Một khảo cứu về cuộc bành trướng của Trung Hoa xuống phương Nam

Sự di chuyển của Trung Hoa xuống phương Nam, trong mọi thời kỳ, đã là một sự di chuyển con người và các tư tưởng hơn là chính sách chính quyền và sự chinh phục. Khi chính quyền và lực lượng quân sự được sử dụng, điều đó hoặc đã trễ, như trong sự sáp nhập cuối cùng vùng Vân Nam, hay bị bóp chết non như trong các quan hệ ban đầu với Nam Chiếu và với Việt Nam.

Một khảo cứu về cuộc bành trướng của Trung Hoa xuống phương Nam

Bài viết của ngà nghiên cứu C.P. Fitzgerald. Ngô Bắc dịch và phụ chú.

Nguồn: C. P. FitzGerald, The Southern Expansion of the Chinese People, New York & Washington: Praeger Publishers, 1972, Chapter 11: The Prospects For China‘s Southern Expansion, các trang 206-216.

1. Trường Hợp Vân Nam

Vân Nam, một trong các tỉnh nằm ở góc xa nhất phía Tây Nam của Trung Hoa, đã là một phần liên hợp của Đế Quốc và Cộng Hòa sau này kể từ giữa thế kỷ thứ mười ba, khi nó bị chinh phục bởi quân Mông Cổ, vào lúc đó đang cai trị phần lớn lãnh thổ Trung Hoa. Thế kỷ thứ mười ba trong lịch sử Trung Hoa gần như thời kỳ hiện đại, chắc chắn không phải là một giai đọan quá cổ xưa. Bởi mười lăm thế kỷ trước khi có cuộc chinh phục của Mông Cổ tại Trung Hoa, Vân Nam đã không được biết đến như một tỉnh, mà như một vị trí của một vương quốc xa lạ và thường đối nghịch. Danh xưng Vân Nam được đặt ra lần đầu tiên hồi thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên khi triều đại phía tây, nhà Thục Hán (Shu Han), một trong ba nước thời Tam Quốc, đã áp đặt quyền chủ tể ngắn ngủi trên một vài phần của xứ sở này. Vân Nam có nghĩa “Phía Nam Của Các Đám Mây”, và cái tên mang nhiều chất thơ này thực sự mô tả đặc tính khí hậu của nước này. Cao nguyên của Vân Nam, ở phía tây có cao độ 7,000 bộ Anh (feet), đổ dốc theo hướng đông nam xuống còn khoảng 4,000 bộ Anh, thực sự là nằm ở phía nam của các đám mây, các tỉnh nhiều mây giăng ẩm ướt của Tứ Xuyên và Quý Châu. Tục ngữ có câu nói về tỉnh thứ nhất không mấy tốt “các con chó của Tứ Xuyên sủa lên khi mặt trời rọi sáng”, ám chỉ sự hiếm hoi của hiện tượng này. Về tỉnh thứ nhì, Quý Châu, tục ngữ nói “Quý Châu không bao giờ có ba ngày khí hậu tốt (liền nhau)” – và bổ túc thêm rằng nó không bao giờ có khoảng đất bằng dài ba dặm [li, tiếng Hán trong nguyên bản, ND] hay ba đồng tiền bạc, với âm điệu theo vần trong tiếng Hán. ( “Kueichou mei yu san t’ien ch’ing, san li p’ing, san k’uai yin.”). Nhưng tại Vân Nam khí hậu thì khô và ấm, thời tiết nhiệt đới của nó được ôn hòa nhờ cao độ, mùa đông khô ráo kéo dài được đền bù bởi các giòng suối và sông luôn luôn tràn trề chảy xuống từ các rặng núi cao của nó.

Các rặng núi vĩ đại ôm sát cạnh sườn của cao nguyên này, từ bắc xuống nam, chia xứ sở tại bên phía tây thành các thung lũng hẹp và sâu, và tại bên phía đông thành các thung lũng rộng hơn, mở ngỏ thoáng hơn, gồm chứa các hồ nước lớn, hay được tạo thành từ đáy các hồ mà nước đã rút đi. Về hướng tây bắc núi vươn cao tới 20,000 bộ Anh, giảm dần khi chúng xuôi nam, xuống còn ít hơn phân nửa cao độ đó. Nhưng các ngọn núi hiếm khi cao hơn cao nguyên dưới bốn hay năm nghìn bộ Anh tại bất kỳ khu vực nào. Các ngọn núi thì dốc và tại nhiều nơi còn bị rừng rậm bao phủ, không thích hợp cho việc canh tác; các cao nguyên và các thung lũng là các vùng đất phong phú được tưới nước rất tốt trong mọi mùa, không bao giờ sợ gặp nạn hạn hán, và thường cũng tránh được nguy cơ bị lụt. Đó là một đất nước được sắp đặt bởi thiên nhiên để ưu đãi cho sự định cư nặng tính chất địa phương của các dân tộc canh nông bị ngăn cách, bởi các rặng núi cao không người ở, với các láng giềng gần cận nhất. Điều này trong thực tế là lịch sử chủng tộc của Vân Nam, một lich sử của sự chia cắt manh múng, không phải chỉ thành các nhóm chủng tộc khác biệt tại các thung lũng khác nhau, mà cũng còn giữa một dân tộc trên các vùng đất tốt với các dân tộc kém tiến bộ hơn ở các rặng núi trên cao so với họ. Chính bởi thế đã luôn luôn có, và hãy còn kéo dài đến nay, các sự phân chia theo hàng dọc cũng như hàng ngang trong các cư dân của Vân Nam. Những dân tộc mạnh hơn chiếm cứ các thung lũng trồng lúa gạo, kẻ yếu hơn bị đẩy lên trên núi, rất thường lại xua đuổi các dân tộc sơ khai hơn nữa lên đến các mức độ cao nhất. Các sắc dân sinh sống bằng săn bắn và thu lượm thực phẩm có thể sống sót ở đó, bởi có đầy thú để săn bắn. Dưới thấp hơn, kiểu canh tác “chặt cây rồi đốt rẫy, làm hủy hoại các khu rừng, được thực hành rộng rãi. Bằng chứng về các tầng lớp còn lưu tồn của các dân tộc biến đổi, rất khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và lối sống, cho thấy người Trung Hoa không thể nào là các kẻ xâm lăng đầu tiên đến chiếm chỗ các kẻ canh tác tại các thung lũng và bờ hồ màu mỡ.

Vân Nam đã nhiều lần bị xâm lăng, và chiếm ngụ, một phần hay trên một quy mô rộng lớn bởi các dân mới tới. Nguồn gốc của các sự di chuyển thời tiền lịch sử này và các dân tộc cấu thành họ không thể bị khám phá, và khảo cổ học vẫn chưa chiếu rọi ít ánh sáng nào về thời tiền sử của Vân Nam. Ít nhất có thể nói rằng các con đường theo đó họ phải đi qua có thể phỏng đoán được, nếu không phải chỉ vì có quá ít con đường khả dĩ thông lưu. Một số dân tộc đã xuống từ cao nguyên Tây Tạng, vẫn còn cao hơn cao nguyên Vân Nam, bởi vùng thung lũng cao của sông Dương Tử và thượng lưu sông Cửu Long, các con đường hiện vẫn còn được sử dụng như các xa lộ từ Vân Nam sang Tây Tạng. Các ngọn đèo thì cao, các thung lũng thường rất hẹp, và các con sông nhiều đá ngầm và chảy thật xiết khiến không thể hải hành. Các con đường như thế chỉ có thể được sử dụng với sự chấp thuận của các cư dân vùng thung lũng, bởi chúng dễ dàng bị phong tỏa. Rất nhiều phần rằng sự thẩm nhập chứ không phải là xâm lăng đã là khuôn mẫu của sự di chuyển từ phương bắc vào Vân Nam. Về phía đông bắc một con đường hơi dề dàng hơn dẫn tới Vân Nam từ miền tây của Tứ Xuyên, thành phốSuifu trên thượng lưu sông Dương Tử đã là điểm khởi hành. Tuy thế, con đường này, như không thể tránh khỏi đối với bất kỳ hành trình nào tại Vân Nam, băng qua nhiêu rặng núi cao, chính yếu xuyên ngang cao nguyên. Nó vẫn còn được sử dụng trên một tầm mức lớn bởi các đoàn lữ hành bằng la và lừa, vận tải lụa Tứ Xuyên sang Miến Điện và từ đó, bằng tàu chạy bằng hơi nước trên sông và hành lang trên biển đến Calcutta, mãi cho tới thời Thế Chiến Thứ Nhì. Con đường đoàn lữ hành đi từ Suifu đến Bhamo trên sông Irrawaddy [Miến Diện, ND] dài hơn sáu trăm dặm. Con đường này là con đường mà nhiều đạo quân đã đi qua, đặc biệt trong các thế kỷ trước đó khi mà Quý Châu chưa được bình định.

Con đường rõ rệt nhất, từ điểm giới hạn hải hành trên các con sông thuộc phía tây tỉnh Hồ Nam, các con sông là phụ lưu của sông Dương Tử, là con đường chạy ngang qua tỉnh Quý Châu. Các rặng núi ở đây thấp, mặc dù gồ ghề; rặng núi giáp ranh với Vân Nam lại là rặng cao nhất. Trong hồi cuối thời đế chính (triều đại Mãn Châu), đây là con đường chính từ Bắc Kinh đến Vân Nam. Cũng chính do con đường này mà hoàng đế Vĩnh Lạc nhà Minh đã có các phiến đá cẩm thạch to lớn, vẫn còn tô điểm cho các bậc thang của Cấm Thành, được kéo hàng trăm dậm băng ngang núi đồi và thung lũng cho đến khi chúng được thả thành bè tại miền tây Hồ Nam và đến Bắc Kinh qua ngả sông Dương Tử và Đại Vận Hà (Grand Canal), một khoảng cách hơn ba nghìn dặm một chút. Trong các thời trước đây, con đường Quý Châu ít được sử dụng hơn, bởi vì tỉnh vẫn chưa được bình định và vẫn còn bị chia cắt bởi các nhóm thị tộc đối nghịch nhau cho đến khi các hoàng đế nhà Minh chinh phục nó vào hồi đầu thế kỷ thứ mười tám. Ít trực tiếp hơn, mặc dù quan trọng cho một vài ngành mậu dịch, là con đường từ điểm giới hạn hải hành trên sông Tây Giang (West River) (chảy ra biển ở phía dưới Thành Phố Quảng Châu (Canton), xuyên qua miền tây bắc của tỉnh Quảng Tây và sau đó băng ngang cao nguyên Vân Nam để đến Côn Minh (K’unming), tỉnh lỵ. Đây là con đường nối liền Vân Nam với miền nam Trung Hoa, không phải với các tỉnh miền bắc nơi mà từ đó thẩm quyền, các đội quân và quyền lực thường được phóng ra.

Rất ít, nếu có, dòng sông nào của Vân Nam là lối đi cho du lịch hay mậu dịch, và không có dòng sông nào có thể hải hành trong biên giới của tỉnh. Tại phía tây, ba con sông vĩ đại, Salween, Cửu Long và Dương Tử, chảy vào các thung lũng song song rất sâu trong vài trăm dặm, chỉ bị phân cách bởi các rặng núi cao, lởm chởm. Sau đó chúng phân tán, sông Dương Tử hướng về phía bắc và rồi quay sang phía đông, sông Cửu Long tiếp tục xuôi nam đến Căm Bốt và Lào, sông Salween chảy vào Miến Điện. Ba con sông mà các dòng nước chỉ lần lượt cách nhau ba mươi dặm tại miền tây Vân Nam đã đổ ra biển ở những địa điểm cách xa nhau biết bao, ở vùng phụ cận của Thượng Hải, Sàigòn và Ngưỡng Quang (Rangoon). Các thung lũng cao của chúng ở phía đông có độ cao hơn vài nghìn bộ Anh (feet) so với phía tây: sông Salween chảy ở độ cao khoảng 2,000 bộ Anh tại Vân Nam, sông Cửu Long ở độ cao khoảng 4,000 bộ Anh, và sông Dương Tử trên cao, có cao độ 6,000 bộ Anh trên mặt biển khi nó đột ngột uốn khúc về hướng bắc và hướng đông, cắt đôi rặng núi có độ cao 20,000 bộ Anh. Nằm giữa các thung lũng sâu này là các rặng núi thường vượt quá 12,000 bộ Anh và lên cao hơn nữa khi hướng về phía đông. Các thung lũng thì hẹp, cung cấp rất ít đất khả canh, và độ dâng cao và hạ thấp của dòng sông giữa mùa hè và mùa đông (hè là mùa của nước dâng cao) có thể đo bằng hàng bộ Anh. Các thung lũng này, đặc biệt các thung lũng của sông Cửu Long và sông Salween, bị tàn phá bởi một loại sốt rét; đặc biệt hiểm ác, và người Trung Hoa sẽ không định cư tại những nơi đó; ngay các khách du hành cũng vội vã đi ngang qua chúng và không bao giờ nghỉ đêm tại vùng thung lũng. Sông Tây Giang, tạo thành lộ trình huyết mạch của các tỉnh miền nam Trung Hoa, Quảng Tây và Quảng Đông, được nâng lên cao tại cao nguyên Vân Nam, nhưng không thể hải hành được cho đến sau khi nó đến được Quảng Tây.

Các rào cản cho việc giao tiếp với các người bên ngoài xem ra, và thực đáng sợ, ở các biên giới phía tây của Vân Nam, hơn là ở phía đông hay phía nam; song chúng đã được qua lại trong nhiều thế kỷ bởi các nhà mậu dịch và các khách du hành, nếu còn ít thường xuyên hơn nhiều bởi các đội quân. Một khi khách du hành đã chuyển sang con sông Salween và phụ lưu của nó, độ dốc xuống ở Miến Điện và thung lũng Irrawaddy thì tương đối dễ dàng, dù đôi khi có nguy hiểm. Con sông vĩ đại mang lại một sự tiếp cận dễ dàng đến biển, và các chuyến du hành cận duyên đã có thể nối liền Miến Điện và Ấn Độ. Ít có sự nghi ngờ nào rằng một vài loại tiếp xúc đã hiện diện dọc theo con đường gián tiếp này từ những thời kỳ ban sơ nhất, ngay dù nó bị giới hạn lúc đầu vào hoạt động mậu dịch giữa các thị tộc. Con đường trực tiếp sang Ấn Độ, băng ngang qua các cánh rừng của miền bắc Miến Điện tới Manipur và các thung lũng vùng Assam thì khó khăn hơn và ít an toàn hơn. Ngay tthời hiện đại, các khu rừng này vẫn còn là căn cứ của các bộ lạc săn người, chỉ đem lại một sự đón tiếp rùng rợn cho các khách lữ hành. Sự nối kết giữa Vân Nam là với Đông Nam Á, Miến Điện và Việt Nam, chứ không trực tiếp với Ấn Độ. Con đường tới Việt Nam, ngày nay là con đường rầy xe hỏa được xây dựng trong những năm đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi bởi người Pháp, không phải dễ dàng hay được sử dụng nhiều trong thời cổ xưa. Độ đổ dốc từ cao nguyên Vân Nam thì rất cheo leo, và nhiều khe sông cắt ngang con đường. Thung lũng sông Hồng, tạo thành châu thổ phì nhiêu của Bắc Kỳ, bị nhiễm chứng sốt rét và chật hẹp, mặc dù dòng sông này, phát sinh từ cao nguyên Vân Nam, có vẻ mang lại một sợi dây liên kết tự nhiên và hiển nhiên giữa Vân Nam và Việt Nam. Như quá thường xảy ra tại Vân Nam, con sông này thực sự là vô dụng cho mục đích này, và khách du hành phải đi tìm một con đường xem ra gian lao hơn, xuyên qua núi đồi. Khi người Pháp có được đặc nhượng mở đường xe hỏa, chính phủ đế triều Trung Hoa đã từ chối chấp thuận con đường dẫn tới thung lũng sông Hồng, vốn sẽ tương đối dễ dàng hơn để xây cất, với lý do rằng khu vực đó quá nguy hại cho sức khỏe, và rằng một đường rầy hỏa xa sẽ không phục vụ gì cho mục đích kinh tế ở đó. Lý do thực sự rằng họ tin con đường qua núi sẽ quá khó khăn và quá dốc khiến không một đường sắt nào trong thực tế lại có thể xây cất được trên hàng lối đó. Tuy thế người Pháp đã xây dựng nó, một trong những lộ trình ngoạn mục nhất của thế giới, bắc ngang các khe sông sâu và chui qua từ rặng núi này sang rặng núi kia. Về mặt chiến lược, như được chứng tỏ trong Thế Chiến Thứ Nhì, nó thì vô dụng; chỉ cần giựt sập vài cây cầu và phong tỏa một ít đường hầm sẽ làm cho lộ trình không thể thông qua được. Người Nhật Bản không bao giờ xâm nhập vào Vân Nam bằng con đường này. Về mặt kinh tế, nó chỉ có giá trị tối thiểu, nhưng như thành tích về kỹ thuật, nó thật tuyệt diệu.

Các sự tiếp xúc đầu tiên được ghi chép lai giữa Trung Hoa và Vân Nam có niên đại từ cuối thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, và đã không phải được thực hiện bởi các vương quốc Trung Hoa vào thời khoảng đó tại miền bắc Trung Hoa, mà bởi nhà Ch’u [?], vương quốc phương nam đặt trung tâm tại trung lưu sông Dương Tử, nhưng cũng bao gồm tỉnh Hồ Nam ngày nay. Nước Ch’u không đúng nghĩa là một vương quốc Trung Hoa; nó không bao giờ được chấp nhận một cách thoải mái như một trong các thành viên của khái niệm cổ thời về Vương Quốc Trung Tâm (Miđle Kingdom), trên đó các nhà vua nước Chou [? Chu] đã trị vì hơn là cai trị. Ch’u căn bản có thể thuộc sắc dân T’ai (Thái hay Đại [?]) hay Miao (Mèo), hay như một số tác giả xem xét, thuộc một sắc dân hỗn hợp, bao hàm một loạt nhiều dân tộc cổ xưa tại miền nam và trung Trung Hoa. Chính nước đó về văn hóa chịu ảnh hưởng Trung Hoa sâu đậm là điều chắc chắn từ nhiều sự khám phá khảo cổ đã được tìm thấy tại các khu vực vốn là một phần của nước Ch’u và cũng từ nhiều bằng chứng văn hóa Trung Hoa. Vào cuối thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, cuộc tranh chấp giữa các vương quốc của Trung Hoa dành quyền chủ tể tối cao thế giới Trung Hoa đã gia tăng mãnh liệt. Các nước cạnh tranh chính yếu sẵn có mặt là vương quốc tây bắc của nước Ch’in [? Tần], được nghĩ rằng chỉ có một phần nào Trung Hoa về tính chất chủng tộc, và vương quốc miền nam của nước Ch’u, là nước, như được nhận thấy, chắc chắn có phần lớn giống dân phi-Hán (non-Han). Nước Ch’in liên tục sáp nhập phần lớn các vương quốc miền bắc cũ, và vì thế, trở nên mạnh hơn. Nước Ch’u, có các nước cạnh tranh nằm phía hạ lưu sâu hơn của sông Dương Tử, bị ngăn cản không cạnh tranh hữu hiệu với kẻ thừa kế phương bắc bởi các sự phân trí này, và vào cuối thế kỷ thứ tư đã tìm kiếm một vài sự bù đắp bằng cách bành trướng về phương nam, vào các miền vượt quá Hồ Nam, khi đó bị chiếm ngụ bởi một số dân tộc ít tiến bộ hơn.

Vua Wei của nước Ch’u (339-329 trước C0ông Nguyên) đã phái một viên tướng, thành viên của hoàng gia, tên là Chuang Ch’iaso đi mở rộng uy quyền của ông theo hướng này. Chuang Ch’iao có vẻ đã dùng lộ trình xuyên qua Quý Châu cho ít nhất một phần trong lực lượng của mình, mặc dù các đơn vị tăng phái khác có thể đã đi theo con đường từ vùng cao trên sông Dương Tử tại Suifu xuyên qua Chaot‘ung để đến Côn Minh. Con đường này khi đó đi ngang qua vương quốc Pa (Ba) tại miền nam Tứ Xuyên, là nước đã giao chiến với láng giềng phía bắc của nó, nước Shu [Thục?] và có lẽ vì thế không thể ngăn cản bước tiến của quân đội nước Ch’u. Tướng Chuang Ch’iao đã có thể tiến hành lộ trình của mình đến đồng bằng Côn Minh, bên bờ của hồ nước vĩ đại Tien Lake [Điền Trì?]. Đây là khu vực lớn nhất và là một trong những khu vực canh tác lúa gạo phì nhiêu nhất của Vân Nam, và thành phố Côn Minh ngày nay, tỉnh lỵ của tỉnh, tọa lạc ở đó. Chuang Ch’iao đã sáp nhập miền này vào nước Ch’u, và gọi nó là Tien [đất Điền?]. Từ ngữ này không có nghĩa nào khác trong Hoa ngữ ngoài địa danh để chỉ hồ và miền đất, ngoại trừ một tĩnh từ phát sinh khả hữu có nghĩa “vô giới hạn, bao la”. Nhiều phần đó là một danh từ phát sinh từ các [họ của, ND] người làm chủ quận huyện trước đây.

Rất ít điều được hay biết về các người dân có thể đã sống ở đó. Một khám phá khảo cổ học gần đây không quá xa Côn Minh, tại địa điểm đồi núi được gọi là Shih Chia Chai, đã phơi bày ra ánh sáng các đồ vật bằng đồng được trang trí với các hình dạng rõ ràng có tính cách phi-Trung Hoa (non-Chinese), và có vẻ để mô tả một sắc dân chăn dắt các loại gia súc trên các cánh đồng đã được trình bày một cách phong phú. Niên đại của các đồ vật này được phỏng đóan trên căn bản cách vẽ là gần hay cùng thời với sự chinh phục của nước Ch’u, và nếu các đồ vật chứng tỏ sự du nhập kỹ thuật đồ đồng Trung Hoa, chúng cũng phô bày sức mạnh của một truyền thống nghệ thuật phi-Trung Hoa. Quân đội nước Ch’u chắc chắn không đủ mạnh để đánh đuổi dân bản xứ tại vùng đất đó, và có lẽ đã không được tháp tùng bởi nhiều phụ nữ của họ. Không bao lâu các sự phát triển tại miền tây Trung Hoa khiến cho thuộc địa xa xôi này còn bị cô lập hơn nữa.

Trong năm 316 trước Công Nguyên, vương quốc nước Ch’in hung hổ, lợi dụng cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai vương quốc Tứ Xuyên là Shu và Ba (lần lượt tập trung tại Thành Đô (Ch’engtu) và Trùng Khánh (Chungking) ngày nay) đã xâm lăng và chinh phục cả hai vương quốc, sáp nhập toàn thể tỉnh rộng lớn Tứ Xuyên vào nước Ch’in. Biến cố này, nguyên làm gia tăng vượt mức quyền lực và tài nguyên của nước Ch’in, có lẽ đã là một yếu tố quyết định cho sự chiến thắng tối hậu của nó trong các cuộc tranh chấp không ngừng của thời Chiến Quốc (Warring States). Hậu quả tức thời của nó là cắt đứt thuộc địa tại đất Điền (Tien) ra khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với nước Ch’u. Tướng Chuan Ch’iao có vẻ đã cố gắng để tái lập giao thông băng ngang Quý Châu, nhưng gặp phải sự kháng cự của các thị tộc địa phương quá mạnh mẽ. Chính nước Ch’u giờ đây đang gặp mối nguy hiểm lớn lao hơn từ cuộc xâm lăng của nước Ch’in vẫn tiếp tục đe dọa nó cho tới khoảng 90 năm sau đó, trong năm 223 trước Công Nguyên, nó đã bị chinh phục bởi nước Ch’in trong sự sụp đổ toàn diện của các vương quốc cũ. Nước Tần (Ch’in), thbông nhất Trung Hoa lần đầu tiên, đã không quan tâm đến việc theo đuổi cuộc chinh phục này bằng một chiến dịch tiền vào miền tây nam xa xôi, và đất Điền (Tien) đã được để yên. Chung Ch’iao đã cai trị nó như một phó vương kinh lược của nước Ch’u, nhưng các người kế vị ông đã trở thành vua đất Điền (Tien).

Có lẽ (có một số chỉ dẫn văn hóa về sự kiện này) rằng nhiều người tỵ nạn từ vương quốc Pa trước đây tại Tứ Xuyên đã chạy trốn xuông phương nam, đến đất Điền (Tien). Nó trở nên một tiêu điểm biệt lập của văn hóa Trung Hoa tại một khu vực chính yếu vẫn chưa bị đụng chạm bởi các ảnh hưởng như thế, và Côn Minh, vùng thừa kế hiện đại của nó vẫn còn là trung tâm chính của quyền lực và văn minh Trung Hoa tại Vân Nam cho đến thời hiện đại. Trong hai thế kỷ kế tiếp của đế quốc đại Hán tại Trung Hoa, đất Điền (Tien) vẫn có thể duy trì nền độc lập cho đến thời trị vì của Hán Vũ Hoàng Đế (140-86 trước Công Nguyên). Nhà vua đó đã tiến hành nhiều cuộc chinh phục và chiến tranh để mở rộng lãnh địa của mình, và vua đất Điền (Tien), chắc hẳn bị ấn tượng bởi cuộc chinh phục của nhà Hán tại Nam Việt (Quảng Châu) và sự xâm nhập ngoại giao đồng thời tại vương quốc Yeh Lang [? Dạ Lang, ND], thuộc Quý Châu (quanh vùng Ts’unyi ngày nay) đã tìm cách sự công nhận với sự thỏa thuận của chính ông bằng cách thừa nhận quyền chủ tể của Hoàng Đế nhà Hán. Việc này được chuẩn thuận, và vương quốc của ông ta đã được cải danh trên hình thức thành Yi Chou Đô Hộ Phủ. BởI Nhà Vua được xác nhận là người cai trị, điều này không tạo ra mấy sự khác biệt, mà cho phép ông cảm thấy an toàn và bảo đảm. Nó cũng khai mở một băng tần mới để tiếp xúc với Trung Hoa, và như thể tăng cường ảnh hưởng của Trung Hoa trong vùng. Không có vẻ là Hán Vũ Đế hay các kẻ thừa kế ông đã đưa ra bất kỳ nỗ lực nào để áp đặt sự cai trị trực tiếp hơn của Trung Hoa hay mở rộng lãnh địa của họ tại Vân Nam.

