Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa trong xã hội Việt Nam

Văn hóa là giá trị của mỗi người, thước đo trình độ phát triển của xã hội, cốt lõi của văn minh, nguồn giao cảm giữa các dân tộc. Văn hóa nằm sâu trong tất cả mọi quan hệ: ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, lao động, gia đình và phẩm cách của con người. Người ta không những cần ấn no, ăn đủ mà còn cần ăn ngon, ăn có văn hóa.

Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa trong xã hội Việt Nam

K. Marx đã từng nói rằng ăn ngốn ngấu bằng tay bốc vò xé thịt sống, khác với ăn có nấu nướng bằng đĩa, dao và bát đĩa. Lênin cũng phân biệt hai loại tình yêu, một loại gần với kiểu ăn uống thô tục và một loại có văn hóa. Người thường khuyên thanh niên, hay làm cho tình yêu trở thành có văn hóa. Ở đâu thiếu văn hoá thì cái lạc hậu, cái xấu, cái giả, cái sai, cái ác sẽ lấn át.

Trong thế giới hiện nay nhiều nước phát triển đã bước vào kỷ nguyên của văn hóa. Do quá trình vận động toàn diện của các quan hệ nhân tính, người ta nhận thức một cách sâu rộng rằng văn hóa là một trong những nguồn gốc cơ bản để phát triển tài nguyên, con người. Tuy nhiên để làm cho văn hóa trở thành cội nguồn của mọi phát triển xã hội, ở các nước phát triển hiện nay đang phát triển thành nhiều hoạt động chống lại những hiện tượng phản văn hóa. Việc làm ô nhiễm môi trường, nạn nghiện ngập ma túy, tệ bắt cóc con tin, thái độ tàn bạo giữa con người và con người, nạn gái điếm và trăm ngàn con bệnh xã hội khác là các mục tiêu của những chiến dịch khắc phục phản văn hóa, mở đường cho xã hội tiến về phía văn minh và hạnh phúc.

Ở nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng.

Trong lao động, tệ làm giả, làm ầu đang là vấn đề nhức nhối chưa có phương cách hữu hiệu để ngăn chặn. Trong giao tiếp xã hội, ngoài những quan hệ trong sáng, tình nghĩa, hiện nay không ít các hiện tượng tàn bạo, tham nhũng, tham ô, cửa quyền, vô đạo đức làm vẩn đục tình người và đại nghĩa dân tộc. Những hiện tượng phản văn hóa này xâm nhập gì vào trong gia đình, phá vỡ nhiều chuẩn mực thiêng liêng mà cả ngàn năm mới xây dựng được nên nó. Các quan hệ anh em, cha mẹ, vợ chồng đang bị các phản văn hóa bôi đen và đe dọa phá vỡ sự ổn định có ý nghĩa nhân bản.

Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định. Ai cũng biết rằng tự do, trong ý nghĩa tuyệt đối của nó là văn hóa. Nhưng đã là tự do của sự trưởng thành, tự do của những con người gắn bó với tự do của đồng loại. Tự do chỉ giành cho mình, làm mất tự do của đồng loại, đó là một hiện tượng phản văn hóa. Cũng như vậy, tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ giao tiếp bao giờ cũng là phẩm cách văn hóa. Nhưng nếu hạ nhục quan hệ này bằng sự khúm núm, vì lợi ích nhỏ nhoi thì lại trở thành phản văn hóa. Trên một ý nghĩa rộng thì tình thương yêu con người bao giờ cũng là bản chất của văn hoá. Tuy nhiên, nếu tình thương yêu ấy không cổ võ tính tích cực trong con người mà ngược lại nó bao che cho tính lười nhác, độc ác thì tình thương ấy không trọn vẹn và vẫn pha yếu tố phản văn hóa.

Nhận diện các phản văn hoá không chỉ bằng tâm lý thường ngày có thể phát hiện được bản chất của nó. Để khắc phục được các phản văn hóa cần phải nâng nhận thức tới tầm lý trí, hòa nhập vào tư duy khoa học đạt tới sự trưởng thành của ý thức. Các phản văn hóa xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống và dưới rất nhiều diện mạo khác nhau. Biểu trưng đầu tiên của các hiện tượng phản văn hóa là nó đứng về phía cái sai, nhân danh cái sai, ủng hộ, cổ vũ cho cái sai, ra sức trấn áp, hù dọa cái đúng.

