trung Quốc Đại Bách khoa Toàn thư – Dân tộc, Trung Quốc Đại Bách khoa Toàn thư XBX, 1986, tr.534. TG. Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt nam năm 1999 là 132.873 người. BT

[31]Tằm ăn lá dâu.

[32]Thế giới các dân tộc khái lãm, Thế giới tri thức XBX, 1986, tr.68. TG

[33]còn gọi là Mỗi Xoài (Gia Định thành thông chí, Viện Sử học dịch) hoặc Mỗi Xuy (Lịch sử Việt Nam, Đào Duy Anh).

[34]Hà Vĩ: Theo địa đồ Phòng Thành các tộc tự trị huyện trong tập Quảng Tây Trang tộc tự trị khu địa đồ sách, Quảng Tây nhân dân XBX, 1990 thì địa danh này là Vạn Vĩ. Britannica cũng ghi là Vạn Vĩ (chỉ khác là chữ Vạn có bộ Thủy). Bài viết “Ba làng Việt tộc trong nội địa biên thùy Trung Quốc” (Lê Văn Lân, VietMecury 1/12/2000) cũng viết là Vạn Vĩ. Có lẽ tác giả nhầm nhưng chúng tôi vẫn dịch theo nguyên tác.

[35]Từ 1511 tới nay, lẽ ra câu này phải viết là: gần 500 năm.

[36]Choang (Zhuàng): trước kia gọi là (tộc) Đồng -獞 (Hán-Việt). Sau 1949, Hoa Lục đổi là

(tộc) Đồng -僮 (Hán-Việt). Từ 1965, Hoa Lục lại đổi là Tráng -壯 (Hán-Việt). Ở Việt Nam, người Tráng có tên là Tày. BT

[37]Trung Quốc Đại Bách khoa Toàn thư – Dân tộc, Trung Quốc Đại Bách khoa Toàn thư XBX, 1986, tr.209. TG

[38]Trung Hoa dân tộc ẩm thực phong tục đại quan – Thế giới tri thức XBX, 1992, tr.336 –TG. Đoạn văn này tác giả chỉ mô tả giai đoạn đầu của nghi lễ hôn nhân. Lễ này gọi là lễ “Nhận thân” tức chú rể chính thức ra mắt nhà gái. Theo tác giả Nguyễn thị Phương Châm trong bài “Sự biến đổi nghi lễ hôn nhân của người Kinh ở Vạn Vĩ (Quảng Tây, Trung Quốc)” trên tạp chí Văn hóa Dân gian số 1/2005 thì, lễ “Nhận thân” được tổ chức vào tối ngày hôm trước lễ cưới.

[39]Trung Hoa dân tộc ẩm thực phong tục đại quan – Thế giới tri thức XBX, 1992, tr.335 –TG.

[40]Ba hòn đảo: Vu Đầu, Vạn Vĩ và Sơn Tâm, nơi có số đông người Kinh sinh sống.

[41]Cách gọi này cũng giống như ở ta gọi “ông Từ”. Tuy nhiên, trong trường hợp này “Tự đầu” còn có vai trò như vị Trưởng ban Hộ tự.

[42]Trung Hoa các dân tộc tông giáo dữ thần thoại đại từ điển – Học Uyển XBX, 1990, tr. 354-347. TG[43]Chính nhất Phái do người đời Hán Trương Lăng (còn gọi là Trương Đạo Lăng) sáng lập; thờ Chính nhất kinh. Phái này còn có tên là Thiên sư đạo và cùng với Toàn chân đạo là 2 phái lớn của Đạo giáo. Năm 1304, Nguyên Thành tông phong hâu duệ đời thứ 38 của Trương Lăng, tên là Trương Dữ Tài làm “Chính nhất giáo chủ”. Chính nhất phái chuyên trị về bùa chú. Đạo sĩ cũng có thể cưới vợ (theo Đạo giáo tiểu từ điển – Thượng Hải Từ thư XBX 2001)

[44]Trung Quốc Đại Bách khoa Toàn thư – Dân tộc, Trung Quốc Đại Bách khoa Toàn thư XBX, 1986, tr.208. TG

[45]Encyclopedia Britannica ghi là “xướng cáp”.

[46]Các từ “Ông Thôn”, “Ông Quản”, “Ông Ký” viết trong nguyên tác như hình thức chữ Nôm.

[47]Trương Kỳ Quân giám biên, Thượng Hải, 1966, mục V – Trung Quốc đại lục thiểu số dân tộc.

[48]Encyclopedia Britannica bản tiếng Hoa, Taipei, 1987, Qu.VII, tr.420.

[49]Thượng Hải Từ thư XBX, 2003

[50]Quảng Đông tỉnh địa đồ XBX, 1995.

Tags: , ,