Họ có duy trì một sự quan tâm đến tỉnh hạt xa xôi này vì một lý do khác. Trong năm 138 trước Công Nguyên, Hán Vũ Đế có phái một sứ giả, Chang Ch’ien, đến các vương quốc vùng trung Á Châu vốn được thành lập từ các mảnh vỡ của đế quốc của đại đế Alexander tại miền giờ đây là Trung Á thuộc Nga. Vị sứ giả có nhìn thấy tại đó vải vóc và nhiều cây tre, được trao đổi từ Ấn Độ, mà ông ta nhìn như là các sản phẩm của Tứ Xuyên, một tỉnh lớn ở phía tây của đế quốc Hán. Khi trở về ông đã báo cáo sự kiện này, trong số nhiều tin tức khác, và Triều Đình Trung Hoa lần đầu tiên đã khám phá rằng một con đường mậu dịch đến Ấn Độ có hiện diện từ Tứ Xuyên băng ngang qua Vân Nam. Nhiều sứ giả sau đó đã được phái đi thăm dò về con đường, nhưng điều đuợc ghi chép là không có người nào lại hoàn tất hành trình bao giờ, và rằng phần lớn đã không quay trở về. Điều bị nghi ngờ rằng liệu Chang Ch’ien lại không có thể bị nhầm lẫn một số sản phẩm của Ấn Độ với sản phẩm của Tứ Xuyên hay sao, nhưng sự đề cập đên “cây tre lớn” có vẻ khiến ta nghĩ rằng ông ấy đã nói đúng. Các cây tre rất lớn mà một cộng đồng có thể chế tạo thành một cái rổ nhỏ hữu dụng, được biết là chỉ có tại Trung Hoa. Nếu “vải vóc” của nước Shu là một vài loại sản phẩm lụa sống, sản phẩm chỉ có từ Trung Hoa vào thời điểm đó, sự xác định sẽ vũng chắc.

Con đường đã hiện hữu trong các thời đại sau này, như đã được nói tới, băng ngang Vân Nam đến Miến Điện. Có thể ngay vào thời điểm đó, hàng hóa mậu dịch khi đó đổ dọc xuống sông Irrawaddy và theo đường biển sang Ấn Độ. Thuật hải hành của Ấn Độ, như ảnh hưởng của Ấn Độ Giáo khắp Đông Nam Á chứng thực, đã sẵn được phát triển tốt đẹp. Các sứ giả nhà Hán có thể đã ngần ngại đi xa đến mức phải băng ngang các biển không hay biết gì (như sứ giả được phái bởi Trung Hoa đến La Mã sau này lấy làm nhụt chí trước việc băng ngang hoặc Vịnh Ba Tư hay Hắc Hải) hay có thể họ đã tìm cách vươn tới Ấn Độ bằng con đường trực tiếp xuyên qua miền bắc Miến Điện. Nếu đúng như thế, số phận của họ đã bị giải quyết bởi các bộ lạc săn người trong vùng. Xu hướng này sẽ không nhất thiết có nghĩa rằng không có con đường mậu dịch nào lại có thể hiện hữu xuyên qua xứ sở của họ, bởi trong thời điểm rất gần đây, các thương nhân Trung Hoa có thực hiện một công cuộc mậu dịch như thế, theo các điều khoản đặc biệt và độc quyền.

Các cánh rừng miền bắc Miến Điện là một trong các khu sinh sống cuối cùng của loài tê giác Á Châu và cũng sản xuất ra nhiều thảo mộc hiếm có, giống như các sừng tê giác, là các sản vật vô cùng quý giá trong ngành mua bán dược liệu Trung Hoa. Cho đến Thế Chiến Thứ Nhì người mua từ khắp nơi của Trung Hoa, và cũng từ Đông Nam Á, thường tụ tập tại Đại Lý (Tali) miền tây Vân Nam trong một hội chợ hàng năm được tổ chức vào tháng Tư, nơi mà các sản phẩm này có thể mua với các giá cả có lợi cho những người thu gom chúng, và vẫn còn sinh lợi rất nhiều cho những kẻ sẽ bán chúng tại các thành phố lớn của Trung Hoa và vùng đất phía nam. Các người sưu tập là các thương nhân Trung Hoa địa phương thuộc vào các gia tộc đã thiết lập các quan hệ thân thiết với các bộ lạc săn người và là các kẻ duy nhất có thể tiến vào xứ sở họ một cách an toàn. Chỉ có các thành viên của các gia tộc này mới có thể tiến vào lãnh địa của các bộ tộc. Họ mang các sản phẩm chẳng hạn như các dụng cụ và vũ khí mà các thị tộc coi trọng, đổi lại họ thu mua các dược thảo và nếu may mắn, một chiếc sừng tê giác, hoặc bằng cách trao đổi hay bằng khả năng mua sắm của chính họ. Nếu muốn gia tăng nhân số, ngay dù chỉ thêm một người, họ phải trước tiên, thương thảo với các nhà lãnh đạo thị tộc, những kẻ thường chỉ chấp thuận một thành viên mới, kẻ phải có một sự liên hệ gần gũi với những người đã sẵn được chấp nhận. Người nào khác sẽ mất đầu, ngay dù anh ta đi theo một nhà mậu dịch đã được thừa nhận. Nhân số được giữ thấp, và sự cạnh tranh ở mức tối thiểu. Nhưng công việc mậu dịch có lợi cho cả đôi bên được thực hiện một cách có hệ thống từ năm này sang năm kia. Tại các huyện xa hơn, người Trung Hoa chỉ đến trong mùa đông khô ráo và không được phép, với lệnh tử hình, ở lại hết năm. Không có phụ nữ nào được chấp thuận. Tại ven biên của vùng, đôi khi có thể đi ngang qua trong mùa hè, nếu gia đình mậu dịch rất nổi tiếng và lý do cho một sự trì hoãn lâu dài, chẳng hạn như bệnh tât, thì rõ ràng.

Hệ thống này đã tiếp diễn ttrong nhiều thế hệ, và có lẽ lâu đời hơn bất kỳ tài liệu hay hồi ức còn lưu tồn nào. Có vẻ với khả tính ít nhất, rằng loại mậu dịch này, được biết từ các nơi khác trên thế giới, đã sẵn hiện hữu từ thời nhà Hán và rằng một số sản phẩm của Trung Hoa được truyền từ bộ tộc này sang bộ tộc khác, băng ngang qua miền bắc Miến Điện để tới Ấn Độ. Nhưng nếu các tình trạng mậu dịch khi đó cũng giống như trong hiện thời, điều rất bất thường rằng bất kỳ sứ giả Trung Hoa nào từ một vùng xa xôi lại có thể được chấp nhận, hay sống sót sau một mưu toan nhằm xâm nhập vào vùng đất của các bộ tộc.

Có thể như một kết quả của các nỗ lực này nhằm tìm kiếm một con đừng sang Ấn Độ băng ngang Miến Điện mà các giới chức thẩm quyền nhà Hán đã thiết lập một xác quyền cai quản vùng nằm phía tây sông Cửu Long. Ở đó họ đã thiết lập, hay đặt tên, một Đô Hộ Phủ (hay Chỉ Huy Sứ) (Commandery) gọi là Yungch’ang tại địa điểm của thành phố mang cùng tên cho đến lúc kết thúc triều đại Mãn Châu, nhưng đã được đặt lại tên là Paoshan dưới thời Cộng Hòa. Người Hán cũng gán tên Lan Thương Giang (Lan Ts’ang Chiang) cho con sông Cửu Long, một cái tên mà dòng sông vẫn mang tại Vân Nam và thường được biết tới bởi người Trung Hoa qua tên nà,y trên suốt dòng chảy của nó. Các biên giới của Đô Hộ Phủ Yungch’ang được tuyên bố vươn quá sông Salween đến tận thành phố ngày nay là Tengyueh, là trung tâm hành chính cuối cùng của miền tây Vân Nam ngày nay. Sự xâm nhập về phía tây này không được đi kèm bởi bất kỳ sự bành trướng đáng kể nào vào phương nam của Vân Nam, nơi mặc dù có các rặng núi thấp hơn, chứng bịnh sốt rét lại hoành hành nhiều hơn. Người Trung Hoa có lẽ hay biết rằng khu vực miền nam Vân Nam này giáp ranh với Việt Nam, vùng mà họ đã sẵn cai trị, và là vùng mà sự tiếp cận qua biên giới với tỉnh Quảng Tây ngày nay thì trực tiếp và dễ dàng hơn nhiều. Đã không có động lực đặc thù nào để thiết lập thẩm quyền tại miền nam Vân Nam. Mặt khác, Yungch’ang (hay Paoshan) lại còn là trung tâm giao thương với miền bắc Miến Điện. Nó chiếm cứ một đồng bằng phì nhiêu trên cao nguyên nằm giữa sông Cửu Long và sông Salween và là trung tâm tự nhiên cho sự quản trị miền tây Vân Nam. Như tại đất Điền (Tien) (Côn Minh), có lẽ sự cai trị của Trung Hoa mang tính cách gián tiếp, một thủ lĩnh địa phương được nhìn nhận như vị tổng đốc, nhưng bị yêu cầu cung cấp sự bảo vệ và hỗ trợ cho các sứ giả chính thức và khách du hành từ Trung Hoa.

Chính sách của nhà Hán chính vì thế là một sự cai trị gián tiếp, nhưng nó đã thiết lập các bàn đạp dọc theo chiều ngang của Vân Nam gần như sát tới biên giới Miến Điện ngày nay. Biên giới thực sự được tuyên nhận là bờ phía tây của cao nguyên Vân Nam, trước khi có sự “đổ dốc lớn lao” vào thung lũng sông Irrawaddy, mà Marco Polo đà mô tả bằng các từ ngữ này nhiều thế kỷ sau này. Ngay trong thời hiện đại, xứ sở này còn hoang vu và chỉ có ít dân cư ngụ: các thung lũng to lớn của sông Cửu Long và sông Salween, bị chứng sốt rết hoành hành dữ dội, là các rào cản chính, và các rặng núi với rừng rậm nằm giữa chúng cũng là các trở ngại đáng kinh sợ, mọc thẳng đứng từ các khe nước sâu của các con sông. Mười hai thế kỷ sau này, trong thời nhà Minh, người Trung Hoa đã nối liên cả hai con sông bằng các chiếc cầu treo đong dưa trên các sợi xích sắt to lớn, nhưng sự trợ giúp để du hành này còn vắng mặt trong thời nhà Hán. Nước sông dâng lên trong mùa hè thường cao hơn cả bảy mười bộ Anh (feet), đến nỗi việc đi phà thành khó khăn và trong thực tế gần như bất khả thi khi con sông gặp lũ. Đô Hộ Phủ tại Yungch’ang hẳn phải bị cô lập khỏi mọi sự truyền thông với Côn Minh và Trung Hoa đôi khi trong nhiều tháng trời. Cần có một động lực mạnh mẽ để thiết lập bất kỳ xác quyền nào đối với xứ sở này, và thật khó khăn để nhìn thấy động lực nào khác hơn là sự tìm kiếm một con đường mậu dịch dẫn tới Ấn Độ, sẽ ngắn hơn hành trình mênh mông băng ngang qua miền trung Á Châu và qua vùng Kush của Ấn Độ, hầu có thể khích động được một Triều Đinh xa vời.

Người Trung Hoa có vẻ đã không thực hiện sự bành trướng nào hơn nữa, hoặc trong sự khám phá hay mở rộng chính quyền của họ trong hai thế kỷ của triều đại Hậu Hán (25-221). Các sự xác quyết quyền chủ tể vẫn được duy trì, nhưng không có sự kiểm soát chặt chẽ hơn được thiết lập. Lúc có sự sụp đổ của triều đại nhà Hán, đế quốc bị tranh dành bởi ba kẻ tuyên nhận chính là các người đã lập nên ba Vương Quốc (Tam Quốc), trong đó nước yếu nhất là Thục Hán (hay triều đại nhà Hán tại Từ Xuyên [tức đất Thục, ND], vốn chỉ cai trị ra ngoài tỉnh một chút. Có lẽ các hy vọng bành trướng của nó bị bác bỏ bởi nước Ngụy ở phương bắc và nước Ngô ở phía đông hùng mạnh hơn, nước Thục Hán đã cố gắng bành trướng theo hướng tây nam vào Vân Nam. Đây là chính sách của vị đại tha6`n nổi tiếng Chu-ko Liang [Chư Cát Lượng, theo tiếng Hán, không rõ tại sao sách vở Việt Nam lại dịch thành Gia Cát Lượng?, chú của người dịch ?], kẻ đã khống chế Triều Đình của vị vua thứ nhì (và sau cùng) của nhà Thục Hán. Chu-ko nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa vừa như một đại thần trung thành, tự kiềm chế việc thoán đoạt ngôi báu của một vị vua yếu đuối, vừa như một vị tướng quân kinh nghiệm và tinh khôn, bậc thầy của mưu lược và đột kích, kẻ đã bành trướng thẩm quyền Trung Hoa đến tận vùng tây nam. Các chiến công này đã trở thành các đề tài của tiểu thuyết và kịch nghệ làm che lấp phần nào bản chất thực sự của công nghiệp táo bạo này. Chu-ko đã giảm hạ nước chư ha6`u trước đây ở đất Điền (Tien) xuống quy chế một Đô Hộ Phủ do Trung Hoa cai trị trực tiếp, và sau đó mở rộng thẩm quyền của ông theo hướng tây khoảng một trăm dặm cho tới Ch’uhsiung.

Các khu vực này dễ dàng được tiếp cận từ Tứ Xuyên bởi con đường phía bắc từ Suifu, và có thể được kiểm soát bởi bất kỳ quyền lực Trung Hoa nào được thiết lập tại tỉnh Tứ Xuyên, căn cứ địa của nhà Thục Hán. Xa hơn về phía tây, nơi mà Chu-ko Liang mở chiến dịch vượt qua sông Cửu Long xuống đến biên giới Miến Điện ngày nay, ông đã kiềm chế khỏi việc thiết lập nền cai trị ttrực tiếp của Trung Hoa và còn cự tuyệt cả việc đồn trú các đội quân thường trực. Ông đã đặt chính sách của mình trên ba lập luận. Trước tiên, các đội quân đồn trú thường trực tại các miền không thể tiếp cận xa xôi như thế có thể dễ dàng khô cạn thực phẩm tiếp tế. Chắc chắn rằng việc này đã phản ảnh sự khó khăn lớn lao trong việc băng qua các khe sông sâu trong mùa nước dâng cao. Thứ nhì, các đội quân đồn trú yếu sẽ là đối tượng để tấn công bởi các dân bộ lạc hãy còn thù hận sau khi bị đánh bại. Thứ ba, ông tranh biện rằng một sự chiếm đóng thường trực sẽ nuôi nấng sự nghi ngờ nơi chính sách của Trung Hoa, dẫn các thị tộc đến việc tin tưởng rằng cuộc chinh phục trọn vẹn đã được nhắm tới. Ông cũng bác bỏ chính sách nâng cao các sắc thuế bộ tộc hay trưng dụng lúa gạo. Tìm hiểu xứ sở từ các chiến dịch của chính mình, ông nhận thức được sự nghèo đói và nhìn thấy rằng sự cai quản trực tiếp hà khắc sẽ chỉ dẫn đến sự xáo trộn và phản kháng.

Chính vì thế, từ nhật kỳ sớm sủa này mà chính sách thuộc địa của Trung Hoa, nếu người ta có thể sử dụng một từ ngữ rất thường có vẻ gây tổn thương, đã mang một tính chất mà nó đã giữ lại trong nhiều thế kỷ. Sự kiểm soát trực tiếp của chính quyền Trung Hoa sẽ là giai đoạn cuối cùng của sự xâm nhập. Trước tiên là các nhà mậu dịch phiêu lưu đên nơi, hay các sứ giả; kế đó các thủ lĩnh của các thị tộc quan trọng được thuyết phục và dụ dỗ với các tước hiệu để nhìn nhận quyền chủ tể của Trung Hoa và cung cấp sự bảo vệ cho các khách du hành. Khi quyền lực Trung Hoa trở nên ổn cố một cách chắc chắn tại miền kề cận, các lãnh địa bộ tộc gần nhất, vào một thời cơ thuận tiện, có thể được đặt dưới thẩm quyền Trung Hoa. Các thị tộc xa hơn, sau các chiến dịch trừng phạt, một lần nữa được để tự quản dưới quyền chủ tể của Trung Hoa. Tại Vân Nam, sự phân biệt giữa các lãnh thổ bị sáp nhập hoàn toàn cùng các cư dân của chúng với những vùng hãy còn nằm bên ngoài thẩm quyền trực tiếp của các quan chức tỉnh hạt được gọi là giữa thành phần “shu” với thành phần “sheng”, dịch sát nghĩa “đã nhuần thục (cooked})” (hay “đã chin nhừ” (ripe) với “còn sống sượng”(raw). Dân chúng thị tộc đã chấp nhận phong tục Trung Hoa và hoàn toàn tùng phục, ngay dù nó vẫn còn sử dụng một ngôn ngữ phi-Trung Hoa trong khi đàm thoại, được chấp nhận như “kẻ đã thuần thục”. Các bộ tộc hãy còn sống bên ngoài sự cai trị trực tiếp và đã chấp nhận rất ít hay không chấp nận văn hóa Trung Hoa, là “còn sống sượng”. Điều được hiểu rõ ràng rằng những gì còn sống sượng hôm nay có thể trở thành nhuần nhuyễn ngày mai.

Chu-ko Liang vẫn còn là một anh hùng địa phương tại Vân Nam, tiêu biểu, trong cái nhìn của ngườii Trung Hoa, cho một nhà hành chính lý tưởng của các vùng đất mới được chinh phục, cương quyết, cẩn trọng, nhân đạo và nhìn xa. Song công việc của ông ta được chứng minh, theo một nghĩa, có tính cách chuyển tiếp. Sự chinh phục của nhà Thục Hán tại Vân Nam chỉ kéo dài hơn chính triều đại Thục Hán một chút, đã bị đè bẹp trước sự chinh phục của triều đại nhà Tsin (Tấn) mới, đặt căn cứ tại miền bắc Trung Hoa, trong năm 264. Sự trị vì của nhà Tấn thì ngắn ngủi trên toàn cõi Trung Hoa, bởi trong năm 316 miền bắc bị thất trận trước cuộc xâm lăng to lớn của các dân tộc Tatar (Thát Đát), đã giữ Trung Hoa bị chia đôi thành hai đế quốc, bắc và nam, trong gần ba trăm năm. Các đề quốc miền nam tiếp theo, và một đế quốc được thiết lập ngắn ngủi chính yếu ở vùng tây bắc Trung Hoa (nhà Bắc Chu: Northern Chou, 558-81) có tuyên xác cai trị trên phần đất cũ của nhà Thục Hán ở Tứ Xuyên. Trong thực tế, sự tuyên xác này hoặc là quyền chủ tể trên danh hiệu, hay không có bất kỳ nền tảng nào. Vân Nam, trong thời kỳ phân chia giữa nam và bắc, đã dành lại nền độc lập thị tộc, và rơi vào sự xáo trộn giữa các bộ lạc.

Cũng có vẻ rằng trong thời kỳ này ảnh hưởng ban đầu của Trung Hoa trên nền văn hóa của nó đã bị thử thách, và một phần bị thay thế bởi một ảnh hưởng ngoại lai mới đến từ hướng tây nam, Phật Giáo, lan tràn tại chính Trung Hoa, kể từ thời cuối nhà Hán, và trở nên rất mạnh tại cả hai nam và bắc đế triều, đã vươn tới Trung Hoa bằng con đường mậu dịch trung Á châu từ Ấn Độ. Sau này đường biển từ Tích Lan và nam Ấn Độ đến nam Trung Hoa trở nên quan trọng. Nhưng tại Vân Nam, Phật Giáo thẩm nhập từ Miến Điện, một nước có sự tiếp xúc trực tiếp hơn với Ấn Độ. Hậu quả, đã có tại các đền đài tưởng niệm sớm nhất của Phật Giáo tại Vân Nam một ảnh hưởng Đông Nam Á mạnh mẽ và hiển nhiên phát sinh từ Ấn Độ, chứ không phải từ Trung Hoa. Các đền đài tưởng niệm và các công trình nghệ thuật còn tồn tại thì ít ỏi và thường vụn nát, nhưng tính chất trong thể điệu của chúng thì rõ ràng. Tại vùng viễn tây của tỉnh, giữa con sông Salween và các biên giới của Miến Điện, các bộ tộc địa phương chấp nhận phái Theravada (hay Hinayana, tức Tiểu Thừa) của Phật Giáo, được thịnh hành tại Miến Điện, Căm Bốt và Thái Lan, và phát xuất từ Tích Lan. Các nước này hãy còn gìn giữ giáo phái này ngày nay.

Vân Nam chính vì thế trong thời đại kế tiếp đã trở thành điểm tiếp xúc và tranh chấp giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Sự kiểm soát chính trị của Trung Hoa đã bị trôi mất, và sự tái áp đặt của nó đã bị kháng cự một cách mạnh mẽ bởi một vương quốc mới và hung mạnh, bao chùm khắp Vân Nam. Vương quốc Nam Chiếu này chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ một cách đáng kể, biểu hiện trong nghệ thuật Phật Giáo như các đền đài tưởng niệm còn lưu tồn của nó chứng thực. Nó cũng được tập trung tại một thành phố không được đề` cập đến như một trong các Đô Hộ Phủ cũ của nhà Hán hay các thủ lãnh thị tộc triều cống, Tali (Đại Lý). Vân Nam vì thế không có cùng lịch sử với vương quốc cũ của Nam Việt, vùng Quảng Châu hiện đại. Sau cuộc chinh phục sơ khởi và chiếm đóng một phần của Trung Hoa, Vân Nam đã dành lại sự độc lập, tạo lập một vương quốc hùng mạnh, kháng cự lâu dài trước một triều đại Trung Hoa hùng mạnh nhất, nhà Đường (T’ang), và đã không bị đè bẹp cho đến khi phải khuất phục trước sức mạnh áp đảo của cuộc xâm lăng của Mông Cổ. Trong một vài chiều hướng, lịch sử của nó tương tự như lịch sử của Việt Nam, nhưng kết quả tối hậu lại trái ngược.

Trong năm 589, triều đại nhà Tùy, được thành lập bởi một gia tộc Trung Hoa hợp chủng với các gia tộc cầm quyền người Thát Đát của đế quốc phương bắc trước đây, đã tái thống nhất Trung Hoa bằng một cuộc chinh phục dễ dàng và mau chóng triều đại nhà Ch’en (Trần) suy yếu ở miền nam. Nhưng trong khi chiếm cứ các lãnh địa của họ và các sự tuyên nhận mong manh về quyền chủ tể tại miền tây nam, nhà Tùy sẽ nhận ra rằng hình trạng trong miền đã thay đổi lón lao. Phần lớn Quý Châu và hầu hết Vân Nam giờ đã được tổ chức thành một số vương quốc có thể triệu tập các đội quân đáng kể. Họ không còn là các bộ lạc man rợ bị chia cắt thành các đơn vị lãnh thổ nhỏ của một thung lũng hay đồng bằng duy nhất. Chính bản thân nhà Tùy đã sớm bị nhận chìm vào các sự khó khăn tiếp theo sau các cuộc chiến tranh không thành công của nó với Hàn Quốc (Bắc Hàn, vương quốc Koryugo), và Trung Hoa một lần nữa rơi vào sự hỗn loạn. Màn xen giữa này thì ngắn ngủi: trong năm 618 triều đại nhà Đường, kẻ chiến thắng trong cuộc nội chiến phức tạp, đã xuất hiện để thống nhất Trung Hoa trên một căn bản lâu dài. Không bao lâu, nó phô diễn để sức mạnh của mình được cảm thấy ở miền viễn nam. Nhà Đường chấp nhận chính sách cổ truyền và đã được thử thách mà đế quốc nhà Hán đã theo đuổi. Các tù trưởng bộ tộc và các nhà vua được mời gọi để thừa nhận quyền chủ tể của Trung Hoa, đổi lại nhận được sự xác định thẩm quyền và các tước phong vinh dự. Hệ thống này có vẻ như vận hành khá tốt trong nhiều năm, và có thể không có gì phải nghi ngờ rằng sự phổ biến văn hóa và phong tục Trung Hoa đã được khích lệ. Tuy nhiên, các thẩm quyền nhà Đường đã không thỏa mãn với sự phân chia miền thành quá nhiều vương quốc tương đối nhỏ bé, nhận thấy tình trạng này phức tạp và khó quản trị. Họ nghĩ đến ý tưởng rằng bằng việc thống nhất nhiều vương quốc nhỏ hơn dưới một nhà cai trị, toàn thể sự quản trị chính trị vùng ven biên đế quốc sẽ được dễ dàng hơn. Việc này, từ quan điểm của họ, là một sai la6`m quan trọng. Nó đã giúp cho sự trổi dậy của vương quốc Nam Chiếu trở nên đáng sợ và hoàn toàn độc lập cũng như đối nghịch với đế quốc nhà Đường.