Sai – Đúng là một cặp phạm trù phân ranh giữa phản văn hoá và có văn hoá. Tuy nhiên thế nào là đúng, thế nào là sai lại không dễ chút nào. Đã có thời kỳ người ta cho rằng phản văn hóa vô sản ở Nga là đúng và Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc là không sai. Sau các cơn lốc lớn của lịch sử thì thái độ hư vô đối với truyền thống và sự coi trí thức, con người chi là công cụ, là phương tiện bị liệt vào các hiện tượng phản văn hoá. Ở nước ta, có một thời kỳ rất dài người ta cho rằng bao cấp là một hiện tượng nhân đạo và có văn hóa. Thế rồi, từ bao cấp, trong xã hội đã xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng phản văn hóa. Nạn quan liêu, tệ của quyền, sự lười nhác, các khát vọng và nguồn lực bị thủ tiêu đều thấy nguyên nhân từ bao cấp.

Trong xã hội, chúng ta dễ tìm thấy những hiện tượng lúc này thì đúng, lúc khác thì sai: thời điểm này là có văn hoá những thời điểm khác lại phản văn hóa. Ở trình độ dân trí còn thấp đã tuyên truyền, giáo dục đôi khi mang tính dậy bảo có thể vẫn được coi là có văn hóa. Song ở trình độ dân trí đã phát triển người ta không thể tuyên truyền giáo dục một cách đơn giản. Mọi sự đơn giản nhiều khi lại trở thành phản văn hóa.

Phép biến chứng của cái đúng và cái sai, cái văn hóa và cái phản văn hóa không thể do ý muốn chủ quan mà nó dựa trên cơ sở khoa học. Khoa học cùng tuyến với cái đúng và đúng về phía văn hóa, phản khoa học là cùng tuyến với cái sai cũng là hiện tượng phản văn hóa. Đúng sai là dựa trên cơ sở khoa học, đồng thời là nền tảng vĩnh cửu của chân lý. Nó mang cả ý nghĩa nhân văn lẫn chủ nghĩa nhân đạo và đạt tới tầm nhân loại. Khoa học là của chúng, là chân lý cho mọi người. ọi sự vận động của lịch cử, như qúa trình lao động, giao tiếp dựa trên cơ sở khoa học là dựa vào cái đúng. Và tất yếu nếu mọi hoạt động phản khoa học đều là sai trái.

Đúng – sai trong quan hệ nhân tính được soi rọi từ các giá trị khoa học là cơ sở đầu tiên phân ranh giữa văn hoá và phản văn hóa trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Xưa nay dân tộc ta được coi là một dân tộc có nền văn hóa sâu bởi vì chúng ta luôn đứng về phía chính nghĩa mà chống phi nghĩa. Hiện nay thời đại mới đòi hỏi chúng ta phải đặt chủ nghĩa yêu nước trên nền tảng khoa học và giao lưu quốc tế của thời đại. Khoa học sẽ phát triển các giá trị truyền thống, tăng trưởng tính hiện đại của văn hóa và khắc phục dân cư phản văn hóa bất kể nó có từ nguồn gốc nào.

Phản văn hoá thường xuất hiện từ cái sai, cái phản khoa học, chống lại công lý và chân lý. Pháp luật là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, phát triển các giá trị văn hóa và khắc phục các hiện tượng phản văn hoá. Pháp luật là cùng tuyến với cái đúng. Nó là ngọn đèn soi rọi những nơi ẩn nấp của cái sai, phát hiện mầm rễ của các phản văn hóa. Xây dựng một nền khoa học mạnh, lấy Nhà nước pháp luật làm trung tâm, mở mang trình độ dân trí là một trong những giải pháp khắc phục các phản văn hóa.

Biểu trưng thứ hai của các hiện tượng phản văn hóa: thường đứng về phía cái Ác chống lại cái Thiện. Thiện và ác từng là cặp phạm trù nữa phân ranh giữa văn hóa về phản văn hóa. Làm điều thiện là có văn hoá và làm điêu ác là phản văn hóa.