Nam Chiếu đã là một trong sáu vương quốc, Sáu Chiếu (Six Chaos) (từ ngừ trong tiếng Thái chỉ nhà vua) đã chia cắt miền tây và trung Vân Nam. Nam Chiếu được gọi tên như thế bởi vì bộ chỉ huy nguyên thủy của vị lãnh chúa được đặt tại Menghua, phía nam Đại Lý, sau này trở thành kinh đô của họ, và cũng bởi năm Chiếu kia hoặc là ở phía tây hay phía bắc của Menghua. Nam Chiếu chình vì thế nguyên thủy là Chiếu Phương Nam (Nan). Sự lựa chọn Đại Lý làm kinh đô là khôn ngoan, bởi đó là một trong các địa điểm được phòng vệ lý tưởng nhất có thể tưởng tượng được. Tại sao nó chưa hề, như nó sắp, được nhận thức trong thời nhà Hán thì không rõ, bởi vị trí của nó mời gọi sự thiết lập ít nhất một quyền lực địa phương. Đồng bằng trên đó thành phố tọa lạc có chiều dài khoảng ba mươi dặm, giáp ranh về phía đông với hồ Erh Hai (Nhĩ Hải?) rộng lớn, có nơi rộng tới năm dặm, và phía tây bởi rặng núi Ts’ang Shan cao sừng sững, một rào cảo vươn cao tới 14,000 bộ Anh, hay 7,000 bộ Anh cao hơn đồng bằng Đại Lý. Đồng bằng đó ở cả hai đầu được khép kín bằng các ngọn đèo hẹp nằm giữa hồ nước, các con sông dẫn và thoát nước của nó, và rặng núi Ts’ang Shan. Đèo phía bắc được gọi là Lung T’ou Kuan (Long Đầu Quan), Đèo Đầu Con Rồng, hay theo cách nói thông thường là Shangkuan (Thượng Quan), Đèo Trên; phía dưới, được phòng vệ bởi thành của Hsiaquan (Hạ Quan), Đèo Dưới, là Lung Wei Kuan (Long Vĩ Quan), Đèo Đuôi Rồng. Con Rồng là hồ Nhĩ Hải (Erh Hai: Nhĩ Hải, theo hình dạng [như lỗ tai, ND] của nó). Hai ngọn đèo, ngay dù chúng không được củng cố về phòng thủ, sẽ là các vị thế lý tưởng để phòng vệ đồng bằng và ngăn chặn một lực lượng hùng mạnh hơn nhiều. Chúng đã được củng cố bởi thành phố có tường thành vững chức bao quanh ở Hạ Quan, trên cửa vào phía nam ngăn chặn con đương đến Côn Minh ở hướng đông, và đèo hẹp theo đó con đường đi qua hướng tây dẫn đến Yungch’ang và giao điểm với sông Cửu Long. Chính vì thế, nó là giao lộ chiến lược của miền tây Vân Nam, và mặc dù có thể đi vòng quanh đồng bằng Đại Lý và du hành lên phương bắc, con đường này khó khăn hơn nhiều. (Dù thế, nó đã là con đường đi bởi lực lượng Cộng sản trong cuộc Trường Chinh năm 1935, bởi họ không thể chọc thủng lối vào đồng bằng Đại Lý được). Lối vào phương bắc vào đồng bằng Đại Lý được kiểm soát bởi thành tại Thượng Quan, nơi mà một khe nước sâu từ rặng Ts’ang Shan xuống hồ ở cửa sông Nhĩ Hải, đổ nước vào hồ. Tòa thành được xây dựng bắc ngang lối đi duy nhất giữa khe nước và hồ.

Đồng bằng Đại Lý là vùng đất trồng lúa gạo phì nhiêu, không bao giờ bị nguy ngập vì lũ lụt, và không bao giờ bị nguy hiểm vì hạn hán, bởi các luồng nước không dứt chảy xuống từ rặng núi Ts’ang Shan vĩ đại (đỉnh núi co tuyết phủ vào khoảng năm tháng) khiến cho việc dẫn nước thường trực trở nên khả dĩ. Nó có khả năng sản xuất các khối lượng ngũ cốc lớn, và vụ thu hoạch gạo mùa hè được thay thế bằng đậu và rau trong mùa đông. Ở trên cao, 7,000 bộ Anh, nhưng thuộc vĩ tuyến nhiệt đới, Đại Lý có một khí hậu gần như lý tưởng với mùa thu và mua đông dài và khô, và một mùa hè ngắn, ẩm ướt nhưng tương đối lạnh, khi gió mùa tây nam mang mưa nhiều đến hàng rào núi. Không rõ rằng bộ tộc hay nhóm nào bị dời cư hay chinh phục bởi các nhà lãnh đạo Nam Chiếu khi họ di chuyển theo hướng bắc để chiếm giữ Đại Lý. Các cư dân ngày nay, và chắc chắn trong nhiều thế kỷ đã qua, không phải sắc dân T’ai thuần chủng, mà được biết là dân Pai (trong Hán tự được dịch nghĩa đơn giản là “Bạch: Trắng”). Trong tiếng Pai là Ber Wa Tze, có nghĩa “dân của Bạch Vương: White King”. Ai có thể đã là vị vua thần thoại này thì không được ghi chép, nhưng một ngôi mộ cổ xưa và to lớn, bị xâm phạm từ lâu, trên sườn rặng Ts’ang Shan gần thành phố Đại Lý được tôn thờ ở địa phương như ngôi mộ của Bạch Vương. Nó có vẻ như một ngôi mộ của một trong các vị vua của Nam Chiếu thì đúng hơn, và Bạch Vương thần thoại có lẽ là sự ghi nhớ của dân gian về một trong các vị vua chiến sĩ của Nam Chiếu. Có vẻ khá rõ ràng rằng các nhà lãnh đạo của Nam Chiếu, và có lẽ các môn đệ của họ, là người T’ai, nhưng còn nhiều ngờ vực rằng liệu sắc dân Bạch theo các phong tục và ngôn ngữ còn sống sót của họ lại có thể được xếp loại như dân T’ai hay không.

Vân Nam ngày nay, giống như trong quá khứ, là một mảnh chắp vá phức tạp của những người mà giờ đây được gọi là “các dân tộc ít người” – hay các bộ tộc trước đây – thuộc nhiều trình độ văn hóa khác nhau. Dân Bạch trong bản chất là một sắc dân trồng lúa gạo; họ cư ngụ không chỉ ở đồng bằng Đại Lý mà còn ở cả các thung lũng phía bắc xa mãi đến tại vung sông Dương Tử trên cao, nhưng Đại Lý là trung tâm thực sự của họ. Ở phía nam, chỉ quá Hạ Quan vài dặm, các sắc dân khác chiếm cư đất đai. Bởi thế vương quốc Nam Chiếu không bao lâu đã sáp nhập toàn thể Vân Nam và vượt ra ngoài biên giới của tỉnh hạt hiện tại không thể được mô tả như một vương quốc dân Thái (T’ai), trong ý nghĩa rằng vương quốc sau này tại chính nước Thái Lan, và tại Lào là Thái trong thành phần chủng tộc của dân số của họ. Nam Chiếu là một vương quốc được cai trị bởi một gia tộc có gốc người Thái, được hỗ trợ, có lẽ, bởi một tầng lớp cai trị thuộc cùng giống dân, nhưng cai quản một loạt nhiều sắc dân khác biệt kể cả, khi họ tăng trưởng mạnh hơn, nhiều quận huyện trong đó khu định cư Trung Hoa đã bám rễ. Tính chất này phân biệt Nam Chiếu một cách rất khác biệt với Việt Nam ở phương nam. Tại Việt Nam, người Trung Hoa đã cai trị một dân tộc duy nhất, được cư trú ven biên, thực sự, bởi các bộ tộc miền núi, những các bộ tộc này là ngoại vi và khó được mang đặt dưới sự quản trị trực tiếp. Khi Việt Nam vứt bỏ ách cai trị của Trung Hoa, người Việt trở thành chủng tộc chế ngự và cai trị các bộ lạc như các chư hầu thụ phong.

Tuy nhiên, tại Nam Chiếu đã không có sắc dân chế ngự được trải rộng hay thu gọn. Sắc dân Bạch tại Đại Lý ngay khi đó có thể đông đảo, nhưng khu vực của họ bị giới hạn và chỉ tạo thành một phần nhỏ của Vân Nam. Người Miao (Mèo) thì rải rác dọc theo nhiều rặng núi; người Na Khi được tìm thấy quanh sông Lichiang (Li Giang) ở phía bắc, nhưng không ở nơi nào khác, và cứ thế danh sách có thể được tiếp tục; nhiều dân tộc nhỏ hơn hay lớn hơn chiếm cứ các thung lũng và đông bằng cạnh hồ nước phì nhiêu tách biệt, bị phân cách xa nnhau bởi các rặng núi hoang dại được cư trú, nếu có, bởi các bộ tộc kém tiến bộ chẳng hạn như sắc dân Liu. Sự phân tán này đã là một trợ lực cho sự thành lập một chế độ quân chủ được đặt nền móng vững chắc tại một địa điểm chiến lược, nhưng lại là một trở ngại chí tử cho sự tiến hóa của một dân tộc Nó chính là cá tính dân tộc của giống dân Việt cổ của Việt nam mà ngay dù cả một nghìn năm dưới sự cai trị trực tiếp của Trung Hoa đã không thể phá vỡ được; chính sự thiếu vắng bất kỳ cá tính dân tộc nào như thế tại Vân Nam đã giúp cho sự sống sót tối hậu của một vương quốc tranh đấu và mạnh mẽ như Nam Chiếu, vốn đã tồn tại trong sáu trăm năm, là điều bất khả thi khi đối diện với sự cố kết và sức mạnh của Trung Hoa. Người Việt Nam, ngay khi độc lập, tiếp tục nằm dưới ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa mạnh mẽ, nhưng từ chối không chấp nhận sự kiểm soát chính trị. Các dân tộc của Vân Nam không bị ảnh hưởng sâu như thế bởi văn minh Trung Hoa, và vẫn có một số bộ phận chưa bị đụng chạm bởi nó, nhưng họ đã không thể duy trì được nền độc lập và kết thúc với việc bị sáp nhập toàn bộ vào đế quốc Trung Hoa.

Thật là một sự mỉa mai của lịch sử rằng Nam Chiếu, nước sẽ là, trong một thời gian lâu dài,.trở ngại chính yếu cho sự nới rộng thẩm quyền và ảnh hưởng của Trung Hoa tại phương nam, lại đã được hỗ trợ bởi chính đế quốc Trung Hoa. Vương quốc được cổ vũ trong những năm ban sơ của triều đại nhà Đường để hợp nhất Sáu Chiếu trước đây và thiết lập kinh đô của nó tại Đại Lý (năm 629) vẫn còn được nhìn như kẻ thừa kế các quốc gia bé nhỏ vốn nhận được sự bảo trợ của nhà Hán bốn trăm năm trước. Nam Chiếu có vẻ ban đầu chấp nhận vai trò này. Năm 647, nó thừa nhận quyền chủ tể của Trung Hoa, và vương quốc được trình bày chính thức như “Khu Hạt hay Quận Huyện Minh: Department of Ming” nằm trong tỉnh miền nam to rộng mới lập là Chien nan. Nhà Đường đã bãi bỏ hệ thống Đô Hộ Phủ nhà Hán cổ bằng một hệ thống mới, trong đó các hình thức quan trọng của nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay, là Tao [Đạo?] (sau này là sheng [?]), tức các tỉnh có diện tích lớn. Chien Nan là tỉnh thuộc miền tây và tây nam, bao gồm tất cả phía tây của Tứ Xuyên nằm ở phía nam biên giới ngày nay với tỉnh Cam Túc, và các phần của Vân Nam và Quý Châu như nhà Đường tuyên nhận hay quản trị. Các quan hệ giữa nhà vua Nam Chiếu và các vị hoàng đế ban đầu của nhà Đường thì tốt đẹp. Các sứ giả đi và đến, và các hoàng tử con các nhà vua đến Tràng An (Ch’angan) để thăm viếng hay học tập. Điều cần phải ghi nhớ rằng vào thời điểm này, đế quốc nhà Đường đang ở chính tột đỉnh quyền lực của nó. Hoàng đế Thái Tông vĩ đại, người thành lập triều đại thực sự, đã không chết cho đến năm 649 và thời gian trị vì lâu dài của người thực sự thừa kế của ông, Hoàng Hậu họ Võ [Tắc Thiên, ND], hay sự chế ngự của bà trong chính quyền, kéo dài trong nửa thế kỷ cho đến năm 705, đà bảo đảm cho trật tự và quyền lực liên tục. Thời đại của người cháu trai của bà, Huuan Tsung (Huyền Tông) (hay [Đường] Minh Hoàng (Ming Huang), vị “Hoàng Đế Chói Sáng”) nổi tiếng nhất với hồi kết cuộc bi thảm, trong sự xáo trộn của cuộc nổi dậy của An Lộc Son (An Lu-shan) (755), nhưng chính trong gần nửa thế kỷ đó một thời đại vinh quang trong đó văn minh Trung Hoa sáng chói với một sự huy hoàng chưa hề sánh được.

Đây không phải là các tình huống dưới đó một quốc gia phương nam tương đối nhỏ bé lại đi thách đố một cách khôn ngoan quyền chủ tể của Trung Hoa. Nhà vua P’i-lo-ko của Nam Chiếu là một nhà lãnh đạo có khả năng. Ông ta đã sử dụng liên minh và quyền chủ tể của nhà Đường để củng cố quyền lực của mình tại miền tây Vân Nam, và điềù này chấp nhận được đối với các vị tổng đốc tỉnh Chien Nan nhà Đường là những kẻ không muốn thấy các sự rắc rối ở biên giới. Ông đã mời năm thủ lĩnh cạnh tranh của ông, các ông hoàng tại Menghua, Paoshan, Chiench’uan, Mitu và Tengch’uan, tất cả đều là các thành phố thuộc miền tây Vân Nam, đến dự buổi tiệc tại kinh đô mới của ông, Đại Lý. Bữa tiệc này được tổ chức tại một ngôi chùa, hay một kiến trúc hai tầng, và khi đám tiệc đã ăn uống đầy đủ và phần nào say rượu, Nhà Vua rút lui, để các khách của ông ở lại. Tầng dưới tòa nhà vốn đã chất đầy cỏ và rơm, khi đó được châm lửa, tất cả các ông hoàng đều bị chết cháy. Một thần thoại Đại Lý kể rằng ông Hoàng của Tengch’uan có nghi ngờ về lời mời này, nhưng sau cùng có đến dự buổi họp mặt, mang theo một vòng đeo tay bằng sắt trao cho ông bởi người vợ, có lẽ như một loại bùa chú. Sau bi kịch, các bà vợ của các ông hoàng bị chết đên để nhận xác về chôn cất. Chỉ có bà Hoàng của Tengch’uan là có thể nhận ra thi thể cháy thành than của chồng bà nhờ vòng tay bằng sắt mà ông vẫn đeo. Người Đại Lý đã mở một lễ hội về biến cố bi thảm này. Một ngôi đền thờ nhỏ đánh dấu địa điểm ngôi chùa làm chết người, và vào ngày 24 của tháng Sáu (khoảng 30 Tháng Bảy [Dương Lịch] các phụ nữ của Đại Lý đã nhuộm đỏ móng tay của họ để tưởng nhớ sự kiện rằng bà Hoàng xứ Tengch’uan bị phỏng ngón tay khi thu hôi lại chiếc vòng bằng sắt. Có các buổi lễ khác kể cả việc đốt một đống cỏ rơm lớn, để tượng trưng cho ngôi chùa, và một vở kịch được trình diễn có vẻ là nguyên bản địa phương thuần túy dựa trên câu chuyện về sự tàn sát. Một cách kỳ lạ buổi lễ này và các dị đoan liên hệ của nó là một trong số rất ít điều theo đó người dân Đại Lý hiện nay nhắc nhở về lịch sử của họ trong thời Nam Chiếu, mặc dù điều có thể hiểu rõ rằng Nhà Vua P’i-lo-ko khó lấy làm thật hài lòng để thấy chiến công đặc biệt này được vĩnh cửu hóa trong trí nhớ dân gian.

Năm 738, ông mở rộng vương quốc của mình bằng cách giảm bớt các bộ tộc ở phương bắc, các người Tây Tạng (T’ufan) và Lolo (hay Nosu) là các kẻ trú ngụ tại thung lũng sông Dương Tử trên cao và các quận huyện lân cận. Các bộ tộc này đã từng là mối phiền nhiễu đối với Triều Đình nhà Đường, hay đột kích biên giới; hành động của P’i-lo-ko được đón nhận, và ông ta đã được tưởng thưởng với các tước phong mới, kể cả tước “Vân Nam Vương” – một trong các sự sử dụng sớm nhất của danh hiệu ngày nay cho một vùng rộng lớn của tỉnh. Trong thời nhà Hán, nó chỉ được áp dụng cho huyện Côn Minh. Năm 742 cháu nội nhà vua Nam Chiếu đi đến kinh đô Trung Hoa, Tràng An, đã được tiếp kiến và kết hôn với một công chúa đế triều. Cuộc thăm viếng của Hoàng Tử Feng-chia-yi tượng trưng cho cao điểm của các quan hệ thân thiện giữa nhà Đường và Nam Chiếu; không bao lâu một sự thay đổi chí tử đã làm biến đổi tình thân thiện trước đây thành một sự thù hận lâu dài. Hoàng Đế Hsuan Tsung trở nên già lão; lịch sử thời trị vì của ông xác nhận việc ông mất sự phán đoán và kiểm soát trong các năm tháng này – thường và ưa bị gán cho ảnh hưởng của nàng hầu sủng ái của ông, Dương Quý Phi, một trong những mỹ nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Có lẽ đáng kể hơn là ảnh hưởng và quyền lực lớn lao của người anh của bà ta, Yang Kuo-cheng, đại thần đầu triều và các thái giám trong Triều. Nhà Vua P’i-ko-lo được thừa kế bởi con trai, Ko-lo-feng. Những tên họ này y như người Trung Hoa đã ghi chúng, và không phải Hán tự trong sự cấu tạo, nhưng tượng trưng một cách rõ ràng các từ ba vần (ba âm tiết) trong ngôn ngữ T’ai. Hình thức Hán tự bên ngoài của chúng không có nghĩa rằng tiến trình Hán hóa chưa đạt đến giai đoạn khi mà danh tính Trung Hoa thay thế cho từ ngữ bản xứ. Tiếng Trung Hoa chỉ có thể (hay ở thời điểm đó chỉ có thể) được viết bằng thứ chữ biểu ý Trung Hoa, và điều cần làm phải lựa chọn từ ngữ có âm tương tự với âm của các từ ngữ ngoại quốc được ký âm. Cách phát âm Hán tự thời nhà Đường giống với tiếng Quảng Đông hiện đại hơn là tiếng Quan Thoại (Mandarin) hiện đại và âm của các danh tính Nam Chiếu này phần lớn không giống với âm tương đương hiện đại.

Trong năm 750, Nhà Vua Ko-lo-feng du hành ngang qua Vân Nam để đến thăm viếng vị phó vương kinh lược Trung Hoa của tỉnh Chien nan, chắc chắn để tiếp nhận sự xác nhận việc thừa kế ngôi vua của ông. Trên đường trở về, ông bị quấy rầy bởi các đòi hỏi tống tiền bởi một quan chức Trung Hoa địa phương, và khi ông khiếu nại lên Tràng An, các sự trần tình của không được đếm xi/a tới. Ông lập lại lời khiếu nại, phái một sứ bộ quan trọng hơn để mang theo các sự phàn nàn của ông. Một lần nữa, chúng không được ngó ngàng tới, như được nói rằng vì các lời khiếu nại không bao giờ được tấu trình lên vị hoàng đế già cả bởi các thái giám quá e ngại cho chính họ, một khi các vụ tiống tiền có nguy cơ bị phát giác. Nhà Vua Ko-lo-feng sau đó đã dựng lên một đội quân và tấn công các quận huyện do nhà Đường cai trị lân cận tại miền đông Vân Nam và miền tây Quý Châu (nơi mà sự cai trị của nhà Đường chỉ có trên danh nghĩa). Các quan chức cấp tỉnh nhà Đường khi đó đã lập ra một đôi quân 80,000 người để trấn áp kẻ “nổi loạn”. Ko=lo-feng, kinh hoảng trước các hậu quả này, lại gửi các sứ bộ đến Tràng An, nhưng mục đích của chúng, là để xin lỗi và giải thích, không bao giờ được phép đến được sự hay biết của Hoàng Đế. Đội quân Trung Hoa đi tới vùng phụ cận của Hạ Quan, cửa ngõ phía nam tiến vào đồng bằng Đại Lý. Ở đó nó đã đụng độ và bị đánh bại bởi các lực lượng của Nam Chiếu (năm 751). Điều được tường thuật là 60,000 binh sĩ nhà Đường bị hạ sát, bao vây và chiến đấu đến chết. Một gò đất lớn vẫn còn được chỉ cho các khách lữ hành như để đánh dấu ngôi mộ tập thể của họ. Trận đánh hãy còn được ghi nhớ bởi người dân Đại Lý và trong quận. Một đền thờ nhỏ được dựng trên sườn núi, bên trên gò mộ các binh sĩ nhà Đường, và được dành để thờ Li Ming, vị tướng nhà Đường đã hy sinh tính mạng trong đại họa này. Bức tượng của ông đặt trên bàn thờ, và trong năm 1938, khi tin tức sau cùng đã tới được Đại Lý rằng Nam Kinh đã thất thủ trước quân xâm lăng Nhật Bản, điều được loan báo rằng cánh tay phải của Tướng Quân Li Ming bắt đầu rỉ máu. Khách hành hương từ các nơi xa xôi bị thu hút đến xem điều kỳ diệu, thường được giải thích như một điềm rất xấu.

Người Trung Hoa không chấp nhận trận đánh ở Hạ Quan là chung cuộc; trong năm 754 một đội quân khổng lồ khác đã được lâp lên, lần này toan tính xâm lăng vùng Đại Lí từ hướng đông bắc, nhưng nó cũng đụng độ và bị đuổi chạy tại thung lũng Tengch’uan, một trong những con sông chảy theo hướng nam đổ vào hồ Đại Lý. Sự thất trận bị che dấu đối với hoàng đế, kẻ trong thực tế bị đánh lừa để tin tưởng rằng đã có một sự chiến thắng. Trong bất kỳ trường hợp nào, Hoàng Đế Hsuan Tsung sớm có nhiều lo âu thúc bách hơn là việc không có sự thành công tại một biên giới xa xôi. Cuộc nổi loạn lớn lao của An Lộc Sơn đã bùng nổ trong năm 755 và trong mười năm, sau khi đã chiếm giữ chính kinh đô và đánh đuổi vị hoàng đế già nua phải chạy trốn về Tứ Xuyên, đã tàn phá khắp miền bắc Trung Hoa. Khi sau cùng nó đã được trấn áp, Hoàng Đế Huyền Tông đã thoái vị, và người thừa kế ông, khôi phục một cách đau khổ thẩm quyền tại miền bắc, và rằng một cách bất tòan, đã không có đủ tài nguyên đề dành cho các cuộc chiến tranh tại miền tây nam xa xôi. Nam Chiếu đã lợi dụng bởi cuộc nổi loạn để củng cố chiến thắng của nó. Liên minh với người Tây Tạng, nó đã thực hiện các cuộc đột kích và đột nhập vào lãnh thổ nhà Đường đã mở rộng một cách rộng lớn lãnh địa của Nam Chiếu. Ở phía tây, Ko-lo-feng, giờ đây nhận thức rằng sự cãi cọ của ông với nhà Đường khó có thể kết thúc mau lẹ, đã hướng sự chú ý của ông vào việc khai mở con đường khác để tiếp xúc với thế giới bên ngoài vương quốc của ông. Trong các năm từ 757 đến 763, ông đã xâm lăng Miến Điện và chinh phục các vùng đất phì nhiêu của thung lũng miền thượng lưu sông Irrawaddy. Cuộc chinh phục này có ảnh hưởng đến việc tan rã của vương quốc ban sơ Pyu, tại miền Hạ Miến, và sau hết, đã giúp cho các cuộc đột nhập của người Miến Điện trở nên khả thi, và, xem ra, cho sự tiêu diệt phần nào toàn bộ các cư dân nguyên thủy thuộc chủng tộc Mon.

Nam Chiếu giờ đây là một quyền lực phải được ước tính tới, và bởi triều đại nhà Đừng không bao giờ hồi phục hoàn tòan từ các ảnh hưởng của cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn, nó không bao giờ có thể nghĩ đến sự tái chinh phục Vân Nam. Ngược lại, vương quốc Nam Chiếu tiếp tục các cuộc xâm lấn của nó vào đế quốc suy yếu trong nguyên một thế kỷ, chỉ với các khoảng cách hòa bình ngắn ngủi. Trong những năm tiếp theo sau sự kết thúc cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn (763), các đội quân của Nam Chiếu nhiều lần xâm nhập Tứ Xuyên trong sự liên minh vơi người Tây Tạng là những kẻ khi đó là một dân tộc tích cực và tạo bạo thường xuyên đột kích biên giới Trung Hoa và còn xâm nhập sâu vào các tỉnh. Phần lớn miền nam Tứ Xuyên bị sáp nhập vào vương quốc Nam Chiếu trong các năm này. Hòa bình được thiết lập trong một lúc năm 793, khi Nam Chiếu thừa nhận quyền chủ tể của Trung Hoa, đã gửi cống phẩm tượng trưng, nhưng giữ lại nền độc lập thực sự của nó. Các sự thất bại gần đó trong các chiến dịch tại Tứ Xuyên có thể đã xui khiến nhà vua Nam Chiếu thực hiện cử chỉ này, nhưng cũng là bởi sự kiện rằng cách thức Trung Hoa vào thời đại đó (và của nhiều thời kỳ sau này) đã không nhìn nhận bất kỳ mối quan hệ nào giữa Trung Hoa với một vương quốc láng giềng khác hơn mối quan hệ của quy chế chủ tể – triều cống. Cống phẩm có thể nhỏ, hay kém trị giá hơn nhiều các tặng phẩm mà hoàng đế Trung Hoa ban tặng để bồi đáp, nhưng sự thừa nhận quyền chủ tể là thiết yêu.

Sau một thế hệ hòa bình tương đối, Nam Chiếu đã tái lập chính sách hiếu chiến của nó vào năm 829 với một cuộc xâm lăng vào Tứ Xuyên, thực sự đã diễn ra tại tỉnh lỵ của nó, Thành Đô (Ch’engtu), và đã vươn tới các phần phía bắc của tỉnh này. Dĩ nhiên, Tứ Xuyên cho đến giờ là cuộc chinh phục đáng mong ước nhất trong phạm vi quyền lực của Nam Chiếu. Nó là một tỉnh với sự phong phú vô cùng lớn lao, một cánh đông lúa mênh mông, và các khu định cư rất gần cận. Cuộc chinh phục vĩnh viễn Tứ Xuyên sẽ tạo ra một quyền lực mới vĩ đại tại tây nam, có thể không bao giờ lại phải chịu thần phục trước các triều đại thống trị ở bắc Trung Hoa. Giao tranh ít nhiều liên tục diễn ra để quyết định số phận của tỉnh này mãi cho đến năm 873 khi một cuộc xâm lăng lớn lao của Nam Chiếu bị đánh bại và đẩy lui ra khỏi tỉnh sau khi mở cuộc bao vây Thành Đô và các thành phố quan trọng khác. Cùng lúc, và để đánh vào cạnh sườn các sự phòng thủ của Tứ Xuyên, Nam Chiếu đã nhiều lần tấn công các phần do Trung Hoa chiếm giữ tại miền đông Quý Châu và miền tây Hồ Nam, chiếm cứ và sáp nhập nhiều huyện nằm trong phạm vi vương quốc. Trung Hoa khi đó cai trị phần giờ đây là Bắc Việt Nam, châu thổ sông Hồng, và tỉnh này cũng bị xâm lăng bởi Nam Chiếu ba lần, giữa các năm 861 và 866, chỉ có cuộc xâm lăng cuối là đã bị đánh bại một cách rõ rệt. Trong khi các cuộc xâm lăng phương nam này đang tiến hành, các đội quân của Nam Chiếu đã xâm nhập vào miền tây tỉnh Quảng tây, để cắt đứt người Trung Hoa tại An Nam (Bắc Việt Nam) khỏi sự ttruyền thông trực tiếp với quê hương của họ.

Sự thất trận của cuộc xâm lăng lớn lao sau cùng vào Tứ Xuyên trong năm 879 và vào An nam ít năm trước đó đã đánh dấu sự suy giảm của chủ nghĩa quân phiệt xâm lấn của Nam Chiếu. Nó diễn ra đúng là quá sớm để đạt được một sự thành công kéo dài. Từ năm 868 khi cuộc nổi loạn to lớn của Hoàng Sào (Huang Tsao) làm lung lay triều đại nhà Đường đang suy tàn và mở màn cho một thời kỳ ba mươi năm của sự hỗn loạn và nội chiến sâu xa, kết thúc trong sự sụp đổ của đế quốc trung ương tập quyền và của chính triều đại nhà Đường, một cơ hội được mang đến sẽ, sớm hơn một hay chưa đầy một thế kỷ, đưa đến một sự chinh phục của Nam Chiếu phần lớn miền nam Trung Hoa. Cuộc nổi loạn và hậu quả của các cuộc nội chiến của nó giữa các vị tổng đốc bề ngoài trung thành, hay phản loạn, đối với một Triều Đình bất lực, đã là một sự khai thông sẽ có thể bị khai thác với sự chống đối tối thiểu. Với sự sụp đổ của nhà Đường, miền nam Trung Hoa sắp bị chia cắt trong năm mươi năm thành một số quốc gia, tất cả đều tuyên nhận là “đế quốc”, nhưng trong thực tế, chỉ cai trị chỉ một và nhiều nhất hai tỉnh. Song trong thời đại phân hóa và suy yếu này, Trung Hoa lại được miễn nhiễm khỏi các cuộc tấn công của Nam Chiếu nhiều hơn trước đó. Điều được nhận thấy rằng trong thời kỳ này Việt Nam đã vứt bỏ ách thống trị của Trung Hoa, vốn đã sẵn bị suy yếu nghiêm trọng bởi cuộc nổi loạn của đôi quân Trung Hoa tại biên giới Nam Chiếu – An Nam, một cuộc nổi loạn đã mở màn cho cuộc nổi lọan to lớn của Hiòang Sào. Nhưng Nam Chiếu không lợi dụng ưu thế để đẩy mạnh các sự tuyên xác của nó tại nước Việt Nam giờ đây độc lập, hay không quấy phá các nhà vua địa phương nổi dậy tại miền nam Trung Hoa sau khi có sự sụp đổ của nhà Đường.

Trong những năm tại họa cuối cùng của nhà Đường, đã có hòa bình giữa vương quốc và đế quốc đang suy sụp. Một công chúa Trung Hoa được tìm kiếm và kết hôn với Nhà Vua ngay đến tận năm 881 và trong năm 924, Nam Chiếu đã tìm cách liên minh và tình hữu nghị với vương quốc thừa kế của nhà Nam Hán, được thiết lập tại Quảng Châu. Có vẻ vì đã quyết đoán vào cuối thế kỷ thứ chin rằng Trung Hoa thì quá hùng mạnh khiến cho một cuộc chinh phục vĩnh viễn vào Tứ Xuyên thành một dự án [bất ?] khả thi, trong thế kỷ thứ mười Nam Chiếu hài lòng để ngắm nhìn sự tan vỡ của đế quốc nhà Đường trong sự bảo đảm rằng sự đe dọa khác nữa cho nền độc lập của nó không thể phát sinh từ Trung Hoa khi mà tình trạng này tồn tục. Các khó khăn nội bộ cũng quấy rầy chính Nam Chiếu, và các việc này xem ra có căn nguyên từ các sự bất đồng giữa dân số Trung Hoa đông đảo bị chinh phục , hay các dân số hòa nhập trọn vẹn hơn vào văn hóa Tru ng Hoa, với các phần tử phi Trung Hoa nhiều dân tộc tính hơn, tại các phần miền tây trước đây của vương quốc. Sự chiếm giữ hơn nữa các miền hay quận Trung Hoa vào một thời điểm như thế chỉ làm gia tăng các khó khăn này, và nhận định này có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong thái độ hòa bình hơn mà Nam Chiếu giờ đây khoác lên mình.

Điều chưa rõ rệt, hay nó sẽ còn là như thế trong rất nhiều năm, rằng giới hạn đặt trên sự bành trướng của Nam Chiếu sau chót dẫn tới sự thu nhỏ và chung cuộc đến sự loại trừ nền độc lập. Không giống như Việt Nam, nước đã có thể và đã bành trướng vào miền nam gần như trống không của xứ sở hiện đại, sau khi đã khắc phục nước Chàm tương đối yếu, Nam Chiếu chỉ có thể bành trướng với sự tổn thất của Trung Hoa. Sự chinh phục vùng Thượng Miến thì khó khăn để duy trì; khí hậu bất lợi cho một đội quân Vân Nam, và các sự truyền thông giữa cao nguyên và thung lũng sông Irrawaddy là một trong các công việc tồi tệ nhất trên thế giới. Để dành được sức mạnh thực sự vượt quá các đồng bằng lúa gạo chật hẹp và các thung lũng của Vân Nam, phân cách như chúng bị phân cách bởi các dải núi non trống không to lớn, Nam Chiếu phải chiếm đóng thường trực và khi đó phải thực dân hóa và đồng hóa trọn vẹn một khu vực thực sự giàu có với dân số đông đảo. Các miền Tứ Xuyên và Hồ Nam đều như thế, nhưng tỉnh kể trước thì gần cận với sức mạnh chủ yếu của bất kỳ quyền lực nào cai trị miền bắc Trung Hoa, và miền kể sau bị ngăn cách với Vân Nam bởi tỉnh Quý Châu nhiều núi đồi và nghèo kém. Khi nhìn các khó khăn sẽ phải khắc phục trong các chiến dịch được thực hiện bởi Nam Chiếu chống lại nhà Đường, sự thành công của họ là điều đáng ngạc nhiên, và sự thất bại sau chót để củng cố nó là điều được ước định. Nam Chiếu, ở thời đại đó, đối diện với một đế quốc Trung Hoa tan rã, đế quốc mà sự phân ly có thể tồn tục trong nhiều năm, hãy còn được chứng minh là chung quyết – không ai có thể nói gì được – có thể tin tưởng rằng nó được miễn nhiễm và có thể trở nên được thiết lập một cách vững chắc trong miền mà nó đã sáp nhập trọn vẹn.

Khu vực của vương quốc trong thực tế thì rộng lớn vào lúc có sự kết thúc các cuộc chiến tranh với nhà Đường. Nó bao gồm tất cả vùng Vân Nam, một phần vùng Thượng Miến, phần tỉnh Tứ Xuyên nằm phía nam sông Dương Tử, nửa phần phía tây của Quý Châu, một phần nhỏ phía tây tỉnh Hồ Nam, và một số các huyện biên giới của phần giờ đây là tỉnh Quảng tây. Một vương quốc rộng lớn, nhưng vẫn mới chỉ có kích thước bằng của một trong mười tỉnh Trung Hoa to lớn trên đó nhà Đường đã tổ chức thành đế quốc của họ. Hơn nữa, phần lớn lãnh thổ này hoặc không có người ở hay là nơi cư ngụ của các bộ tộc chậm tiến bộ hơn nhóm dân Nam Chiếu thống trị hay các người định cư Trung Hoa mà họ đã chinh phục. Năm mươi năm sau này, vào khoảng niên đại có sự thành lập của triều đại nhà Tống ở Trung Hoa, Nam Chiếu đã mất sự kiểm soát hữu hiệu trên các bộ tộc tại Quý Châu, và chính vì thế, đánh mất các huyện tại Hồ Nam; và hơn thế, đã từ bỏ miền nam Vân Nam cho các cư dân bộ tộc của nó và rời khỏi thung lũng sông Irrawaddy. Các lãnh thổ này khi đó không quay trở lại về Trung Hoa; chúng chỉ đơn thuần rơi lại vào các sự phân chia nhiều bộ tộc mà Nhà Vua Ko-lo-feng và các kẻ thừa kế ông đã trấn áp một cách dữ dôi.

Lịch sử của Việt Nam và của Nam Chiếu chính vì thế trong một số đường hướng, chạy song hành với nhau, sau đó đã phân kỳ. Cả hai đều mang nợ văn hóa đầu tiên của chúng nơi sự chinh phục của Triung Hoa; cả hai đều thành công trong việc trục xuất thẩm quyền Trung Hoa, trong khi giữ lại văn hóa; Nam Chiếu dành đạt được sự độc lập này hai thế kỷ trước khi Việt Nam làm được như thế. Nhưng một khi thoát ra khỏi sự thống trị của Trung Hoa, người Việt Nam đã khởi sự cuộc “Nam Tiến” nhằm mở rộng xứ sở của họ trên căn bản tồn tục của sự định cư và di dân, ngay cả khi sự thống nhất về chính trị còn suy yếu. Họ đã không tìm kiếm đất đai từ Trung Hoa; không lúc nào trong lịch sử mà một nhà cai trị Việt Nam lại tìm cách lợi dụng từ sự suy yếu diễn ra tại Trung Hoa để xâm lăng đế quốc. Nam Chiếu đã làm đúng điều ngược lai. Đã không có sự nam tiến, bởi không có vùng đất nhiều cám dỗ nhưng hầu như trống không để chiếm cứ. Sự. bành trướng phải mở vào Trung Họa có nghĩa đối đầu với một quyền lực mà ngay khi đang suy giảm cũng vẫn còn rất đáng sợ, và một khi tái thống nhất sẽ không thể kháng cự được. Nam Chiếu đã thiết lập một tiếng tăm chết người của việc trở thành một mối đe dọa tiềm ẩn cho sự thống nhất của đế quốc Trung Hoa; Việt Nam đã thiết lập một tiếng tăm vô hại của việc quan tâm đến sự bành trướng về phương nam, cách xa khỏi Trung Hoa, nhưng mang theo văn hóa Trung Hoa – và quyền chủ tể tượng trưng – cùng với nó. Nam Chiếu có thể, và đã, chấp nhận văn hóa Trung Hoa gần như trọn vẹn như Việt Nam đương đại đã làm, nhưng nó đã không có cùng các hậu quả. Tại Việt Nam, nó đã hành động như một lý do có giá trị cho chính sách bất can thiệp sau này của Trung Hoa vào quốc gia đó, bởi Việt Nam không thể bị nhìn như một kẻ thù của đế quốc. Tại Nam Chiếu, vốn là một kẻ thù tích cực, văn hóa Trung Hoa cung cấp một lý do và một phương cách để khắc phục kẻ thù và sau hết sáp nhập vương quốc./-

Nguồn: C. P. FitzGeraldThe Southern Expansion of the Chinese People, Chapter Three: Chinese Expansion By Land: Yunnan, các trang 39-59, New York & Washington: Preager Publishers, 1972

2. Trường Hợp Việt Nam

Việt Nam là xứ sở mở rộng cửa nhất cho sự bành trướng và chiếm đóng trên đất liền bởi người Trung Hoa. Biên cương, mặc dù chạy dọc theo một rặng núi, lại cung cấp nhiều hơn một cửa ải khả dĩ tiếp cận đuợc, và bờ biển chỉ là một sự nối dài của bờ biển thuộc tỉnh Quảng Đông, miền nam nước Trung Hoa. Châu thổ sông Hồng, trung tâm của Bắc Việt, cũng là đồng bằng phì nhiêu to lớn nhất và tốt nhất ở phía nam cửa sông Dương Tử. Mọi tình huống xem ra đã phán định rằng xứ sở lân cận này sẽ trở nên, và tồn tại, như một phần của thế giới Trung Hoa, và một phần liên hợp của quốc gia Trung Hoa. Trong nhiều thế kỷ điều này được xem như sẽ là số phận của nó, và đã là một chuyện có thực. Việt Nam đã là một tỉnh của Trung Hoa từ năm 111 trước Công Nguyên cho đến năm 939, trong hơn một nghìn năm. Trong nghìn năm kế tiếp, từ năm 939 cho đến ngày nay, người Việt Nam, đã dành đạt được nền độc lập của họ, đã có thể duy trì sự tự chủ này với các sự gián đoạn ngắn ngủi – một cuộc tái chinh phục của Trung Hoa từ 1407 đến 1427, và sự cai trị của Pháp từ cuối thế kỷ thứ mười chin cho đến năm 1946. Các nguyên do tại sao một diễn tiến lịch sử hiển nhiên đã bị đảo ngược đáng được khảo sát một cách kỹ lưỡng, bởi chúng soi sáng vào bản chất thực sự của sự tiếp xúc và bành trướng của Trung Hoa vào vùng đất biên cương phía nam.

Trước tiên cần phải nhận định rằng phần của Việt Nam trước đây lệ thuộc sự cai trị của Trung hoa chỉ vào khoảng một phần ba xứ sở hiện nay, đồng bằng châu thổ sông Hồng và bình nguyên duyên hải chạy dọc theo bờ biển của vịnh Bắc Việt [hay vịnh Đông Kinh: Gulf of Tongking trong nguyên bản, chú của người dịch]. Phần giờ đây là Trung Việt, và trước ngày độc lập được gọi bởi chính quyền thực dân Pháp như xứ bảo hộ An Nam, chưa có một thời kỳ lâu dài nào nằm dưới sự cai trị của Trung Hoa, và khi đó là phần đất phía bắc của vương quốc Chàm. Miền nam Việt Nam đã là một phần của lãnh thổ Chàm, và xa hơn về phía nam, là đất của Căm Bốt. Các tên gọi ngày nay phần lớn phát sinh từ thuật ngữ được dùng dưới chế độ Pháp và không tương ứng hoặc là với các danh xưng trong tiếng Việt hay gần sát với các khu vực lịch sử. “Đông-Kinh: Tongking” là cách gọi của người Pháp, rút ra từ danh xưng một cố đô, ngày nay là thành phố Hà Nôi, được biết trong cách nói thông dụng là Tong King: Đông Kinh (Hoa ngữ viết là Tung Ching), có nghĩa Kinh Đô Phía Đông. An Nam, từ Hoa ngữ là An Nan, là một danh xưng được đặt cho miền bắc dưới sự cai trị của Trung Hoa thời nhà Đường, và có nghĩa “Phía Nam đã được bình định: Pacified Sooth.” Cochinchina, được dùng để chỉ phía nam của phần ngày nay là Nam Việt Nam, là một từ ngữ do ngoại quốc đặt ra, có lẽ là có nguồn gốc từ ngôn ngữ Bồ Đào Nha. Nó không phải là tiếng Việt. Chính danh xưng “Việt Nam” là cách phát âm theo tiếng Việt các từ ngữ Trung Hoa Yueh Nan có nghĩa “Việt phương nam: Yeuh South,” đất Việt phía nam, đê” phân biệt nó với các vương quốc và khu vực Việt khác nằm dọc theo bở biển phía đông nam của Trung Hoa. Những phần đất này đã được bao gồm trong thời cổ vào nước Việt (Yueh Quốc) nay thuộc tỉnh Triết Giang, nằm sát phía nam của châu thổ song Dương Tử; Mân Việt (Min Yueh), nay là tỉnh Phúc Kiến, và Nam Việt (Nan Yueh hay Việt phương Nam), bao gồm tỉnh Quảng Đông và một phần tỉnh Quảng Tây với vùng châu thổ sông Hồng thuộc Bắc Việt ngày nay. Khu vực sau cùng này, là phần cực nam của Nam Việt, được goi là Việt Nam (Yueh Nan), “Việt phương Nam.”

Dân Việt chính vì thế từ thủa xa xưa đã dàn trải sâu rộng, dọc theo bờ biển phía đông của Á Châu, và có thể một trong những nhánh của họ đã là một thành phần cấu thành dân Nhật Bản sau này. Sự chinh phục của Trung Hoa, từ thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên trở về sau này, đã dần dà thu hút dân Việt phương bắc, cho tới năm 111 trước Công Nguyên, Hán Vũ Đế đã chính phục vương quốc Nam Việt (Nan Yueh) to lớn ở phía nam, và từ đó, chiếm giữ vùng châu thổ sông Hồng. Trước đó, Tần Thủy Hoàng Đế , kẻ thống nhất nước Trung Hoa, đã tấn công Nam Việt và cưỡng bách Nam Việt nhìn nhận quyền chủ tể của ông ta. Nhưng vào lúc có sự sụp đổ của đế quốc nhà Tần ngắn ngủi trong năm 203, Nam Việt đã khôi phục nền độc lập của mình cho đến khi sau rốt bị chinh phục bởi Hán Vũ Đế một thế kỷ sau đó. Ngay từ trong thời tiếp xúc đầu tiên này, một sự kiện đã xuất hiện: khi Trung Hoa ở dưới một chế độ cai trị thống nhất và hùng mạnh, sự độc lập của bất kỳ phần đất nào trong lãnh thổ nước Việt cũ sẽ bị nguy hiểm, hay mất đi. Khi Trung Hoa bị chia trí bởi các khó khăn nội bộ, người Việt đã khôi phục sự độc lập, và duy trì nó cho đến khi lại bị chinh phục một lần nữa bởi vũ lực. Không giống như các tỉnh nội vi của Trung Hoa, vùng đất Việt đã chiến đấu chống lại sự sáp nhập vào các đế quốc mới và không sẵn lòng khuất phục trước quyền lực trung ương mới, như các tỉnh của Trung Hoa vẫn thường làm.

Là một dân tộc đi biển, người Việt cổ xưa luôn luôn tạo dựng các khu định cư của họ trên các mảnh đất phì nhiêu nơi các châu thổ và cửa sông mang lại các khu vực khả dĩ canh tác duy nhất tại các tỉnh đồi núi phía đông nam sát biển của Trung Hoa. Chính vì thế, vương quốc Việt đầu tiên đã tập trung tại cửa sông Tiền Đường, quanh vịnh Hàng Châu trong tỉnh Triết Giang ngày nay; Mân Việt, tại Phúc Kiến, đặt nền móng trên vùng đất phì nhiêu ở cửa sông Mân, tại Phúc Châu; Nam Việt chiếm cứ châu thổ sông Tây Giang, tại Quảng Đông, và sau đó tràn xuống phía nam để sáp nhập và định cư tại châu thổ sông Hồng, miền Bắc Việt Nam ngày nay. Bốn vùng cửa sông và châu thổ này là phần đất canh tác tốt nhất và là các khu vực rộng lớn nhất thích hợp với việc trồng lúa tại bờ biển đông nam. Đồng bằng thứ năm, châu thổ sông Cửu Long, sau hết sẽ là khu định cư to lớn cuối cùng của dân Việt, và tạo thành vùng đất trọng tâm ngày nay của Nam Việt Nam. Các vùng đất phì nhiêu có nghĩa có sự định cư mau lẹ và tương đối đông đúc: trong khi nam tiến tại nội địa Trung Hoa, các di dân Trung Hoa phương bắc chỉ tìm thấy một dân số nhỏ dọc theo các thung lũng khá chật hẹp của các phụ lưu sông Dương Tử, một dân số dễ dàng bị nuốt chửng hơn bởi các di dân, dọc theo bờ biển, họ gặp phải các khu định cư của dân Việt đông đảo và chiếm giữ các phần đất cô đọng có khả năng cho một sự kháng cự có tổ chức. Nước Việt cổ thời tại Triết Giang hầu như tự mình hủy diệt, và làm dân tộc của mình yếu đi bởi các cuộc xâm lăng không ngừng vào các nước láng giềng, cho đến khi dân số của nó thực sự bị tiêu hao đi. Hán Vũ Đế đã áp dụng thủ đoạn di chuyển cưỡng bách trên quy mô rất lớn sô dân bị chinh phục khi ông ta chiếm cứ Mân Việt tại Phúc Kiến, cho họ tái định cư tại miền trung Trung Hoa. Nam Việt, tại Quảng Đông, quê hương của “các người nói tiếng Quảng Đông” duy trì cho đến ngày nay tính chất khác biệt và thái độ không nguôi ngoai đối với sự cai trị của phương bắc, lúc nào cũng tạo thành một vùng gây nhiều khó khăn cho chính quyền trung ương tại Trung Hoa, bất kể đến hình thức hay tính chất nào đi nữa.

Tiếng Quảng Đông, và cũng như thổ ngữ của Phúc Châu (Hokkiu) hay các thổ ngữ khác dọc duyên hải đông nam thì khác biệt một cách rõ rệt với lối nói Trung Hoa tiêu chuẩn ở bất kỳ biến thể nào tìm thấy trong Hoa ngữ. Một phần, sự khác biệt này tượng trưng cho các hình thức cổ xưa hơn của Hoa ngữ tiêu chuẩn, được áp đặt trên một sắc dân không nói tiếng Trung Hoa trong quá khứ, và như thường xảy ra, giữ lại trong các tình huống này một đặc tính nguyên thủy mà mạch chính của ngôn ngữ đã để lại phía sau. Điều có thể nhận thấy là tiếng Quảng Đông ngày nay gần gụi với ngôn ngữ nói Trung Hoa tiêu chuẩn của thời nhà Đường (thế kỷ 7 đến 10, sau Công Nguyên) là thời kỳ trong đó có xảy ra cuộc nhập cư lớn lao của người Trung Hoa phương bắc đến Quảng Đông. Thổ ngữ Phúc Châu được nghĩ là gần với tiếng nói tiêu chuẩn của thời nhà Hán, khi theo sau chính sách di cư của Hán Vũ Đế, nhiều người Trung Hoa phương bắc đã di chuyển vào khu vực sông Mân. Người ta có thể so sánh với âm sắc Anh ngữ thế kỷ thứ mười tám như được phát ngôn bởi dân da đen tại vùng West Indies, các sự khác biệt chỉ là thời khoảng trải qua dài hơn nhiều đối với các khu định cư của người Trung Hoa tại miền đông nam. Nằm dưới đặc thù ngữ học này là yếu tố chủng tộc; thành phần chính của dân chúng tại Quảng Đông, và cũng như ở Phúc Kiến, là một chủng tộc nguyên thủy không phải là người Trung Hoa, mà phần lớn là người Việt. Ngay trong các biên cương của đế quốc như được ấn định trên các ranh giới tồn tại lâu dài bởi Hán Vũ Đế hồi cuối thế kỷ thứ nhì trược Công Nguyên, sự xâm nhập của Trung Hoa phần rất lớn chỉ là sự áp đặt một nền văn hóa và một văn minh đã phát tirển hơn trên người dân không phải là Trung Hoa.