Tuy nhiên, đạo đức của con người vốn là sản phẩm của các lợi ích. Lương tâm, vinh dự, nghĩa vụ, trách nhiệm, ý nghĩa cuộc sống đều gắn với các lợi ích giai cấp. Hoạt động giải phóng của những người lao động nhằm thoát ra khỏi mọi áp bức bóc lột được giai cấp vô sản coi là hợp đạo đức, có văn hóa, nhưng lại bị giai cấp bóc lột cho là vô đạo đức, phản văn hóa. Lấy chuẩn thiện – ác để đánh giá một hiện tượng văn hóa và phản văn hoá, trong cuộc sống hiện nay phải xuất phát từ quyền lợi giai cấp. Cái có lợi lợi cho giai cấp tiến bộ thường được lịch cử xác nhận là có văn hoá. Những cái phục vụ cho giai cấp phản động thường là những hiện tượng phản văn hóa. Nền đạo đức bạn lực, chém giết của bọn phát xít và bọn phân biệt chửng tộc không thể là thước đo của các giá trị văn hóa ở thời đại ta. Nó chính là nguyên nhân làm xuất hiện các phản văn hoá mà loài người tiến bộ lên án.

Cái thiện, cái ác ngoài nội dung giai cấp, nó bao chứa tính chất thời đại. Tính chất của các phản văn hoá gắn chặt với các thời đại sản sinh ra nó. Trước đây người ta nhuộm răng đen, ăn trầu, tách mình ra khỏi lao động chân tay được coi là người quân tử. Trong thời đại cũ, người có văn hoá được xác định từ số của cải mà họ có. Người giàu thường được coi là có văn hoá và người nghèo được coi là thiếu, hoặc vô, hoặc phản văn hóa. Nhưng ở thời đại ta hiện nay, chuẩn đạo đức đã khác trước. Trước hết nó không phải là đạo đức chấp nhận. Các chuẩn thiện – ác của phản văn hóa có gia tăng. Tục thờ cúng tổ tiên, nhớ ơn ông bà, thành kính với những người đã có công giáo dục và giáo dưỡng, đã có người cho là phản văn hoá nó mang tính hành lễ, dị đoan. Ngược lại tục trai gái hôn nhau ở công viên, bến tàu trong các nước phương Tây được coi là hiện tượng văn hóa, nhưng ở người Ấn Độ và một số nước khác thì đó là hiện tượng phản văn hóa!

Tuy có khác nhau về chuẩn đạo đức xác định văn hóa và phản văn hóa ở một số dân tộc khác nhau, nhưng trong chiều sâu của các quan hệ đạo đức là có tính nhân loại. Ở đâu thì cái thiện, hòa bình, hữu nghị, sự quan tâm đến con người, lương tâm, vinh dự cũng đều là cái thiện, đại biểu cho văn hoá, ở đâu thì cái ác, cái giả, sự tàn bạo, các quan hệ mất nhân tính, vô luân, không có lương tâm cũng bị coi là các hiện tượng thiếu văn hóa, vô văn hóa và phản văn hoá.

Cái thiện thường quang minh, chính đại, cái ác thường châm biếm, ngàn hóa lẩn quất trong cái thiện và lợi dụng cái thiện. Cái ác cũng có sức sống bất tận như cái thiện: Nó hiện diện ở mọi thời và mọi người. Cải ác là ngọn nguồn của mọi phản văn hóa. Dù phản văn hóa nấp dưới dưới hình thức nào, nhưng hễ ta tìm thấy cái đuôi ác độc của nó thì không dễ bề trốn tránh.

Cặp phạm trù thứ ba phân ranh giữa văn hóa và phản văn hóa là cặp phạm trù Đẹp – Xấu. Cái đẹp là tiêu biểu của văn hóa và cái xấu là đặc trưng của phản văn hóa.

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới đã rất yêu cái đẹp. Từ tình cảm lớn đối với cái đẹp, nhân dân Việt Nam đã hình thành một nền văn hóa cổ truyền đầy những mỹ tục và tập quán nền nã. Tình yêu đối với cái đẹp là cơ sở quan trọng để khắc phục cái xấu. Trong trường kỳ lịch sử, cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu diễn ra trên bình diện văn hóa và phản văn hoá. Nhân dân, các lực lượng tiến bộ đứng về phía cái đẹp, xây dựng cuộc sống có văn hoá, đấu tranh chống cái xấu, phủ định các phản văn hóa. Các truyện nôm, truyện cười đều phản ánh các mâu thuẫn giữa cái đẹp và cái xấu và kết cục của nó văn hóa được khẳng định và phản văn hóa bị phủ định.