Chính sự kiện này đã giúp giải thích đặc điểm và cá tính cách biệt liên tục của người Việt Nam. Việt Nam, và từ ngữ này khi đó chỉ có nghĩa chỉ vùng châu thổ sông Hồng, là giới hạn cùng cực của đế quốc Trung Hoa, “Việt ở phương Nam: Yueh South”, nơi mà sự cai trị của Trung Hoa không có nghĩa là sự nhập cư của người Trung Hoa từ phương bắc, mà mang ý nghĩa một chính quyền của ngoại nhân gồm các quan chức Trung Hoa từ phương bắc. Đã sẵn có hàng nghìn nông dân canh tác trên đất đai, và cung cấp khỏan thuế thâu cho chính quyền Trung Hoa. Không có nhu cầu phải mang các số lượng lớn các nông dân di cư Trung Hoa, và đã có đầy đất đai gần nơi ở của các nông dân như thế hơn, đang chờ đợi để được định cư tại thung lũng sông Dương Tử và các phụ lưu của nó. Người Trung Hoa tìm thấy nơi dân Việt một dân tộc gồm các nông dân trồng lúa gao, giống như các nông dân của chính Trung Hoa; tương đối cũng dễ dàng áp đặt sự cai trị của Trung Hoa trên họ, và sau đó thiết lập các định chế tương tự trong hầu hết các khía cạnh như các định chế của Trung Hoa. Điều này đã xảy ra; văn hóa Việt Nam mang đậm màu sắc Trung Hoa, nhưng đặc tính chủng tộc của người dân vẫn tiếp tục là “Yueh”, tức là “Việt”, và họ đã kế thừa và ấp ủ ý thức về sự khác biệt chủng tộc đó cùng khát khao một quốc gia riêng biệt trong đó một hình thức biến cải đã luôn luôn biểu thị đặc tính cho các người anh em bị đồng hóa hơn của họ, các người nói tiếng Quảng Đông.

Ngay tầng lớp cai tri Trung Hoa vẫn còn ít về số lương; điều được nhận thấy rằng sẽ có lợi hơn cho quyền lực đế quốc khi cho phép các thủ lĩnh bản xứ của các thị tộc và các quận huyện [Việt] trở thành các địa chủ theo cung cách nhà Hán và thiết lập tại tỉnh xa xôi mối quan hệ điền chủ – tá điền và hệ thống chiếm hữu đất đai thay thế cho chế đố phong kiến thực thụ trước đây của Trung Hoa thời tiền đế quốc. Được giáo dục, và được khuyến khích để chấp nhận các phong tục và các cách suy nghi của Trung Hoa, tầng lớp này có thể được tưởng thưởng bằng việc làm trong ngạch chức dịch của triều đình, và đổi lại sự cai trị của Trung Hoa đạt được sự sở hữu của mình trên phần đã từng là các vùng đất công của các thị tộc. Một đặc điểm của lịch sử ban đầu của Việt Nam là các cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Trung Hoa đã được lãnh đạo không phải bởi tầng lớp quý tộc tiểu địa chủ [sic], mà là bởi các nông dân. Một đặc điểm khác không có mang tính chất Trung Hoa, nhưng phù hợp với phong tục Việt Nam, rằng một số trong các nhà lãnh đạo này phải là phụ nữ. Các sự kiện này làm liên tưởng đến một sự cách biệt kéo dài giữa tầng lớp quý tộc tiểu địa chủ bị Hán hóa với giới nông dân là các kẻ, bị thất học, nên ít thụ nhận ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa hơn. Nếu sự áp đặt sự cai trị và văn hóa Trung Hoa trên người dân Quảng Đông, sau hơn hai nghìn năm, vẫn còn để lại trên sắc dân này nhiều tính chất đặc biệt và một sự khó chịu dai dẳng đối với sự thống trị của phương bắc, không mấy khó khăn để nhận thấy rằng cá tính dân tộc của người Việt Nam lại còn nổi bật một cách mạnh mẽ hơn nữa. “Quảng Đông là của người Quảng Đông” đã là một khẩu hiệu phổ biến trong thời kỳ đầu của nền Cộng Hòa [Trung Hoa]; các người phương bắc đôi khi đã kinh ngạc tự hỏi là liệu nó đã không thực sự có nghĩa rằng “Trung Hoa là của người Quảng Đông hay sao”. Tại Việt Nam một nghìn năm thống trị của người Trung Hoa cũng không thể xóa bỏ cảm thức “Việt Nam là của người Việt Nam” như thế — mặc dù ở vị thế xa xôi của một tỉnh cũ, trong khi điều này giúp cho khát vọng này trở nên khả thi hơn, không cách nào có thể khơi dậy bất kỳ kỳ vọng nào về sự chế ngự của Việt Nam đối với chính quyền trung ương của chính đế quốc.

Thế kỷ đầu tiên của sự cai trị của Trung Hoa không ghi nhận bất kỳ cuộc nổi dậy quan trọng nào bởi dân chúng Việt Nam; Trung Hoa vẫn ở dưới một chế độ cai tri mạnh của nhà Tiền Hán, và mãi cho đến các năm đầu tiên của thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, các khó khăn nội bộ mới làm rung chuyển quyền lực đó. Giữa năm thứ 9 và 23, ngôi vua bị tiếm đoạt bởi Vương Mãng (Wang Mang), và sau khi ông ta sụp đổ, Trung Hoa trong nhiều năm đã bị xáo trộn bởi cuộc nổi loạn của phong trào nông dân Hồng Mi (Red Eyebrows) và các cuộc nội chiến giữa các kẻ khát khao ngai vàng. Nhà Hậu Hán, được thành lập bởi vị hoàng tử bàng hệ có vương hiêu trị vì là Hoàng Đế Quang Vũ (Kuang Wu), đã không củng cố được quyền lực trong một thập niên, và chính ở thời điểm này mà người Việt Nam đã vươn lên trong cuộc nổi dậy quan trọng đầu tiên của ho/. Trong năm 39, hai chị em, bà Trưng Trắc và Trưng Nhị, là thành viên của một gia đình lạc tướng, đã nổi dậy trong một cuộc khởi nghĩa và duy trì sự kháng cự của họ trong mười năm. Sự đàn áp cuộc nổi dậy này trùng hợp rất khắng khít với sự củng cố quyền lực của triều đại Hậu Hán vừa mới được phục hưng và được thi hành bởi một trong các viên tướng hàng đầu của tân Hoàng Đế Quang Vũ. Chị em bà Trưng, cho dù bị thất bại, vẫn là các nữ anh hùng đối với người dân Việt Nam. Họ có dựng đền thờ Hai Bà ở Hà Nội, và hãy còn được tôn kính như các nhà ái quốc. Chu Ân Lai, Thủ Tướng CHND Trung Hoa, đà làm một cử chỉ khéo léo khi quỳ gôi trước bàn thờ Hai Bà lúc ông ta mở một cuộc thăm viếng cấp quốc gia ở miền Bắc Việt Nam. Ký ức được lưu giữ lâu đời tại Á Châu.

Sự trùng hợp giữa các thời kỳ suy yếu của Trung Hoa và các cuộc nổi dậy của Việt Nam chống lại sự thống trị của Trung Hoa có thể được quan sát liên tục tiếp diễn cho đến lúc có sự chấm dứt sự cai trị trực tiếp của Trung Hoa. Trong năm 192, một cuộc nổi dậy với tầm mức rộng lớn khác đã làm rung động thẩm quyền của Trung Hoa, và chỉ ba năm trước đó, trong năm 189, đế quốc nhà Hán, với sự băng hà của Hoàng Đế Ling [?], đã bước vào thời kỳ xáo trộn chung cuộc của nó với nội chiến và tình trạng rối loạn căng thẳng còn gia tăng bởi một cuộc nổi dậy lớn lao khác của nông dân, phong trào Khăn Vàng (Yellow Turbans). Cuộc nổi dậy năm 192 có vẻ không mang tính chất chủ yếu là Việt Nam, mà đúng hơn là một đợt bộc phát đầu tiên của người Chàm, các kẻ đã thiết lập vương quốc mới của họ tại vùng đã là khụ vực vươn xa xuống cực nam của tỉnh hạt thuộc Trung Hoa, bộ chỉ huy ở Nhật Nam (Jihnan) (Phía Nam của Mặt Trời), tương ứng với đồng bằng duyên hải nằm giữa Đà Năng và “Cửa Ải An Nam: Annam Gate” (Porte d’Annam) ngày nay, gần đường giới tuyến hiện tại giữa Bắc và Nam Việt Nam. Khu vực này đã bị mất về tay Trung Hoa. Đến năm 222, Trung Hoa bị chia cắt thành Tam Quốc, và chính nước Ngô (Wu), quốc gia phía đông nam, đã thừa kế thẩm quyền Trung Hoa tại châu thổ sông Hồng. Mặc dù Trung Hoa vẫn xác lập chủ quyền trên Nhật Nam, không có bằng có cho thấy bất kỳ thẩm quyền thực sự nào đã được tái lập sâu vê phía nam đến thế. Xứ Chàm trong thực tế có gửi các sứ đoàn đến triều đình nhà Ngô trong năm 230, nhưng trong năm 248 một lần nữa đã tấn công tỉnh của Trung Hoa ở phía bắc và sau khi dành đạt một chiến thắng đáng kể, đã giữ lại khu vực ở sông Gianh [ghi là sông Giang (sic) trong nguyên bản, ND], phía nam châu thổ sông Hồng. Sự suy yếu và phân hóa của Trung Hoa đã là các nguyên do chính của các cuộc xâm lăng này của người Chàm. Trong năm 277, Tam Quốc được thống nhất ngắn ngủi bởi một triều đại mới, nhà Tấn (Tsin), thế nhưng chế độ này đã làm mất miền bắc Trung Hoa trước các cuộc xâm nhập của người Thát Đát (Tatar)vào năm 316, và từ đó chỉ cai trị miền nam không thôi.

Trong hai trăm năm kế đó, dưới thời nhà Nam Tấn và các triều kế thừa ở miền nam Trung Hoa, người Việt Nam đã không nổi dậy. Có thể rằng mối đe dọa mới đặt ra bởi quyền lực của nước Chàm là một lý do tại sao người Việt Nam lựa chọn sự cai trị của Trung Hoa hơn là các sự mạo hiểm của cuộc nổi dậy, sẽ mang đến cho người Chàm một cơ hội để xâm lăng hơn nữa. Mãi đến năm 543, cuộc nổi dậy của gia tộc họ Lý, với nhà lãnh đạo Lý Bôn, đã thành lập triều đại Việt Nam độc lập đầu tiên, nhà Tiền Lý, đã tạm thời mang sự cai trị của Trung Hoa tại Việt Nam đến chỗ kết thúc. Vào lúc đó, nhà Lương (Liang) bên Trung Hoa đã tiến tới hồi chung cuộc của mình, và sự rối loạn và suy yếu đã sớm lật đổ chế độ và thay thế bằng nhà Ch’en (557-89), một triều đại ngắn ngủi và yếu ớt, không có khả năng kiểm soát phần lớn miền nam Trung Hoa, và chính vì thế, không thể tái thiết lập quyền lực của Trung Hoa tại Việt Nam. Khi vào năm 589, nhà Tùy (Sui) tái thống nhất đế quốc và chấm dứt sự phân chia kéo dài giữa các triều đại người Thát Đát ở phương bắc và các triều đại Trung Hoa ở phương nam, không lâu sau đó họ đã xâm lăng Việt Nam và tái áp đặt sự thống trị của Trung Hoa. Sớm bị thay thế (618) bởi triều đại nhà Đường (Tang) vĩ đại, cuộc tái chinh phục của nhà Tùy này đã được duy trì. Các cuộc nổi dậy, trong đó có một cuộc khởi nghĩa quan trọng vào năm 722, đã bị trấn áp, và nhu cầu đối với nhà Đường nhằm duy trì một quân đội lớn lao trong nước để phòng thủ biên cương sát vương quốc Vân Nam đang vươn lên tại Nam Chiếu, đã khiến cho nền độc lập của Việt Nam không đạt tới được. Nhà Đường, sau cuộc chinh phục, đã đổi tên nước là An Nan (có nghĩa An Nam), “Miền Nam đã được bình định: Pacified South”.

Trong hai trăm năm mươi năm sự cai trị của nhà Đường tại An nam không bị thách đố, và thời kỳ dài này trong đó xứ sở nằm dưới chính quyền Trung Hoa, một chính quyền được tổ chức chặt chẽ đến mức chưa hề có trước đây, và triều đại trị vì này lại được hỗ trợ bởi điều có lẽ là thời đại tuyệt diệu nhất của văn hóa Trung Hoa, đã tạo ra một ấn tượng sâu đậm trên người dân Việt Nam. Nó đã không, như các biến cố diễn ra cho thấy, khuyến dụ họ bỏ qua khát vọng của mình là độc lập với Trung Hoa trong các vấn đề chính trị, nhưng nó đã tạo ra văn hóa Việt Nam trong khuôn mẫu Trung Hoa và vẫn còn ở trong khuôn mẫu đó kể từ lúc ấy. Giới thẩm quyền Trung Hoa trước đó đã khởi sự công việc này, thời đại nhà Đường đã hoàn tất nó. Khi Việt Nam trở thành độc lập, Việt Nam cho thấy không có y muốn phủ nhận di sản văn hóa mà nước này đã thụ đắc từ nhà Đường.

Trong năm 868 quân đội Trung Hoa tại Việt Nam, trú đóng nơi biên giới với vương quốc Nam Chiếu (giờ đây là biên giới bị đổi ngược giữa Trung Hoa và Bắc Việt Nam) nổi loạn. Đội quân này đã không được trả lương từ lâu, và triều đình xa xôi bị đắm chìm vào tình trạng vô khả năng và lệ thuộc vào các viên chỉ huy quân sự cấp tỉnh. Các kẻ nổi loạn đã quay về quê tại Trung Hoa và khởi động một chuỗi nội chiến và nổi dậy đi đến việc kết liễu triều đại nhà Đường trong vòng chưa đến bốn mươi năm. Trung Hoa khi đó bị tan vỡ thành một số các quốc gia tranh liệt và riêng biệt, tất cả đều tuyên bố nắm trọn đế quốc, nhưng phần lớn chỉ kiểm soát một hay hai tỉnh, hay ngay khi chỉ có một tỉnh. Chính trong tình trạng hỗn mang của sự xáo trộn này mà dân Việt Nam, noi theo khuôn mầu chung, đã nổi dậy và thành lập vương quốc riêng biệt của chính họ, vào năm 934.

Nhà Đinh, giờ đây đã nắm giữ quyền bính tại Việt Nam, đã là triều đại đầu tiên trong một chuỗi các triều đại duy trì nền độc lập của xứ sở cho đến khi có sự chinh phục của người Pháp trong thế kỷ thứ mười chín, với một khoảng đứt đọan ngắn hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm. Từ sự chấm dứt sự cai trị của Trung Hoa trong thế kỷ thứ mười, Việt Nam trong thực tế đã tự mình điều hành đất nước, cho dù một sự thừa nhận cẩn trọng quyền chủ tể của Trung Hoa có được đưa ra bởi tất cả các triều đại Việt Nam. Trong thực tế, điều này có ý nghĩa rất ít; các tặng phẩm quý giá được trao như các cống phẩm, và các sứ giả đã nhận lại được các tặng phẩm còn xa hoa hơn để phô bày quyền lực và sự hào phóng của Hoàng Đế Trung Hoa. Các nhà vua Việt Nam đã tìm kiếm và nhận được sự phê chuẩn sự lên ngôi của họ từ vị chủ tể của họ. Người Việt Nam chấp nhận dùng lịch theo triều đại Trung Hoa trị vì, một hành vi có vài ý nghĩa tôn giáo, và trong một vài cung cách có thể so sánh với việc treo cờ Anh Quốc (Union Jack) trong một số dịp bởi các thành viên tự cai trị và độc lập thực sự trong Khối Thịnh Vượng Chung Anh Quốc. Trung Hoa đã không đảm nhận trách vụ bảo vệ Việt Nam, dù là để chống lại các kẻ thù ngoại lai, hay để giúp cho triều đại trị vì đập tan sự nổi dậy trong nội bộ. Việt Nam cũng không có nghĩa vụ phải trợ giúp quân sự cho các cuộc chiến tranh của Trung Hoa. Điều được thông hiểu là quốc gia triều cống không được xúc tiến các ý đồ hay cung cấp sự trợ giúp cho một kẻ thù của vị Hoàng Đế, và điều này cũng áp dụng cho các cá nhân riêng tư cũng như cho các nước ngoài.

Thỏa ước (Modus Vivendi) này đã không được đạt tới một cách tức thì: khi các sự xáo trộn tiếp diễn theo sau sự sụp đổ của triều đình nhà Đường bị kết thúc bởi sự đăng quang của triều đại mới, nhà Tống, năm 960, một ít năm đã trôi qua trước khi tân đế quốc được hoàn toàn củng cố bởi chính sách khéo léo của kẻ sáng lập triều đại. Các quốc gia phương nam nơi mà đế quốc bị giải tán đã lần lượt được khuyến dụ quay về “trung thành thực sự” hay sẽ bị trấn áp, thường với sự kháng cự rất yếu, nếu chúng còn ngoan cố. Cho đến mức công tác này đã được hoàn tất, không có gì thắc mắc về sự can thiệp của nhà Tống tại Việt Nam. Vào năm 981 nhà Tống đã trở nên hoàn toàn được chấp nhận và thiết định. Một cuộc viễn chinh khi đó được phóng ra để giải trừ “vương quốc chống đối” phương nam duy nhất còn lại, Việt Nam. Có thể là hoàng đế nhà Tống và các cận thần cố vấn của ông đã không nhìn thấy sự khác biệt cụ thể nào giữa tỉnh huyện cũ ở An Nam với các vương quốc khác – hay “đế quốc” khác như họ vẫn tự xưng – khởi lên tại các tỉnh phía nam. Tất cả đều là một phần của đế quốc nhà Đường và chính vì thế tất cả phải quay về thần phục nhà Tống. Nhưng Việt Nam thì khác; chỉ mình Việt Nam mới có cá tính dân tộc thực sự của mình mạnh hơn các sự ràng buộc của nó với Trung Hoa, đặc biệt trong khía cạnh chính trị của mối quan hệ đó. Việt Nam đã kháng cự, và với sự thành công. Cuộc xâm lăng của nhà Tống bị đẩy lui. Nó không bao giờ mưu toan xâm lăng nữa. Việt Nam thừa nhận quyền chủ tể của Trung Hoa, và các hoàng đế nhà Tống đã chấp nhận phương thuật giữ thể diện này. Đây vẫn còn là chính sách của Trung Hoa từ thời điểm đó trở về sau, chỉ bị đảo ngược một lần duy nhất. Nhà Tống trong thực tế đã gặp các vấn đề khác gây khó khăn cho họ. Biên cương phía bắc, bất an kể từ khi có sự mất mát các phần đất kiểm soát các cửa ải xuyên qua Trường Thành, mà họ đã thất bại không tái chinh phục được, là khó khăn thường xuyên của họ. Việt Nam là vấn đề nặng về uy tín hơn là an ninh quốc gia, nó có thể để yên thân một mình.

Các sự thay đổi triều đại ở Việt Nam, diễn ra bởi các cuộc nổi dậy hay đảo chính cung đình, đã không cám dỗ nhà Tống nắm giữ lấy bất kỳ cơ hội nào như thế. Năm 1010, chỉ hai mươi năm sau sự đẩy lui cuộc xâm lăng của nhà Tống, một triều đại mới, nhà Lý, đã lên nắm quyền bính ở Việt Nam. Nó tức thời tái tục mối quan hệ chủ tể – cống nạp hiên hữu với đế quốc nhà Tống, và được chấp nhận. Kế đó khi bị di chuyển trong năm 1225, đế quốc nhà Tống đã mất miền bắc Trung Hoa vào tay người Kim Thát Đát xâm lăng và đã được thiết lập tại miền nam, ở Hàng Châu, kiểm soát thung lũng sông Dương Tử và mọi lãnh thổ phía nam con sông đó. Trong những thời kỳ trước, sự di chuyển quyền lực trung ương của Trung Hoa xuống miền nam đồng nghĩa với một khuynh hướng mở rộng đất biên giới phía nam. Điều được nghĩ trong thực tế rằng đã có một phong trào đáng kể của dân chúng miền bắc xuống vùng Nam Hoa lúc bấy giờ, nhưng được hòa nhập trong vòng các biên cương hiện hữu của đế quốc nhà Tống. Miên nam Trung Hoa đã phát triển mau chóng trong thời kỳ này, nhưng áp lực không đủ mạnh để đẩy nhà Tống vào các cuộc chiến tranh chinh phục ra ngoàì lãnh địa của nó. Hơn nữa, Trung Hoa đã phải phòng vệ một biên cương miền bắc mở ngỏ dọc theo bờ ranh không xác định của dải đất viền phía bắc lưu vực sông Dương Tử, một vùng không có biên cương tự nhiên, đặc biệt tại phần phía đông.

Triều đại mới của Việt Nam, nhà Trần [ghi sai là Tranh trong nguyên bản, chú của người dịch], được để yên bởi nhà Nam Tống, nhưng không quá lâu, đã phải đối diện với nỗi nguy hiểm khổng lồ của các cuộc xâm lăng của Mông Cổ. Khi nhà Trần lên nắm quyền bính, nhà Tống đã sẵn bị tấn công bởi các chủ nhân mới của miền bắc Trung Hoa, và của một đế quốc trải ngang qua Á Châu cho đến trung tâm nước Nga. Sự chính phục nhà Nam Tống bởi người Mông Cổ là một tiến trình chậm rãi, lâu dài, bị kháng cự mãnh liệt trong bốn mươi năm. Phải đợi mãi đến năm 1278 ham đội nhà Tống cuối cùng mới bị triệt hạ ngoài khơi Hồng Kông và triều đại sau rốt bị hủy diệt. Năm năm sau đó, trong năm 1284, Kubilai Khan, Hoàng Đế người Mông Cổ của Trung Hoa là người mà người Trung Hoa nhìn nhận như nhà cai trị chính thống đầu tiên của đế quốc (mặc dù các tiền nhân của ông ta, trở lùi lại từ Genghiz, trong thực tế đã đô hộ miền bắc Trung Hoa trong bảy mươi năm), đã xâm lăng Việt Nam. Người Việt Nam, đối diện với uy thế của quyền lực quân sự lớn nhất trên thế giới vào lúc bấy giờ, đã dựa vào phương sách chiến tranh du kích; các thành phố bị bỏ hoang cho quân xâm lược, cuộc kháng chiến tập trung tại vùng rừng núi. Các đội quân Mông Cổ chủ yếu là kỵ binh, và khí hậu cũng như địa thế của Việt Nam thì bất lợi cho các lực lượng của họ. Các cuộc xâm lăng đã tái diễn trong ba hay bốn năm, nhưng các sự tổn thất vì bệnh tật và tính chất bất quyết của cuộc chiến tranh cuối cùng khiến Kubilai quyết định rằng Việt Nam không đáng để khổ công và gánh chịu sự tổn thất; ông ta đã chấp nhận cống phẩm của các nhà lãnh đạo triều Trần và triệt thoái các đội quân bị hao hụt của mình. Ở thời điểm này, điều cần phải được nhấn mạnh, “Việt Nam”, hay An Nam như được gọi bởi người Trung Hoa, hãy còn chỉ bao gồm châu thổ sông Hồng và dải duyên hải xuôi nam cho đến vùng thuộc vĩ tuyến thứ 17. Cuộc “Nam Tiến: March to the South” vĩ đại mới chỉ bắt đầu. Triều đại nhà Trần chỉ cai trị phần giờ đây là Bắc Việt Nam.

Triều đại đó kéo dài hơn chính triều đại nhà Nguyên Mông Cổ của Trung Hoa. Trong năm 1400, khi nó bị sụp đổ, nhà Minh, tượng trưng cho sự phản công của Trung Hoa, đã đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi Trung Hoa và dưới Hoàng Đế Vĩnh Lạc dũng mãnh đã thúc đẩy sự xác quyết lòng trung thành với nó vào thế giới các vương quốc phương nam, bằng cả đường biển lẫn đường bộ. Một ít năm sau khi có sự sụp đổ của nhà Trần, năm 1407, Hoàng Đế Vĩnh Lạc, được nghĩ đã quyết định rằng ông không cần nhìn nhận các kẻ kế ngôi nhà Trần, đã xâm lăng và chinh phục xứ sở. Như sẽ được nhận thấy, vương quốc này đã sẵn mở rộng về phía nam đến tận Đà Nẵng, nhưng xem ra sự cai trị của Trung Hoa chưa hề được thiết lập một cách thực vững chắc tại các vùng đất mới phía nam này. Dù sao đi nữa, sự thống trị đã không kéo dài. Chính Vĩnh Lạc đã mất đi năm 1425, và đã có một sự kế vị mau lẹ của các vị hoàng đế vắn số tại Trung Hoa, làm suy yếu chính quyền. Trong năm 1427, một cuộc nổi dậy đã sẵn bị phá tan chin năm trước vào năm 1418 dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, đã đánh bại quân Trung Hoa gần thành phố biến giới, Lạng Sơn, thu đoạt được thắng lợi quyết định và tái chiếm kinh đô, Hà Nội. Các hoàng đế nhà Minh, giống như các kẻ tiền nhiệm nhà Tống, sau đó đã chấp nhận cống phẩm dâng tặng bởi Lê Lợi, người đã thành lập triều đại Việt Nam mới. Cuộc xâm lăng của Vĩnh Lạc đã là nỗ lực sau cùng bởi các nhà lãnh đạo Trung Hoa nhằm sáp nhập Việt Nam thành một tỉnh thuộc đế quốc Trung Hoa. Khi các người Mãn Châu thừa kế ngai vàng trong thế kỷ thứ mười bảy, họ đã thực hiện một vài sự biểu dương quân sự với Việt Nam, nhưng đã mau chóng chấp nhận mối quan hệ chính trị hiện hữu được thiết lập trước tiên dưới thời nhà Tống. Chính vì thế, trong hơn một nghìn năm, kể từ khi thâu đạt được nền độc lập năm 939 cho đến cuộc chinh phục của Pháp hồi cuối thế kỷ thứ mười tám, Việt Nam trong thực tế là một quốc gia độc lập, ngay dù nó vẫn là một nước nằm dưới ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ và liên tục của Trung Hoa.

Sự cai trị của Trung Hoa đã từng được áp dụng trên một khu vực nhỏ hơn nhiều của vương quốc phát sinh sau khi nền độc lập đã đạt được. Điều đó có lẽ là một lý do tại sao nhà Đường và trước đó, các đế quốc yếu hơn chẳng hạn như các đế quốc miền nam Trung Hoa giữa thời nhà Hán và nhà Đường, đã có thể duy trì thẩm quyền của chúng tại tỉnh hạt xa xôi này. Về phía người Việt Nam trong các thế kỷ này đã bị ngăn trở khỏi cuộc mở rộng về phía nam bởi có sự hiện diện của vương quốc Chàm hiếu chiến mở các cuộc tấn công cướp bóc bằng đường biển trên vùng duyên hải. Sự bảo hộ của đế quốc Trung Hoa là cần thiết và đã phải trả giá với sự cai trị trực tiếp của Trung Hoa. Gần như tức thời sau khi nền độc lập đã đạt được vào đầu thế kỷ thứ mười sau Công Nguyên, tình trạng này đã thay đổi. Một nguyên do chính là sự gia tăng dân số tại châu thổ sông Hồng phì nhiêu dưới sự cai trị lâu dài và yên ổn của nhà Đường. Áp lực đòi hỏi các vùng đất mới để định cư, và trong bản chất là một dân tộc trồng lúa gạo, người Việt Nam đã tìm thấy các mảnh đất này dọc theo dải duyên hải phì nhiêu, chứ không phải tại miền núi phía tây giáp ranh với Vân Nam. Vùng đồi núi khi đó, như bây giờ, phần lớn được cư trú bởi các bộ tộc không thuộc sắc dân Việt Nam [sic], thường thù nghịch với dân ở đồng bằng; điều đáng làm hơn nhiều là chiếm giữ khu đất tốt dọc duyên hải hơn là mở các cuộc chinh phục khó khăn dành giựt đất xấu hơn tại miền núi.

Trong năm 982 triều đại mới nhà Đinh, mới chỉ lên nắm quyền bính khoảng bốn mươi năm trước đó, đã đủ mạnh để xâm lăng xứ Chàm và lục soát kinh đô của nó, khi đó nằm ở phía bắc của xứ đó. Việt Nam có giữ lại một vài lãnh thổ đã chinh phục, nhưng cuộc nam tiến được tái tục bởi triều đại Việt Nam kế tiếp, nhà Lý (1010-1225), vào năm 1069, đã sáp nhập tất cả vùng đất của Chàm sâu đến vĩ tuyến thứ 17, có nghĩa, là phần thuộc Bắc Việt Nam bây giờ. Rõ ràng là các cư dân Chàm đã không chỉ bị chinh phục – hay hạ sát – các kẻ sống sót bị xua đuổi, đi tìm nơi ẩn náu tại các phần đất phía nam quê hương của họ. Cuộc chinh phục của Việt Nam không chỉ là một cuộc xâm lược để áp đặt quyền thống trị và thu thuế, nó được trù hoạch với chủ ý dành đạt lãnh địa mới cho sự định cư của người Việt Nam. Mục tiêu này được chứng tỏ là động lực thống nhất và khát vọng của chế độ mới độc lập. Các nông dân, chen chúc tại các khu đất thiếu hụt của châu thổ sông Hồng, muốn có các vùng đất mới để chạy trốn nạn nghèo đói gia tăng tại các làng xã quá đông đúc. Tầng lớp địa chủ chỉ là giới trung nông có sở hữu đất đai trong thực tế phần lớn được tuyển dụng bởi chính quyền làm các viên chức giống như ở Trung Hoa – đã muốn có điền sản mới; cả hai tầng lớp vì thế hậu thuẫn cho các cuộc chiến tranh chinh phục và định cư. Đặc tính cuộc di dân nam tiến của Việt Nam chính vì thế rất giống với tính chất của cuộc nam tiến của Trung Hoa trong vùng ngày nay là các tỉnh phía nam Trung Hoa. Nhưng tại Việt Nam đã không có chỗ hay mong muốn sự có mặt của dân định cư Trung Hoa: người Việt Nam tự họ đã quá đông đảo. Họ mang văn hóa và phong tục Trung Hoa cùng với họ xuống miền nam, nhưng cuộc bành trướng vĩ đại đã không mang tính chất Trung Hoa về mặt nhân lực hay trong sự chỉ đạo. Sự thống trị của Trung Hoa tại Việt Nam đã kết liễu trước khi nó khởi sự.

Khi triều đại nhà Lý sụp đổ, triều đại mới nhà Trần, 1225-1400, đã đảm nhận nhiệm vụ và theo đuổi cùng chính sách. Vào khoảng năm 1306, họ đã vươn tới Đà Nẵng, giờ đây thuộc Nam Việt Nam. Sự trì hoãn tương đối trong việc đạt tới mục tiêu này có thể là một hậu quả của các cuộc xâm lăng ồ ạt của Mông Cổ vào năm 1284 và sự tàn phá mà chúng đã gây ra. Việt Nam đã không thể đáp ứng được các cuộc mạo hiểm phía nam trong khi mối đe dọa này còn tồn tại. Vào năm 1306, Kubilai Khan từ trần, và các người thừa kế ông ta, các vị vua trị vị ngắn ngủi và chết sớm, đã từ bỏ giấc mộng chinh phục toàn thế giới của mình. Trong triều đại nhà Nguyên (Mông Cô) sau này, Trung Hoa đã im lặng về đối sách với phương nam. Các vua nhà Trần của Việt Nam do đó đã có thể tái tục cuộc “Nam Tiến”, đến mãi tận Đà nẵng, nhưng có lẽ rằng bước tiến dài này đòi hỏi nhiều hơn những gì mà một triều đại đã sẵn vượt quá thời cực thịnh của mình có thể đáp ứng một cách an toàn. Trong năm 1371, người Chàm, trong một cuộc quật khởi hữu hiệu sau cùng, đã càn quét miền bắc và thực sự chiếm giữ và lục soát chính Hà Nôi. Tai họa này đã đẩy triều đại nhà Trần vào một tình trạng rối loạn từ đó nó không bao giờ hồi phục. Ba mươi năm sau đó nó đã bị thay thế vào năm 1400 và trong sự rối loạn tiếp theo sau, hoàng đế Vĩnh Lạc của Trung Hoa đã đạt được sự tái chính phục ngắn ngủi của ông ta tại Việt Nam (1407-27). Kế đó, tình trạng này đã được kết thúc với cuộc kháng chiến thành công của triều đại mới, nhà Lê, nhưng đã phải mất năm mươi năm trước khi cuộc Nam Tiến có thể tại tục trên một quy mô rộng lớn. Cuộc phản công của người Chàm trong năm 1371, được hỗ trợ bởi các tình huống trùng hợp với cuộc tấn kích, đã mang lại cho người Chàm một ân hạn trong một trăm năm.

Trong năm 1471, nhà vua Việrt Nam đã xâm lăng xứ Chàm với thế mạnh và đã chiến thắng toàn diện. Kinh đô bị chiếm cứ, một cuộc tàn sát quy mô các cư dân đã được thực hiện, và vương quốc Chàm đã thực sự bị hủy diệt. Số người Chàm còn sót lại ở mãi xa phía nam, vùng châu thổ sông Cửu Long, miền đất đã bị phân chia thành nhiều lãnh địa nhỏ, tất cả đều dưới quyền chủ tể củaViệt Nam. Người Việt đã đạt được phần lớn mục tiêu của họ, sự chinh phục miền nam, nhưng sự kiện này chứng tỏ sẽ tự nó trở thành một vấn nạn. Sự bành trướng vào các vùng đất mới, nơi ít dân hơn, có nghĩa là các di dân có khuynh hướng thụ đắc các đặc tính khác luôn luôn làm cho các di dân trở nên khác biệt. Họ trở nên ít phục tùng hơn đối với chính quyền trung ương xa xôi, độc lập hơn trong cách nghĩ và lối sống của họ. Họ đã khám phá rằng bởi việc di chuyển về phía nam người ta có thể để lại phần lớn một chính quyền đàn áp phía sau; nếu nó truy đuổi, người ta chỉ còn cách di chuyển đến vùng đất mới hơn, song lại phì nhiêu hơn. Không bao lâu chính quyền ở Hà Nội nhận thấy miền nam xa xôi khó kiểm soát được. Triều đại nhà Lê đã đi qua thời cực thịnh của nó hồi giữa thế kỷ thứ mười sáu. Hai gia tộc quan chức lớn đã chế ngự triều đình, và các âm mưu và sự thù nghịch lẫn nhau của họ đã đe dọa đến chế độ. Trong hai gia tộc, họ Trịnh có quyền lực lớn hơn tại Hà Nội, và trong năm 1558 họ đã âm mưu để tự loại bỏ đối thủ của mình, họ Nguyễn, bằng cách đẩy trưởng tộc họ Nguyễn được cử đi làm tổng trấn miền nam, với tổng hành dinh tại Huế. Việc này vừa dành cho họ Trịnh một thẩm quyền không bị đụng chạm tới trên các vua Lê yếu ớt, vừa để các khó khăn của miền nam cho đối thủ của họ giải quyết sao cho tốt nhất với khả năng của họ Nguyễn.

Nhà Nguyễn đã chứng tỏ rất có khả năng để đối phó với các vấn đề này. Giờ đây đã có điều tuơng đương, và được phát triển vững chắc, như một chính quyền trung ương mới tọa lạc tại chính miền nam, ở Huế. Chính nhà Nguyễn quan tâm đến việc mở rộng thêm nữa, để gia tăng lãnh địa của họ và tự mình củng cố để chống lại nhà Trịnh ở phương bắc. Sự bành trướng sẽ mang các kẻ định cư mới từ phương bắc vào, và miền nam vẫn còn thưa dân hơn nhiều. Chỉ trong vòng hơn một thế kỷ, vào khoảng 1692, các nhà lãnh đạo nhà Nguyễn tại Huế đã hoàn toàn trấn áp các lãnh địa Chàm còn lại và thực sự làm quốc gia đó tan biến đi. Một số cộng đồng người Chàm hãy còn hiện diện dọc bờ biển sâu phía nam của Việt Nam, và tại các quận huyện lân cận ở Căm Bốt, nhưng nếu kể như một dân tộc, người Chàm đã biến mất trong lịch sử. Nhà Nguyễn đã chiếm cứ Sàigòn trong năm 1691. Biến cố này chỉ xảy ra vài năm sau khi triều đại mới của Trung Hoa, Mãn Châu, dưới thời Hoàng Đế Khang Hi trẻ tuổi, mạnh bạo, sau hết đã trấn áp tất cả các đối thủ gốc Trung Hoa của ông ở miền nam Trung Hoa và chinh phục toàn thể đế quốc (1688). Sự kiện rằng nhà Nguyễn nhận thấy có thể tiến hành cuộc chinh phục lớn lao sau cùng ở miền nam, tức vùng châu thổ sông Cửu Long, vào một thời điểm khi mà đối thủ của họ tại Hà Nội, nhà Trịnh, phải dò chừng tham vọng và sự thù nghịch khả hữu của vị Hoàng Đế Trung Hoa hiếu chiến và say men chiến thắng chắc chắn có ý nghĩa quan trọng. Sự lúng túng của nhà Trịnh đã là cơ hội cho nhà Nguyễn.

Nhà Nguyễn đã không mấy lo sợ về Khang Hi; họ thu nhận vào các vùng đất mới chinh phục không chi dân di cư gốc Việt mà còn cả các người tỵ nạn Trung Hoa trốn tránh sự chinh phục của Mãn Châu thuộc miền Nam Trung Hoa; một số trong các người này đã thành lập ra Chợ Lớn, thành phố chị em của Sàigòn vẫn còn được cư trú bởi người Trung Hoa. Các người khác định cư tại châu thổ sông Cửu Long. Trong các thời đại sớm hơn, không chế độ Việt Nam nào dám chứa chấp các kẻ địch của Hoàng Đế Trung Hoa. Nhà Trịnh ở Hà Nội vẫn còn ở trong vị thế này, nhưng nhà Nguyễn miền nam có thể coi thường sự cấm đoán cổ xưa này và không cần biết đến Trung Hoa; họ có nhà Trịnh nằm ở giữa. Sự kiện này soi sáng sự thay đổi lớn lao mà cuộc Nam Tiến đã mang lại trong các quan hệ giữa vương quốc Trung Hoa và nước “triều cống” của nó, An Nam. Nước triều cống giờ đây là một vương quốc to lớn, và nửa miền nam của nó ha6`u như không tiếp cận với quyền lực Trung Hoa trực tiếp. Người Mãn Châu, một dân tộc đại lục, không bao giờ đi đường biển, cũng không duy trì các lực lượng hải quân lớn và hữu hiệu. Đế quốc Mãn Châu vào chính thời gian này đang sẵn sang dấn thân vào các chiến dịch xa xăm để chinh phục xứ Mông Cổ, vùng trung Á Châu và Tây Tạng. Một thế kỷ sau đó nó đã thực hiện một kỳ công đáng kể của việc vượt qua Hy Mã Lạp Sơn và chinh phục Nepal, nhưng nó không mưu toan tái chinh phục Việt Nam, bắc hay nam, nhà Trịnh hay nhà Nguyễn. Hệ thống, giờ đây đã được thử nghiệm trong nhiều thế kỷ, theo đó Việt Nam đã sẵn nhìn nhận quyền chủ tể của Hoàng Đế và tham gia trọn vẹn vào văn minh Trung Hoa đủ để thỏa mãn lòng kiêu hãnh và ít gây tốn kém cho hầu bao của các nhà cầm quyền Trung Hoa.

Sự loại trừ xứ Chàm, và sự sống sót lâu dài đến thế của nó, có liên hệ mật thiết với các sự may mắn của một đất nước mà Việt Nam đã có ít sự tiếp xúc trực tiếp trước đây, Căm Bốt. Sự ngừng nghỉ lâu dài trong cuộc Nam Tiến theo sau sự tiến bước tới vùng vĩ tuyến thứ 17 năm 1609, trước bước tiến lớn lao đến Đà Nẵng năm 1306, là một phần trong cùng thời kỳ mà nhà vua vĩ đại của Căm Bốt, Jayavarman VII đang theo đuổi cuộc chinh phục của ông ta tại miền nam xứ Chàm. Ông ta đã chiếm giữ nước đó cho đến khi từ trần, vào năm 1218, tuy thế Chàm đã dành lại được nền độc lập sau đó. Ngay trước thời trị vì của ông, Việt Nam đã phải dè chừng về quyền lực Căm Bốt như là một kẻ tranh dành sự thừa kế di sản Chàm. Trong suốt thế kỷ thứ mười hai, từ 1123 trở về sau khi Nhà Vua Suryavarman II tấn công chính An Nam (như sẽ được lập lại một lần nữa vào năm 1150), quyền lực Căm Bốt tích cực hoạt động tại phía nam của đất nước giờ đây là Việt Nam, cả hai bên đều chống lại người Chàm, và đôi khi liên minh với họ [người Chàm]. Sự thụ động tương đối của nhà Tống ở Trung Hoa, đúng ra nên khuyến khích người Việt đẩy mạnh cuộc Nam Tiến, đã được cân đối bởi sự tích cực của Căm Bốt trong vùng mà một cuộc Nam Tiến như thế sẽ nhắm tới. Vua Jayavarman VII đã là nhà chinh phục Căm Bốt vĩ đại cuối cùng; các chiến dịch của ông, và các kiến trúc của ông, đã làm khô cạn các tài nguyên của vương quốc, và trong thế kỷ thứ mười ba, Căm Bốt bước vào trước tiên một thời kỳ yên tĩnh kéo dài sang thế kỷ sau thành sự suy sụp. Sự giảm bớt áp lực của Căm Bốt này cho phép người Chàm phóng ra cuộc phản công vĩ đại sau cùng của họ vào Việt Nam trong năm 1371 tương tự như thế, sau khi cuộc chinh phục của nhà Minh vào Việt Nam bởi Hoàng Đế Vĩnh Lạc bị kết thúc trong năm 1427, việc này đã mang lại cho Việt Nam quyên tự do hành động cần thiết để chinh phục nước Chàm năm 1471.

Vào thời gian mà người Việt Nam tiến vào châu thổ sông Cửu Long, Căm Bốt, dưới áp lực thường trực của người Thái, các kẻ triều cống trước đây nay trở thành các kẻ địch hùng mạnh, đã bị bắt buộc từ bò Angkor; và các vị vua của nó đã được tạo lập một cách khá bấp bênh nơi hạ lưu sông Cửu Long, bao gồm phần lớn vùng ngày nay là châu thổ phía trên. Chính vì thế, người Việt Nam sau khi hủy diệt các lãnh địa Chàm đã lập ra một biên giới chung với một nước Căm Bốt suy yếu và bị quấy rối. Áp lực trước đây được đặt trên người Chàm đã được chuyển sang người Khmer, những kẻ dần dà bị buộc rời khỏi vùng châu thổ. Sự đối đầu giữa một Căm Bốt suy yếu và một Việt Nam đang bành trướng dưới các chúa nhà Nguyễn mang lại sự thù nghịch lâu dài giữa hai dân tộc. Người Khmer lo sợ cùng số phận của người Chàm, và nhìn thấy xứ sở lưu vực sông Cửu Long màu mỡ của chính họ như là khu vực kế tiếp cho sự bành trướng của Việt Nam; người Việt Nam không ngừng cuộc Nam Tiến, và dưới thời Pháp thuộc, vẫn tiếp tục trong thực tế cho xâm nhập các người định cư vào Căm Bốt.

Cuộc Nam Tiến, đặc biệt các giai đoạn về sau của nó khi một số tỷ lệ dân số bị trị bị đồng hóa vào dân Việt Nam chiến thắng, đã có ảnh hưởng làm loãng đi và thay đổi một cách tế vi tính chất văn hóa Trung Hoa mà người bắc Việt Nam đã chấp nhận quá lâu. Dân chúng của các tỉnh miền nam ít bị xâm nhập và kiểm soát nặng nề bởi tầng lớp học thức – học tập Khổng Học Trung Hoa – so với miền bắc. Các điền sản thì lớn hơn, tỷ lệ các nông dân cao hơn tỷ lệ các điền chủ. Hậu quả, văn hóa Khổng học miền bắc bị thách đố bởi một phần các giáo phái và khuynh hướng tiền-Việt Nam, một phần bởi các giáo phái và khuynh hướng mới tự phát ở miền nam. Đạo Phật nở rộ, và mang tính chất một tín ngưỡng bình dân như đối kháng lại một tín ngưỡng chính thức. Chắc chắn nó đã thu hút sức mạnh từ tính chất Phật Giáo của các phần tử Chàm và Căm Bốt trong dân chúng. Về sau các giáo pháo bản xứ đã phát sinh, một số hãy còn tiếp tục. Sau sự du nhập Ki-tô-giáo, đạo Công Giáo đã có sự tiến triển mau lẹ. Các chuyển động này có thể được nhìn một phần là vì sự suy giảm tác động của nền văn minh Trung Hoa thuần túy ở một khoảng cách xa xăm hơn với nguồn cội, và một phần vì các nguyên do xã hội, tính chất độc lập của một dân số nông dân mở đường khai phá đối lập với các sự cao ngạo của tầng lớp địa chủ.

Sự kiện rằng chính miền nam đã là nơi mà các du khách và các nhà mậu dịch Âu Châu đến đầu tiên, mang theo họ các tư tưởng mới và một tôn giáo mới, đã bổ túc cho sự khác biệt cấp miền đang phát triển này. Nó diễn ra vào khoảng hai mươi năm trước khi chức phó vương kinh lược (hay tổng trấn: viceroyalty) miền nam được thiết lập dưới sự lãnh đạo của họ Nguyễn (1558), rằng chiếc tàu Bồ Đào Nha đầu tiên đã cập bến duyên hải Việt Nam (1535). Các nhà truyền giáo đã sớm theo bước các kẻ hải hành ban đầu và tìm thấy vùng đất xa xôi phía nam, châu thổ sông Cửu Long, một cánh đồng tương đối phì nhiêu cho sự nỗ lực của họ. Các yếu tố phác họa ở trên làm suy yếu sự chống đối phổ thông đối với một tôn giáo mới, và sự dễ dàng và tiến bộ của các việc cải đạo Công Giáo tại miền nam chắc chắn phản ảnh một khía cạnh trong tính chất người dân miền nam Việt Nam, trong thực tế, đến tính chất của mọi người Việt Nam, đánh dấu một sự khác biệt rõ ràng giữa họ và chính dân tộc Trung Hoa. Có thể là một dân tộc sẽ luôn luôn ý thức một cách khó chịu về sự kiện rằng nền văn hóa của họ mang tính chất ngoại lai và nguyên thủy bị áp đặt bởi sự chinh phục. Các truyền thống tương tự của sự chống đôi, che dấu và bình dân hơn là công khai và quý tộc, đối với các nền văn hóa ngoại quốc bị áp đặt xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới (Ái Nhĩ lan (Ireland) là một thí dụ tốt). Một sự biểu lộ của thái độ này, có tầm quan trọng lớn lao đến văn hóa tương lai của Việt Nam và mối quan hệ của nó với Trung Hoa, đã là một hậu quả gián tiếp của nỗ lực truyền giáo.

Đối diện với sự khó khăn gấp đôi của sự phức tạp và phạm vi của văn tự biểu ý (ideographic) của Trung Hoa và sự kiện rằng phần lớn dân chúng mù chữ, các nhà truyền giáo đã quyết định tạo ra một cách ký âm bằng mẫu tự la mã cho tiếng Việt (là một ngôn ngữ cho phép làm việc này) và sáng chế ra Quốc Ngữ [tiếng Việt trong nguyên bản, ND], bản ký âm bằng mẫu tự la mã cho ngôn ngữ nói của Việt Nam. Sau đó họ đã phiên dịch các tài liệu tôn giáo thành tiếng Việt với sự sử dụng loại hệ thống chữ viết này. Một sự phát triển như thế sẽ không bao giờ khả thi tại Trung Hoa: trước tiên bản chất của một ngôn ngữ phần lớn là từ đồng âm (homophonic) tự nó không thích nghi với sự ký âm bằng mẫu tự [la tinh]; thứ nhì, sự kính trọng của người Trung Hoa và sự hãnh diện về hệ thống văn tự biểu ý của chính họ sẽ tức thời sỉ nhục bất kỳ sự ký âm mới nào là “man rợ”. Các nhà truyền đạo Công Giáo ban đầu tại Trung Hoa, đã đi theo một con đuờng đúng là đối nghịch với các đồng sự của họ ở Việt Nam, đã học tiếng Trung Hoa và trở thành các học giả tinh thông về văn chương và ngôn ngữ cổ điển. Quốc Ngữ đã được loan truyền một cách mau lẹ, và vượt quá phạm vi các khối người cải đạo Thiên Chúa. Nó đương nhiên khơi lên sự báo động của giới quan chức học theo Khổng Học và địa chủ, bởi nó đâm thọc vào các nền tảng thẩm quyền và uy tín của họ. Ngoài ra, nó không phải là một hệ thống được chấp nhận để ký âm ngôn ngữ Trung Hoa cổ điển, và vì thế không giúp ích gì cho các nhà giáo dục cổ truyền. Giống như bên Trung Hoa, ảnh hưởng quan trọng tối hậu của sự rao giảng đạo Ki-tô, hiện diện ngay từ các giáo sĩ Dòng Tên đầu tiên được tuyển dụng bởi Triều Đình như các nhà thiên văn và toán học, chính là việc gieo những hạt mầm quan tâm đến khoa học tự nhiên, tại Việt Nam cũng thế, ảnh hưởng quan trọng tối hậu là sự tạo lập (cũng từ các giáo sĩ đầu tiên) một công cụ thích hợp để phổ biến và tăng cường văn hóa dân tộc đối lập với văn minh ngoại lai có nguồn gốc Trung Hoa.

Ảnh hưởng đạo Thiên Chúa không lâu cũng đã được du nhập vào phần phía bắc của Việt Nam, nhưng không có vẻ hoàn toàn thật mạnh mẽ như là tại miền nam. Nó cũng gắn liền với sự tăng trưởng mậu dịch và sự xuất hiện của một tầng lớp thương nhân tại các hải cảng và các thành phố. Sự phân chia giữa các vị chúa Nguyễn ở phương nam với các quan nhiếp chính họ Trịnh chế ngự triều đình miền bắc làm mệt mỏi và gây cản trở cho các nhà mậu dịch, và xúc phạm đến cảm thức thống nhất của toàn thể người dân. Nó tiếp tục tạo khó khăn cho xứ sở với các cuộc nội chiến và phân tranh trong suốt thế kỷ thứ mười bảy cũng như phần đầu của thế kỷ thứ mười tám. Truyền thống Khổng học khinh miệt thương mại và chính quyền chỉ làm ít điều để hỗ trợ thương mại và nhiều điều gây phiền nhiễu và bóc lột tầng lớp thương nhân. Các du khách ngoại quốc ghi nhận về sự nghèo khổ của giới nông dân và nhận xét rằng các thương nhân, mặc dù thường giàu có, đã cố gắng tối đa để che dấu tình trạng của mình trước một chính quyền thù nghịch. Nơi đây, một lần nữa, sự nhấn mạnh thái quá trên một nét của nền văn hóa nhập cảng có thể được nhìn thấy ở Việt Nam. Tại Trung Hoa, tầng lớp quan chức có miệt thị về mặt tri thức các thương nhân, nhưng trong thực tế thường cộng tác với họ trong các cuộc kinh doanh béo bở và nhắm mắt làm ngơ trước các sự né tránh luật lệ chống lại việc tạo mãi đất đai và mua chức tước.