Gần đây, trong xã hội chúng ta, cuộc đấu tranh giữa văn hoá và phản văn hoá biểu hiện trên bình diện đẹp – xấu diễn ra rất quyết liệt. Tuy nhiên, có một hiện tượng nhiều người dễ nhận biết là cát đẹp đang lẩng tránh dần, có chỗ nó để mặc cho cái xấu hoạt dạng. Trong lao động người ta thả sức làm hàng giả và ít chú ý đến việc hoàn thiện như quan hệ lao động. Trong giao tiếp, rất nhiều thị hiếu thấp hèn xuất hiện. Sự ăn mặc lố lăng cùng với ngôn từ thô thiển và sở thích sặc mùi con buôn hầu như thỏa sức hoành hành bất chấp mọi dư luận. Nó đang ăn sâu vào mối quan hệ giữa con người với con người, đến các gia đình, vào cả bàn thờ ông bà ông vải, gia nhập vào nhân cách cá nhân, gõ cửa để tổ chức chính trị và ngồi chỗm chệ giữa tâm hồn nhà nghệ thuật – người sáng tạo ra cái đẹp.

Không hiểu làng người ta đã nhân danh văn hóa nào mà phủ định truyền thống, bác bỏ lịch sử, kích dâm, bạo loạn và nguyền rủa tổ quốc, nhân dân mình? Không hiểu người ta vì cái đẹp gì mà nêu ra những chuẩn của các quan hệ văn hóa trước hết là tiền và quyền? Cái đẹp hiện nay đang bị tấn công tứ phía bởi các phản văn hóa. Bộ mặt len luốc của cái xấu đang bôi bẩn trên đường phố, nó làm méo mó các công trình kiến trúc, nó làm mất hết ý nghĩa văn hóa ở các công viên, nó làm cống rãnh tràn trên mặt đường, rác rưởi ùn giữa nơi công cộng và các hành động khả ố diễn ra công khai trước mọi người. Cần nhận diện và có biện pháp tích cực nhất chống các phản văn hóa này. Nó sẽ là chất thải gây độc đến toàn bộ sự phát triển sâu xa nhất của xã hội cho mãi tới mai sau.

Cái sai – ác – xấu là ba mụ phù thuỷ biến hóa, tàng hình ẩn sâu vào các quan hệ của con người. Nó là nguyên nhân của một phản văn hóa, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Nó sẽ bị hiện nguyên hình gớm ghiếc khi chiếc gương kỳ diệu của cái đúng, cái tốt, cái đẹp soi vào.

Tuy vậy, dù nó có hiện hình là những con quỷ ác độc thì còn cần phải có ngọn lửa thần kỳ của kỷ cương xã hội, khoa học, pháp luật và của sự phát triển dân trí mới thiếu dốt được nó. Mỗi xã hội văn minh và ổn định bao giờ từ lòng sâu của nó cũng thiết lập một cơ chế điều chỉnh phát triển văn hóa và hạn chế đến mức thấp nhất các phản văn hóa. Cơ chế đó là sự tương tác mạnh mẽ giữa lao động trí óc và lao động chân tay, thiết lập Nhà nước pháp luật hùng mạnh, xây dựng nền khoa học tiên tiến, giải phóng các năng lực sáng tạo, hình thành nên dân chủ có chất lượng cao, mở rộng thông tin làm nẩy sinh các giá trị văn hóa có tính chất nhân bản trên cơ sở một nền giáo dục tiên tiến. Cơ chế này vận hành dưới ánh sáng của chế độ chính trị tiến bộ, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội sẽ trong sạch dần, văn hóa sẽ đón đỡ mọi sự phát triển và đẩy các phản văn hoá ra khỏi các quan hệ nhân tính làm cho con người ngày càng tin, càng yêu và càng hiểu biết lẫn nhau hơn.

Theo PHÙNG HIỂN / TẠP CHÍ TRIẾT HỌC

Tags: ,