Các sự căng thẳng của xã hội Việt Nam, xảy ra một phần vì sự đình chỉ thực sự Cuộc Nam Tiến sau khi sáp nhập châu thổ sông Cửu Long hồi cuối thế kỷ thứ mười bảy (1622) đã bùng nổ khoảng tám mươi năm sau đó trong cuộc nổi dậy rộng lớn của Tây Sơn (1771-1802), lãnh đạo bởi ba anh em họ Nguyễn, các kẻ xem ra đã có một căn bản thương nhân. Cuộc nổi dậy của họ phát khởi tại miền nam và một phần dựa vào vùng núi rừng che phủ phía tây bắc châu thổ sông Cửu Long, từ đó phong trào mang tên là Tây Sơn, có nghĩa là núi phía tây]. Cuộc nổi dậy cực kỳ thành công trong nhiều năm. Sàigòn được chiếm giữ trong năm 1776, và mười năm sau đó quân nổi dậy, đã thực sự lật đổ các chúa Nguyễn ở miền nam, đã tấn công miền bắc và thu doạt kinh thành nhà vua ở Hà Nội vào năm 1786. Các quan nhiếp chính họ Trịnh quẫn trí và các kẻ ủng hộ họ sau đó đã cầu cứu Trung Hoa sang giúp đỡ họ. Hoàng Đế Càn Long của triều đại Mãn Châu, vị vua thứ ba trong bộ ba lãnh đạo vĩ đại của triều đại Mãn Châu, khi đó đang trên ngai vàng, vị thế ông đã chiếm ngự trong bốn mươi năm. Ông ta quyết định rằng cuộc nổi dậy của Tây Sơn và sự sụp đổ của tất cả quyền thế đã được thừa nhận mở ra một cơ hội khác cho sự can thiệp của Trung Hoa. Các đội quân trong thời trị vì của ông đã hoàn tất cuộc chinh phục Mông Cổ, Trung Á thuộc Trung Hoa, và Tây Tạng. Trong năm 1789, ông đã phái một đội quân to lớn sang bắc Việt Nam, nhưng đã đụng độ và bị đánh bại bởi các lực lượng Tây Sơn gần biên giới. Vua Càn Long đã từ bỏ bất kỳ sự can thiệp nào khác nữa.

Chỉ một hay hai năm sau đó các lượng sẽ đánh bại phong trào Tây Sơn đã khởi sự hành động. Một người Pháp phiêu lưu và là người xuất ngoại [émigré, tiếng Pháp trong nguyên bản, ND] trốn tránh cuộc Cách mạng Pháp, Pigneau de Behaine, đã thu gom ở lãnh địa chiếm hữu phía đông của Pháp tại Ấn Độ, vùng đất vẫn chưa chấp nhận cuộc Cách mạng, một lực lượng hỗn hợp các kẻ phiêu lưu Âu Châu dưới danh nghĩa phục vụ quân đội của Nguyễn Ánh, người tuyên nhận nối ngôi cuối cùng của các vị Chúa Nguyền ở miền nam đã bị sụp đổ, đã chạy trốn ra nước ngoài. Các cuộc đột kích hải quân và các cuộc xâm nhập quy mô nhỏ đã được tổ chức bởi Pigneau de Behaine và đồng minh người Việt của ông trên bờ biển phía nam. Họ nhận được vài sự hỗ trợ phần lớn từ các người cải sang đạo Thiên Chúa. Trong năm 1791, họ đã tái chiếm Sàigòn, và từ căn cứ then chốt này đã liên tục theo đuổi mục đích của họ, đột kích và xâm nhập vùng bờ biển trong mọi kỳ có gió mùa đông nam (mùa hè). Huế được chiếm giữ trong năm 1801; và chính Hà Nội trong năm kế tiếp, 1802, một biến cố đánh dấu sự kết thúc của nổi dây của Tây Sơn. Cuộc nổi dậy đó đã được tượng trưng bởi một khía cạnh chống Khổng học và mang tính dân tộc rõ rệt. Quốc Ngữ trở thành ngôn ngữ chính thức của nó thay cho tiếng Hán cổ truyền; một trong các anh em nguyên thủy đã phát động cuộc nổi dậy là một nhà sư Phật Giáo, và sự hậu thuẫn của các kẻ cải đạo theo Thiên Chúa cho cuộc phản cách mạng báo trước một sự sắp xếp hàng ngũ vẫn còn tồn tại cho đến thời điểm hiện tại.

Các sự kiện nổi bật khác về phong trào Tây Sơn là, trước tiên, tính chất toàn Việt Nam (pan-Vietnamese) đã được ý thức và thắng lợi. Nó tái thống nhất xứ sở, từ chối việc lưu giữ sự chia cắt của các chúa miền nam, và thiết lập kinh đô của nó tại Hà Nôi., trung tâm chính quyền cũ. Trong cung cách này, nó chắc chắn tiượng trưng cho một cảm nghĩ thống nhất rất sâu đậm trong dân chúng Việt Nam mà các sự chia cắt áp đặt liên tiếp đã không xóa nhòa được. Thứ nhì, phong trào bị đánh bại bởi sự can thiệp bên ngoài, và không phải bởi sự can thiệp của Trung Hoa, vốn đã bị đẩy lui. Các hoạt động của các lực lượng trên biển của Pigneau de Behaine chính vì thế đã báo trước cho sự chinh phục sắp đến của người Pháp, và sự chiến thắng bề ngoài của Nguyễn Ánh là khúc dạo mở màn cho sự thống trị của các đồng minh của ông. Sự kiện rằng nhà Trịnh thua trận đã nghiêng về việc đánh liều với các hậu quả của cuộc xâm lăng của Trung Hoa hơn là chấp nhận tính chất dân tộc của phong trào Tây Sơn cũng minh họa cho một khuynh hướng mới trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam. Các phong trào dân tộc chủ nghĩa ngày càng trở nên đối nghịch với sự cai trị của các quan chức Hán hóa và một văn hóa hướng về Trung Hoa; khi trong thế kỷ thứ mười chin quyền lực của Trung Hoa thôi không còn là một vấn đề cấp bách, và sự xâm nhập của Pháp đã xảy ra, các phong trào dân tộc nổi dậy và phản kháng quay ra chống lại mối nguy hiểm ngoại lai mới.

Có các sự tương đồng giữa cuộc nổi dậy của Tây Sơn tại Việt Nam và cuộc nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc tại Trung Hoa khoảng năm mươi năm sau đó. Cả hai đều là các phong trào bình dân dựa trên giới nông dân và đối nghịch với ý thức hệ Khổng học đang thống trị, cả hai đều tiến sát tới sự chiến thắng toàn vẹn và sự tái định hướng có hậu quả sâu đậm trên văn hóa đất nước họ. Cả hai đều phần lớn bị đánh bại bởi sự can thiệp của ngoại quốc dựa trên hải lực. Sàigòn nằm trong tay Pigneau de Behaine báo trước vai trò của Thượng Hải như căn cứ quân sự cho “Quân Đội Mãi Mãi Chiến Thắng” của Tướng Gordon” và cơ sở tài chính cho đội quân triều đình ở An Huy khá hùng mạnh và hữu hiệu tối đa của Lý Hồng Chương. Cả hai phong trào cũng hướng tới một thái độ mới, trong khi dấu mình trong các hình thức cổ xưa, từ đó các phong trào dân tộc và bình dân sau này đã lấy làm cảm hứng. Tây Sơn bao hàm lý tưởng của một Việt Nam thống nhất, có tính cách dân tộc về văn hóa và bình dân trong sự ủng hộ. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc được nhìn nhận bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay như các tiền thân, ngay dù thường đi sai đường, cho cuộc cách mạng thắng lợi của chính họ [Cộng sản].

Nguyễn Ánh, người lên ngai vàng của một nước Việt Nam thống nhất, trong thực tế là công trình của các đối thủ của ông ta, đã trị vì với vương hiệu Hoàng Đế Gia Long của triều đại mới nhà Nguyễn. Các tổ tiên của ông đã là các vị chúa miền nam, ông đích thân dựng Huế làm kinh đô của mình, và bỏ rơi Hà Nội. Gia Long đã lập ra chính sách của mình để tăng cường tính chất Trung Hoa trong sự cai trị của ông trong mọi phương cách khả dĩ. Tước hiệu mới của ông là Hoàng Đế, điều có thể hơi tự phụ trong mắt nhìn của Trung Hoa, đã không gây ra sự giận dữ tích cực của các kẻ kế ngôi bị quấy nhiễu của vua Càn Long, cũng không ngăn cản một sự thừa nhận chính thức quyền chủ tể của Trung Hoa. Chính quyền được tập trung hóa một cách cứng ngắc; Nguyễn Ánh, hậu duệ của các vị chúa miền nam, đã không chủ định rằng các kẻ khác nên tranh dành lịch sử với gia tộc của chính ông. Hệ thống khảo thí Trung Hoa tuyển chọn quan lại trong Công Quyền được tái củng cố và tái dập khuôn theo các đường nét gần gủi với cách thức của Trung Hoa. Việc học tập Khổng học được nhấn mạnh, Phật giáo bị hạn chế và thường bị ngược đãi, chế độ, bất kể đến món nợ của nó với các kẻ đánh thuê người Pháp, trở nên chống lại Công giáo một cách rõ rệt. Tại miền nam, chính sách thực dân vùng châu thổ được gia tăng bởi việc thành lập các khu khẩn hoang với binh sĩ là nông dân dọc theo biên giới Căm Bốt và tại các vùng đất mới thưa dân dọc theo hạ lưu sông Cửu Long. Sự kháng cự tích cực chống lại cuộc chinh phục của Pháp mà các khu đồn điền đã chứng tỏ sau này cho thấy rằng Hoàng Đế Gia Long có thể đã sẵn hay biết là các tỉnh miền nam của ông bị mở ngỏ nhiều nhất trước hiểm họa ngoại bang, chứ không phải biên cương miền bắc với Trung Hoa dưới triều Mãn Châu.

Bốn hoàng đế kế tiếp nhau của Việt Nam đã trị vì và cai trị từ 1802 đến 1883, năm mà trong đó cuộc chinh phục của người Pháp hay chế độ bảo hộ cưỡng đặt, đã chấm dứt nền độc lập thực sự của Việt Nam. Vua Gia Long (1802-20) đã không liên hệ trực tiếp vào sự tranh chấp với Pháp, và theo đuổi chính sách độc đoán và cổ truyền nghiêm ngặt của mình, kể cả các biện pháp chống lại Công giáo, đã không bị quấy nhiễu. Hai người kế ngôi ngay sau ông, Minh Mạng, băng hà năm 1841, và Thiệu Trị, băng hà năm 1847, đã có thể kiềm chế các áp lực gia tăng một phần được phóng ra bởi các giáo sỉ và các kẻ cải đạo theo họ, phần khác phát sinh từ trạng thái lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc Âu Châu trong thế kỷ thứ mười chin, đang dâng cao quanh hai ông. Cho đến khi chấm dứt sự trị vì của vua Gia Long các cuộc Chiến Tranh Napoleon và sự kiệt quệ của nước Pháp bởi sự giao tranh lâu dài này khiến cho sự xâm lăng nước ngoài từ vùng đất đó [Pháp] trở nên bất khả thi. Cho đến khi Anh Quốc phát lộ nhược điểm nội tại của triều đình Mãn Châu tại Trung Hoa qua các chiến thắng dễ dàng của Anh trong Cuộc Chiến Tranh Nha Phiến (1840-2), các dân tộc Âu Châu hãy còn có sự kính trọng đối với sức mạnh của các đế quốc phương đông vốn có thể được chứng minh trong thế kỷ thứ mười tám, nhưng giờ đây đã trở nên lỗi thời. Điều quan trọng là sự khởi động quân sự đầu tiên của Pháp, một cuộc tấn công vào thành phố hải cảng Đà Nẵng, xảy ra trong năm 1847, chỉ năm năm sau sự bại trận của Trung Hoa trong cuộc Chiến Tranh Nha Phiến. Đó là một biến cố biệt lập, không có các hậu quả lâu dài, nhưng nó đã diễn ra vào năm mà Hoàng Đế Thiệu Tri bị mất, người kế ngôi ông, vua Tự Đức, vị quân vương độc lập cuối cùng của Việt Nam, sắp phải chiến đấu suốt cuộc đời mình chống lại sự xâm lấn gia tăng.

Trong năm 1858, Đô Đốc Rigault de Genouilly lại tấn công Đà Nẵng lần nữa, và trong năm kế tiếp chiếm giữ Sàigòn. Từ biến cố đó đã khởi sự một chuỗi các sự xâm lấn và sáp nhập mang vài nét tương đồng với sự nghiệp của Pigneau de behaine và chính vua Gia Long trong cuộc chiến của họ chống lại quân Tây Sơn mới sáu mươi ông. Năm 1864 sứ giả Pháp tại chỗ đã bị khuyến dụ để đồng ý một sự hoàn trả các năm trước đó. Sàigòn trên nên căn cứ địa; khu vực chinh phục được mở rộng chung quanh nó, và các vùng nội địa bị cắt rời khỏi quyền cai trị của chính quyền ở Huế. Năm 1862, miền đông của phần được gọi là Nam Kỳ, Sàigòn, Mỹ Tho và Biên Hòa, đã bị nhường cho Pháp bởi Hoàng Đế Tự Đức, người e sợ các sự xâm chiếm hơn nữa nếu ông kháng cự, và các hậu quả của chúng trên sự ổn định nội bộ của chế độ của khu vực này, và đã ký kết một văn kiện như thế. Hành vi của ông ta bị bác bỏ tại Paris, nơi mà một cuộc vận động chính trị của phe thực dân nhiều quyền thế đang thành hình. Ba năm sau đó, 1867 thống đốc Pháp tại Sàigòn với đề xuất của mình đã xâm lăng và chiếm đóng, sau đó, sáp nhập phần còn lại của vung châu thổ của Nam Việt Nam đến tận biến giới Căm Bốt. Cùng lúc một chế độ bảo hộ đã được áp đặt lên trên vương quốc yếu kém Căm Bốt, xứ trong thực tế gần như chào đón sự bảo hộ này, thoát ra khỏi các cuộc xâm lăng của Việt Nam và Thái Lan.

Điều có thể nhận thấy rằng các sự tiến bước quan trọng này của người Pháp đã diễn ra đồng thời với sự suy giảm của quyền lực chính trị của Trung Hoa bởi trước tiên cuộc nổi dậy của Thái Bình Thiên Quốc trong thập niên 50 và những năm đầu của thập niên 60 của thế kỷ và sau đó bởi Cuộc Chiến Tranh Anh – Pháp chống lại Trung Hoa từ 1858 đến 1860, đã áp đặt các hạn chế mới và rộng rãi hơn trên đế quốc đang suy yếu này. Vua Tự Đức không thể hy vọng sự trợ giúp của Trung Hoa trong thời kỳ khó klhăn này. Mặt khác, thảm họa chủa chính nước Pháp trong năm 1870 [thất trận trước Đức, chú của người dịch] chỉ đòi hỏi một sự đình chỉ rất tạm thời tiến trình chinh phục và thống trị tại Việt Nam. Vào năm 1873 chính quyền tại Sàigòn đã đủ mạnh để loại bỏ mọi tàn tích của chính quyền Việt Nam và mang lại chế độ cai trị thực dân trực tiếp của người Pháp. Các viên chức (“các quan lại”) của Tự Đức đã từ chối hợp tác, và trong nhiều trường hợp, đã rút lui khỏi khu vực; vì thế người Pháp tuyên bố rằng sự kiện này đã tạo ra một khoảng trống chính quyền mà họ phải tự đảm nhận việc lấp đầy. Họ đã làm; thuế khóa đã tăng gấp mười lần trong hai mươi năm kế đó. Kỷ nguyên bóc lột của thực dân đã khởi đầu.

Trong cùng năm, 1873, người Pháp lần đầu tiên đã tiến hành chống lại miền bắc Việt Nam, nơi mà một sĩ quan hành động gần như độc lập với chính phủ quê nhà, nhưng không phải là không có sự hậu thuẫn chính trị tại Pháp, đã chiếm đóng Hà Nội. Anh ta đã bị hạ sát ở đó trong năm sau, và người Pháp đã di tản khỏi thành phố để đổi lấy một hiệp ước mới được ký kết bởi vua Tự Đức chấp thuận mậu dịch mở ngỏ và sư lưu hành tự do trên sông Hồng. Trong khi đó tại Trung Hoa đã có điều mà các sử gia Trung Hoa mệnh danh là Cuộc Phục Hồi vua Đồng Trị (Phục Hưng là một danh từ đúng hơn) theo sau sự trấn áp cuộc nổi dậy của Thái Bình Thiên Quốc năm 1862 và sự trấn áp kế tiếp các cuộc nổi loạn nhỏ hơn của người Niệm (Nien Fei) tại miền trung Trung Hoa và của người Hồi Giáo tại các tỉnh phía tây và tại Vân Nam. Triều đình một lần nữa đã nắm được sự kiểm soát tình hình, và các phó vương kinh lược phục hồi chế độ đã thực hiện các nỗ lực thận trọng để hiện đại hóa quân đội và thiết lập ở mức tối thiểu công nghiệp tân tiến, chính yếu cho các sự trang bị vũ khí. Vua Tự Đức bị khuyến dụ để tin rằng Trung Hoa có thể, sau hết, một lần nữa đưa ra một đối lực trước các sự xâm lược của Pháp. Trong năm 1880, ông đã phái đi một sứ bộ triều cống, không phải chỉ đến biên giới, như tập quán lâu nay, mà còn đến tận Bắc Kinh. Điều này hiển nhiên là một sự biểu lộ về mặt chính trị lòng tin tưởng nơi Trung Hoa và một sự thỉnh cầu gián tiếp cho sự bảo hộ của Trung Hoa. Sự việc này làm tức giận phe thực dân chủ nghĩa của Pháp.

Trong vòng hai năm người Pháp, tố cáo chính quyền Việt Nam đã vi phạm Hiệp Ước (một duyên cớ tiêu chuẩn cho hành động vũ lực tại khắp vùng Viễn Đông trong thời kỳ này), đã chiếm giữ Hà Nội (1882), lần này với ý định ở lại đó; và mặc dù viên chỉ huy cuộc viễn chinh, Rivière, đã bị hạ sát trong năm kế tiếp, người Pháp đã không triệt thoái. Chiến tranh tại châu thổ Sông Hồng đã tiếp diễn trong gần hai mươi năm, người Pháp đã đụng độ với cuộc kháng chiến du kích được mô tả bởi các người đương thời bằng các từ ngữ có thể được dùng bởi người Hoa Kỳ ngày nay. Kẻ địch vô hình, biến dạng khi có sự xuất hiện của các lực lượng hùng mạnh, nhưng tái hiện khi các lực lượng này ra đi, những kẻ không thể bị phân biệt khỏi giới nông dân trên các cánh đồng, bởi vì chính anh ta là một người trong họ. Vua Tự Đức mất năm 1883 và các khó khăn của triều đại trong sự kế vị ông đã mở đường cho người Pháp chiếm đóng Huế và dựng lên một vị hoàng đế bù nhìn. Một vị tuyên nhận ngôi vị khác đã chạy trốn để lãnh đạo cuộc kháng chiến du kích cho đến khi từ trần [sic, để chỉ vua Hàm Nghi, sau bị bắt và bị đày sang Phi Châu, ND]. Trong khi đó, Trung Hoa đã can thiệp, bằng cả hoạt động của quân du kích phi chính quy được gọi là quân Cờ Đen (tự họ là thối thân của các nhóm Thái Bình Thiên Quốc tỵ nạn chạy trốn vào các vùng đồi núi ở biên giới) lẫn các lực lượng chính quy. Các lực lượng này đạt được một chiến thắng trên người Pháp tại Lạng Sơn, nhưng bộ chỉ huy của Pháp ở ngoài biển, giúp cho họ có thể pháo kích hải cảng Trung Hoa tại Phúc Châu và tấn công các khu vực duyên hải khác, cộng với các sự bận tâm của Trung Hoa tại Hàn Quốc để đối phó với Nhật Bản, khiến cho Triều Đình Trung Hoa sẵn lòng hòa giải, từ bỏ sự tuyên nhận của nó, kéo dài hàng nghìn năm, về quyền chủ tể trên Việt Nam. Biến cố này đã chính thức chấm dứt bất kỳ loại thẩm quyền nào tại xứ sở; sự áp đặt chế độ thống trị thực dân trực tiếp của người Pháp tại Bắc Kỳ năm 1887 và quyền lực bảo hộ gia tăng trên đế quốc An Nam thu nhỏ đặt tại Huế đã kết liễu, trong hơn năm mươi năm, nền độc lập của chính Việt Nam./-

—–

Nguồn: C.P. FitzGerald, Chapter Two: Chinese Expansion By Land: Vietnam, các trang 19-38, The Southern Expansion of Chinese People, New York, Washington: Praeger Publishers, 1972

3. Các Viễn Ảnh Về Sự Bành Trướng Xuống Phương Nam Của Trung Hoa.

Điều đã được biểu thị là không có mối tương quan chắc chắn giữa quyền lực của một chính quyền trung ương Trung Hoa mạnh với tỷ lệ hay ta6`m mức của sự bành trướng của Trung Hoa xuống phương nam; dưới một vài triều đại, khi Trung Hoa mạnh và thống nhất, chẳng hạn như nhà Hán, sự bành trướng thì mãnh liệt, nhưng dưới các triều đại khác, cũng mạnh không kém trong phạm vi đế quốc Trung Hoa, chẳng hạn như nhà Đường, sự bành trướng đã ngưng lại và sau cùng là một sự triệt thoái. Nhà Bắc Tống tương đối mạnh, đã kiềm chế sự bành trướng về phương nam, nhà Nam Tống ít mạnh hơn nhiều đã phát triển các sự tiếp xúc ngoại giao và thương mại tại hải ngoại, đặt nền móng cho hải lực của nhà Nguyên Mông Cổ và nhà Minh sau này. Nhà Minh đã khởi sự với một sự can dự lớn lao tại vùng Biển (Phía) Nam [Nanyang: dịch âm là Nam Dương, từ ngữ mà người Việt hay dùng để chỉ nước Indonesia ngày nay; để tránh sự lẫn lộn, người dịch vẫn giữ nguyên danh xưng Indonesia, và dịch Nanyang là vung Biển Phía Nam trong bài này, chú của người dịch]; sau đó đã từ bỏ đường hướng đó, và với nó, hải lực của Trung Hoa. Triều đại Mãn Châu, một trong những nước mạnh nhất trên đất liền, không bao giờ tham gia vào chính trị hải lực, và trong thời kỳ suy yếu và hoàn toàn bị coi thường của nó, dù thế đã chứng kiến sự bành trướng rộng lớn nhất sự định cư và quyền lực kinh tế của Trung Hoa tại Biển Phía Nam trong suốt lịch sử. Mặt khác, có bằng cớ rằng sự xáo trộn tại Trung Hoa đã thúc đẩy sự di trú, và rằng vì thế các thời kỳ dưới sự cai trị của triều đình suy yếu đôi khi cũng là các thời kỳ bành trướng tích cực xuống miền nam. Một yếu tố đã từng chi phối mọi thời đại, và có lẽ hiện vẫn còn tác động, rằng các chính quyền trung ương mạnh cai trị toàn xứ sở luôn luôn bận tâm với nỗi nguy hiểm của biên cương phương bắc, ít bận tâm hơn về các kẻ địch ở phương nam. Do đó, có vẻ rằng bất kỳ nỗ lực nào để đánh đồng sự bành trướng xuống phương nam của Trung Hoa với các mục tiêu dài hạn và các chính sách có tính toán sẽ không đứng vững; các động lực hướng đến sự bành trướng phát sinh từ phía người dân, không phải từ các nhà cai trị họ. Giờ đây bởi chính phủ Trung Hoa xác định sẽ diễn giải các ý nguyện của dân chúng là tối thượng, chính sách của chính phủ có thể được sắm sửa lại theo áp lực quần chúng muốn bành trướng hơn nữa về phương nam.

Điều rõ ràng là bất kỳ sự bành trướng nào như thế phải dính líu với một sự di chuyển ra hải ngoại; các khu vực cũ của sự bành trướng trên đất liền của Trung Hoa đã không còn ý nghĩa. Trung Hoa từ lâu đã nhìn nhận rằng chính sách thực dân hay thống trị Việt Nam không được đền bù, và rằng một loại quan hệ khác với thuộc địa văn hóa thủa xa xưa có tính chất khả tồn hơn. Vân Nam đã được sáp nhập; Miến Điện đông dân và cũmg không dễ dàng tiếp cận bằng đường bộ. Chính ở hải ngoại mà các khu định cư người Trung Hoa to lớn đã được thành hình, và chính các vùng đất hải ngoại ở vùng Biển Phía Nam (Nanyang) đã thu hút di dân Trung Hoa trong thời hiện đại. Tình trạng của các cộng đồng di dân đó ngày này không còn được hưởng đặc quyền, hay tại phần lớn các nước, đà đến mức, sau hết, không thể chịu đựng được; họ hoặc bị ngược đãi, kỳ thị, hay bị đe dọa gặp sự đối xử như thế. Trong một vài khía cạnh, vị thế của họ có thể so sánh với vị thế của các số lượng đông đảo người Trung Hoa hoặc đã bị đẩy sang Nam Chiếu trong các cuộc chiến tranh hay bị chinh phục và sáp nhập vào vương quốc đó. Dĩ nhiên, có các sự khác biệt rộng lớn, nhưng cũng có các nét tương đồng đáng kể, và Vân Nam cùng lịch sử của nó trong nhiều phương diện là một trường hợp trắc nghiệm để thẩm định tính chất và sự phát triển của sự bành trướng của Trung Hoa. Người Trung Hoa bị bắt giữ hay bị chinh phục tại Nam Chiếu trong thế kỷ thứ chin không có quyền lực chính trị, cũng như họ đã không có khả năng lúc ban đầu để phát triển nhiều sức mạnh kinh tế. Nhưng dân dần, nhờ ở tính đoàn kết, văn hóa tiên tiến và thành viên của một chủng tộc to lớn thuộc một quốc gia hùng mạnh lân cận, họ đã dành đaạt được cả sự thăng tiến chính trị lẫn sự thống trị kinh tế. Các nhà lãnh đạo sau này của vương quốc Đại Lý, thừa kế của Nam Chiếu, là các con cháu người Trung Hoa, mặc dù họ không nghiêng về việc thần phục sự cai trị của Trung Hoa. Đời sống kinh tế của xứ sở dần bị kiểm soát bởi dân định cư Trung Hoa, thủ lợi từ các liên quan rộng rãi của họ với Trung Hoa và với nhau, và từ tính chất thay đổi và vô khả năng về kinh tế của các sắc dân phi-Trung Hoa (non-Chinese), ngay cả với các kẻ hành xử thẩm quyền chính trị.. Văn hóa văn chương trở nên Trung Hoa.

Có các khía cạnh trong câu chuyện này được lập lại tại vùng Biển Phía Nam. Ở đó cũng thế, các di dân Trung Hoa ban đầu không có quyền lực kinh tế cụ thể hay chính trị; họ là các công nhân lao động phần lớn thất học, khi đên nơi rất nghèo. Họ trước tiên trở nên giàu có, sau đó có học thức, và sau này tại một số xứ sở có các điều kiện thuận lợi, họ cũng thụ đắc phần chia sẻ quyền hành chính trị. Nhưng ở Nam Chiếu cũng như ở Nam Dương, không quyền lực hay hoạt động nào của chính quyền Trung Hoa đã đóng giữ bất kỳ vai trò nào trong các sự phát triển này. Nhà Tống đã kiềm chế việc có bất kỳ sự quan tâm nào đến Vân Nam; nhà Mãn Châu từ bỏ bất kỳ sự liên can nào với các di dân sang vùng Biển Phía Nam. Sau chót, quân Mông Cổ đã chinh phục Vân Nam, nhà Minh thừa kế nhà Nguyên, và nhận thấy rằng ảnh hưởng, sự định cư và văn hóa Trung Hoa đã cung cấp một nền tảng an toàn cho sự sáp nhập vĩnh viễn tỉnh mới này. Đó là nỗi lo sợ của một vài lãnh tụ tại Đông Nam Á – bất luận họ có thông hiểu lịch sử của Vân Nam hay không – rằng diễn tiến của các biến cố tương lai sẽ đi theo cùng các chiều hướng tương tự tại chính xứ sở của họ. Bởi vì sự lo sợ này nằm ở tận gốc rễ của phần lớn chính sách của các nước này đối với cư dân Trung Hoa của họ cũng như đối với chính Trung Hoa, điều cần làm là khảo sát xem đâu là những viễn ảnh cụ thể, cho đến mức mà chúng có thể lượng định được giờ đây, của sự bành trướng hơn nữa của Trung Hoa vào vùng phía nam của Cộng Hòa Nhân Dân.

Bởi vì bất kỳ sự bành trướng nào như thế chỉ có thể được cưỡng hành chống lại ước muốn của các dân tộc tự trị phương nam, Trung Hoa phải phát triển trước tiên sức mạnh, có nghĩa hải lực, giờ đây hầu như hoàn toàn thiếu vắng. Sự dễ dàng và dứt khoát mà với chúng tất cả cuộc nhập cảnh của Trung Hoa vào vùng Biển Phía Nam đã bị đình chỉ trong gần bốn mươi năm cho rằng không có hải lực Trung Hoa để bảo đảm cho sự tiến triển và liên tục của nó, sẽ không thể có sự bành trướng thực sự của Trung Hoa, và chắc chắn sẽ không có sự thống trị về chính trị. Chính quyền Trung Hoa ngày nay thừa nhận một cách rõ ràng rằng bởi nỗ lực riêng của chính mình, nó không làm được điều gì để bảo đảm rằng công cuộc di trú tái tục, rằng các di dân hiện thời phải được đối xử công bằng, hay cần sửa đổi các sự ngược đãi mà di dân phải gánh chịu.

Tuy nhiên, điều này là một tình trạng chuyển tiếp, hay ít nhất một tình trạng tùy ngẫu (contingent). Không có lý do tại sao Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lại không nên dành một vài phần trong các tài nguyên của nó để tạo lập sức mạnh hải quân hay cho các hình thức liên kết với không lực hiện đại trở nên có tính cách bổ túc và không thể thiếu đối với chính hải lực. Tất cả các điều này có thể được hoàn thành trong nhiều nhất vài thập niên, có thể nhanh hơn nhiều. Còn có cả các lý do tại sao, nếu hình thức mới của mối đe dọa ở phương bắc được nhìn là Sô Viết Nga, một chính quyền Trung Hoa mạnh, hiện đại quan ngại về sự nguy hiểm này, lại không thể nhận ra rằng điều cần thiết không kém, để phát triển hải quân cũng như để duy trì sức mạnh quân sự. Người Nga đang trở nên quan tâm và can dự vào quyền lực trên biển tại Ấn Độ Dương. Các lý do này sẽ được tăng cường bởi một sự triệt thoái liên tục của Hoa Kỳ ra khỏi Á Châu. Viễn ảnh của việc tạo lập một đối lực đáng kể với sức mạnh hải quân Hoa Kỳ là điều còn xa xôi; nhu cầu để xây dựng một sức mạnh như thế để thách đố bất kỳ khát vọng nào của Nga nhằm thế vào chỗ của Hoa Kỳ lại là một vấn đề hoàn toàn khác biệt, giống như nguy cơ rằng nếu Hoa Kỳ rời đi, Nhật Bản có thể thay vào vị thế của Hoa Kỳ. Điều không thể giả định rằng vào cuối thế kỷ Trung Hoa sẽ vẫn còn là một sức mạnh không đáng kể trên biển cả.

Cũng có câu hỏi, tương tự như câu hỏi đã đặt ra trong các thời khoảng trước đây bởi việc định cư người Trung Hoa bên ngoài các biên cương, là liệu Trung Hoa trong dài hạn có thể né tránh khỏi bị lôi kéo vào các vấn đề của các thân nhân đồng chủng di trú của họ và cách đối xử mà họ nhận được từ các xứ sở đón nhận. Các câu hỏi như thế chứa đầy các xúc cảm dữ dội, và không phải lúc nào chính quyền cũng có thể phớt lờ cảm tính của dân chúng. Sự kiện rằng sự thiếu sót bị cáo giác trong việc chăm sóc Hoa Kiều hải ngoại đã là áp lực chính của các sự tố cáo được đưa ra bởi Vệ Binh Đỏ chống lại cựu Giám Đốc Ủy Ban Hoa Kiều Hải Ngoại, Liao Ch’eng-chih, và dẫn tới sự loại bỏ ông ra khỏi sinh hoạt chính trị, là một dấu hiệu cho thấy rằng, ngay dù có các lý do khác khiến sự bãi chức ông ta có thể được mong muốn bởi các nhân vật quyền thế, cảm tính nhân danh các Hoa Kiều Hải Ngoại là một yếu tố chính trị có thể được sử dụng, chứ không thể phớt lờ nó. Hiện nay, như trong thí dụ này, Trung Hoa đã tố cáo chính sách im lặng bất động mà không loan báo bất kỳ điều gì khác trước đây; điều này cũng vậy, có thể chỉ là một sự ngừng nghỉ rất tạm thời. Có thể là Trung Hoa đang cứu xét các bất trắc và phí tổn của một chính sách “tiến tới” tại Đông Nam Á là quá lớn, hay phần thu hồi không đáng, hay còn quá sớm, và rằng chúng ta giờ đây nhìn thấy một thí dụ của sự kiềm chế đời nhà Tống hơn là sự yếu kém cuối thời nhà Đường. Cũng có thể rằng bởi mọi chính sách hiện tại vẫn còn quá lỏng lẻo, bất nhất cho một sự lượng định chính xác. Chíung ta đang ở trong thời điểm của một “triều đại mới” như nó sẽ được nhìn trong quá khứ; những gì mà các nhà lãnh đạo mới có thể làm, bất luận là họ sẽ đi theo chính sách của các kẻ tiền nhiệm, hay thảo lập một chính sách khác, thường mập mờ trong những năm đầu khi quyền lực đang được củng cố.

Chính sách của các nhà cầm quyền mới dù thế phải cứu xét đến các sự kiện, và sự kiện to lớn nhất thiết chi phối các quan hệ của Trung Hoa với vùng Biển Phía Nam là hiện đang có một nhóm đông đảo các cộng đồng người Hoa đã được thiết lập tại các nước này, đã hiện diện qua hơn một thế kỷ tại hầu hết các xứ sở đó, và rằng các dân số này sẽ không biến mất đi, và hẳn phải thao diễn một ảnh hưởng liên tục trên tư duy của mọi người Trung Hoa trong chính quyền tại Trung Hoa. Trung Hoa có thể từ bỏ chính sách của [Trung Hoa] Quốc Dân Đảng xem mọi Hoa Kiều Hải Ngoại như các công dân trọn vẹn bất kể họ được sinh ra ở đâu, hay bất luận họ có bao giờ đặt chân lên chính đất Trung Hoa hay không. Nhưng đây là một khảo hướng bên ngoài; tự căn bản nó không ảnh hưởng đến sự hiện hữu hay tính chất của tự thân các cộng đồng người Hoa. Họ không còn là các nhóm các người lao động di dân nghèo đói nữa, mà rõ ràng khá giả hơn về mặt kinh tế và tích cực về mặt trí thức; họ phô bày một hình ảnh để lựa chọn cho người Trung Hoa hiện đại, không phải chân dung theo sự lựa chọn của Mao. Trong đường hướng này, họ có tiềm năng trở thành, không quá mức như một đội quân thứ năm tại Đông Nam Á, mà như một trung tâm cho sự khuynh đảo khả dĩ tại chính Trung Hoa, giống y như họ từng làm trong chuỗi ngày của triều đại Mãn Châu. Trong khi người Trung Hoa tại Singapore tiếp tục và tiến bộ trong mục đích của họ nhằm thành lập một quốc gia khả tồn, giàu có, công bằng xã hội và tất nhiên do người Trung Hoa nắm ưu thế, họ đã không chỉ đặt ra một tiền lệ khó chịu trước mắt của một số láng giềng Đông Nam Á, mà họ còn thách đố, một cách vô tình hay cố ý, các học thuyết của Mao Trạch Đông. Trung Hoa có thể tìm thấy đúng lúc các lý do khác hơn sự giải cứu các Hoa Kiều vùng Biển Phía Nam để tìm cách xác quyết ảnh hưởng của nó trên các nước này. Các nhà cầm quyền Trung Hoa tại Nam Chiếu và Đại Lý có thể mang tính chất Trung Hoa trong văn hóa và trong dòng tộc kế truyền, nhưng họ không có khuynh hướng chịu quy phục trước sự cai trị của các vị hoàng đế xa xôi ở miền bắc Trung Hoa.

Các sự khảo sát này giờ đây có vẻ xa vời, nhưng cũng mới chỉ trải qua một thời khoảng ngắn hơn một đời người rất nhiều, kể từ khi bất kỳ ý tưởng nào về Hoa Kiều tại vùng Biển Phía Nam hành xử bất kỳ quyền lực chính trị nào tại tất cả các nước mà họ cư ngụ đã bị nhìn như một sự tưởng tượng hoàn toàn hoang đường. Điều cũng còn đáng ngờ rằng bất luận chính sách kiêng cử không can thiệp hay ngay cả không bảo vệ mà Trung Hoa đã áp dụng trọng thời cận đại, sự chấp nhận các chính sách được thiết lập nhằm truất bỏ quốc tịch Hoa kiều, và sự sẵn lòng hiển nhiên để phủ nhận bất kỳ lời thề trung thành nào từ họ, tự chúng lại có vẻ có hiệu quả trong việc gỡ bỏ vấn đề ra khỏi lãnh vực chính trị. Nhiều bằng cớ từ mọi phần trên thế giới cho thấy rằng sự kỳ thị và ngược đãi chỉ tăng cường thêm chứ không làm yếu đi cá tính chủng tộc. Cự tuyệt một sắc dân quyền để sử dụng ngôn ngữ của họ, và nếu họ bị cưỡng bách phải sử dụng ngôn ngữ của bạn, họ sẽ trở thành các kẻ phản kháng hùng hồn trong ngôn ngữ mới. Dậy người ta về một chủ nghĩa dân tộc trong đó họ chi được ban cấp cho một vị thế hạ cấp chính là việc bảo đảm rằng họ sẽ phát triển ý thức ngoan cố hơn nữa của chính họ. Không có sự chắc chắn, trong thực tế, không có xác xuất, rằng việc khiến cho Hoa Kiều hải ngoại đi học một ngoại ngữ và quên đi tiếng mẹ đẻ của mình, trong khi đối xử với họ như các công dân cấp thấp, mà cá tính chủng tộc Trung Hoa sẽ bị suy yếu đi; ngược lại điều đó chỉ biến hóa vào trong một sự biểu lộ theo cách địa phương.

Kể từ khi chấm dứt các đế quốc thực dân đã có phát triển tại Đông Nam Á một tình trạng bất ổn định, dưới hình thái một khoảng trống về quyền lực. Không một nước sở tại lại có thể áp đặt sự lãnh đạo lên trên các nước khác được, và như kinh nghiệm của Indonesia dưới thời Sukarno cho thấy, bất kỳ nỗ lực nào để đảm nhận một thái độ như thế sẽ gặp phải sự chống đối tức thời và kiên quyết. Quyền lực Hoa Kỳ đã được bầy trận chỉ ở một phần trong vùng, và xem ra có vẻ như nó sẽ triệt thoái vào trước khi kết thúc thế kỷ này [thứ 20]. Mặt khác, cũng chưa có sự chắc chắn rằng một vài nước ở phía nam, có tính chất đa chủng tộc, có thể tồn tại như các quốc gia dân tộc (national states). Các ranh giới hiện đang xác định các lãnh thổ của họ thường là kết quả của cán cân quyền lực thực dân hơn là các đường biên lịch sử hay chủng tộc. Bán đảo Mã Lai luôn luôn nối kết về mặt lịch sử với đảo Sumatra, và một tỷ lệ cao dân Mã Lai tại bán đảo là hậu duệ của các di dân từ đảo Sumatra. Nhật Bản đã đề nghị để kết hợp hai nước lại với nhau sau chiến tranh, một khi Nhật thắng trận; các nhà lãnh đạo Mã Lai có vẻ không nhận thấy kế hoạch này đối kháng với các tư tưởng của chính họ. Sự hợp nhất tất cả các hòn đảo của Indonesia thành một quốc gia là một hậu quả của một thời kỳ tương đối ngắn trong đó người Hòa Lan đã bình định và quản trị toàn thể quần đảo; nó không có nền tảng lịch sử nào khác và sự hợp nhất về chủng tộc tại các đảo vành ngoài. Thái Lan nắm giữ các tỉnh phía nam của nó có đa số dân cư là người Mã Lai theo đạo Hồi, các kẻ không luôn luôn thật hài lòng với sự cai trị của Bangkok. Sự cân bằng giữa người Trung Hoa, Mã Lai và Ấn Độ tại Bán Đảo Mã Lai rất đồng cân lượng; tại các tiểu bang Bắc Borneo của Liên Bang Mã Lai có một tình trạng đa chủng tộc quân bình, không có sắc dân nào có số lượng áp đảo. Miến Điện có các sắc dân ít người của nó, người Karens, người Kachins và người Shan, các nhóm dân đôi khi kháng cự chính sách tập quyền hóa của Rangoon [thủ đô Miến Điện. ND], và là các sắc dân khác biệt về ngôn ngữ với người Miến Điện. Căm Bốt (có một dân số người Việt đông đảo) và ngay chính Việt Nam, bắc hay nam, là những nước đồng chủng nhất, cho dù cả hai miền đều có các nhóm dân bộ lạc miền núi ít người, theo truyền thống đối nghịch với các nông dân ở các thung lũng.

Miền mà khuôn mẫu chủng tộc này trông giống nhất, và miền mà tình hình chính trị của nó, là vùng với nhiều dân tộc cỡ trung đến cỡ nhỏ mới được tự do hồi gần đây thoát khỏi sự thống trị lâu dài của ngoại bang, làm liên tưởng nhiều nhất, là vùng Balkans trong thời kỳ ngay trước khi có Thế Chiến Thứ Nhất. Một điềm báo trước không vui; sự ganh tỵ và chủ nghĩa dân tộc của các vương quốc mới đó đã khơi dẫn các cuộc chiến tranh địa phương và đã tác động sau hết như chất xúc tác cho sự đôi đầu chết người của các cuờng quốc chính tại Âu Châu. Khó có thể không lưu tâm rằng tình trạng này là một tình trạng có thể dễ dàng xảy ra tại khu Biển Phía Nam. Trong thực tế sự khác biệt chính là, một lần nữa, sự kiện có sự định cư người Trung Hoa đông đảo tại một số trong các nước này. Đã không có sự nhập cảnh ồ ạt như thế dân chúng của bất kỳ cường lực Âu Châu chính yếu nào, Nga, Áo hay Đức, xảy ra tại vùng Balkans; các sự tranh dành địa phương có thể được theo đuổi một cách nồng nhiệt với hy vọng chiêu dụ được sự hậu thuẫn của đại cường quốc, mà không có rủi ro kèm theo của việc xúc phạm một cường quốc như thế với việc ngược đãi di dân của nó; nhưng bắt trắc này đích thị là một rủi ro có thể dẫn đến một cuộc tranh chấp lớn tại Đông Nam Á. Người Hoa tại vùng Biển Phía Nam thì quá nhiều để bị trục xuất, cùng quá thông minh và mạnh về kinh tế để bị lôi xuống làm nô lệ; họ phải được chấp nhận và dẫn đến sự cộng tác và kết hợp với các sắc dân khác của các nước này. Đó là một công tác cực kỳ khó khăn, một công việc chỉ rất hiếm khi mới được thực hiện tại nơi khác – Thụy Sĩ là thí dụ tuyệt hảo của sự thành công, và đế quốc Áo-Hung trước đây là thí dụ hiển nhiên cho sự thất bại bi thảm. Song người Đức lai Thụy Sĩ và người Áo, dân chiếm đa số tại cả hai quốc gia này, thuộc cùng một chủng tộc, sử dụng cùng một ngôn ngữ và chia sẻ một văn hóa chung.

Viễn ảnh cho sự ổn định vì thế bị vẫn đục; khả tính của Trung Hoa, ngay dù nó tiếp tục mong ước không bị dính líu, có thể lẩn trốn các hậu quả của kích thước, vị trí địa dư, quyền lực tiềm ẩn, và sự bành trướng nhân số của nó vào vùng Biển Phía Nam, và mãi mãi né tránh sự vướng mắc; hay rằng chính quyền của nó có thể kháng cự áp lực quần chúng một khi các Hoa Kiều hải ngoại gặp phải sự ngược đãi liên tục và gia tăng cường độ, thì mong manh. Tuy nhiên, hiện tại, Trung Hoa chỉ có thể can thiệp một cách hữu hiệu trên đất liền và xuyên qua các biên cương có thể tiếp cận được với lãnh thổ của chính nó. Ngoài Việt Nam và Lào, tình trạng này cũng đúng với Miến Điện, và với sự vươn tay can thiệp không xa tới các lãnh thổ khác, đến Căm Bốt và đên Thái Lan. Như xảy ra, đây không phải là các nước trong đó các cộng đồng cư dân Trung Hoa phải chịu áp lực lớn lao, ngoại trừ có thể có Thái Lan. Các nước như Indonesia và Phi Luật Tân, nơi mà người Trung Hoa bị đàn áp, bên kia các đại dương, và hơn nữa, thiểu số Trung Hoa, mặc dù đông đảo, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số dân cư. Tại Mã Lai, cả vùng lục địa lẫn tại đảo Borneo, khoảng cách đến một nơi và hành lang trên biển đến nơi kia khiến cho bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào cũng rất khó khăn nếu không phải là bất khả, và hiện nay, không có tình hình chính trị địa phương có thể khơi dậy hay biện minh cho một chiến dịch quan trọng.

Từ quan điểm của Trung Hoa, mối nguy hiểm đúng ra nằm ở nơi mà nó chưa có thể đi đến, ngay dù nó mong ước như thế, các nước khác có thể ngăn chặn nó, và các hậu quả của sự can thiệp của họ có thể trái ngược với các quyền lợi dân tộc của Trung Hoa. Trung Hoa nhìn sự hiện diện hải quân và quân sự Hoa Kỳ tại vùng đông nam cũng như đông Á Châu dưới ánh sáng này. Nếu Hoa Kỳ rút lui, và hoặc Nga hay Nhật Bản, hay cả hai, có lẽ nhiều phần sẽ lấp kín khoảng trống này, các sự lo sợ của Trung Hoa sẽ còn nhiều hơn nữa. Chính vì thế, Nhật Bản một lần nữa có thể trở thành kẻ thù; Ngạ cũng như Hoa Kỳ, thì xa xôi; sự hiện diện của họ có tính cách chuyển tiếp. Nhật Bản nằm ở đó, và sẽ ở lại, sẵn là một quyền lực quân sự tiềm ẩn hàng đầu, với một nền kinh tế đã phát triển hơn nhiều so với Trung Hoa, mà nói chung, có thể hy vọng đạt tới có lẽ trong vòng hơn nửa thế kỷ. Nhật Bản đã học được bài học đáng giá, như Anh Quốc đã học từ Joan d’Arc năm thế kỷ trước đây, rằng đế quốc lục địa là một sự mạo hiểm thiếu khôn ngoan cho các quốc gia hải đảo. Người Anh, bị tống xuất khỏi nước Pháp, đã hướng ra biển, và tìm thấy số phận của mình. Nhật Bản có thể đã làm y như vậy, trong thực tế đã gắng sức làm như thế, nhưng đã phạm sai lầm khi theo đuổi hai mục tiêu, đế quốc lục địa và hải quân, cùng một lúc, mà không nhận thức được rằng hai mục tiêu đó mâu thuẫn với nhau. Nếu Nhật Bản trở thành quyền lực hải quân, để bảo vệ hay khống chế các nước hải đảo ở Biển Phía Nam và các phần trên đất liền dễ chiếm cứ nhất bằng một hải lực trên một quy mô giới hạn – các hải cảng và các căn cứ, chứ không phải các vùng nội địa – sự vắng mặt hải lực của Trung Hoa sẽ là một hàng rào hoàn chỉnh, ngăn cản bất kỳ sự can thiệp nào của Trung Hoa, và là một sự giới hạn nghiêm trọng trên mọi ảnh hưởng chính trị của Trung Hoa.

Song một tinhù hình như thế, trong đó người Trung Hoa đã dần lo sợ rằng một quyền lực hải quân mới được thiết lập trên đất liền có tầm quan trọng chiến lược cho sự an toàn của quốc gia Trung Hoa, là một hình thái song hành với chính nguyên do đã mang người Mông Cổ tiến vào Vân Nam, để đánh vào bên sườn đế quốc Nam Tống và đã buộc nhà Minh tự mình nhận lấy Vân Nam từ tay người Mông Cổ khi nhà Minh tái chinh phục Trung Hoa. Vân Nam trong tay kẻ lạ có thể là một mối đe dọa; nếu độc lập, nó quá yếu để kháng cự một kẻ chinh phục. Trên một phạm vi rộng lớn hơn của thế giới hiện đại, tính chất này có thể áp dụng đối với nhiều quốc gia tại Đông Nam Á. Điều được nhận thấy rằng khi Trung Hoa can thiệp để áp đặt sự cai trị trực tiếp của mình, đó là vì các quyền lợi về an ninh của đế quốc Trung Hoa, chứ không phải vì các quyền lợi của bất kỳ nhóm di dân Trung Hoa nào. Không can thiệp vào công việc của họ, và không quan tâm đến tình trạng hiện tại của họ, sẽ không mở rộng thành một tình thế trong đó một trong các xứ sở mà họ cư ngụ trở thành một căn cứ tiềm tàng cho một cường lực đối nghịch chính yêu. Một sự hiểu biết rõ ràng sự thật này đã là nền tảng cho lập trường trung lập và sự vun trồng cẩn thận của Miến Điện các quan hệ đứng đắn, nếu không phải là luôn luôn thân mật., với Trung Hoa. Đó cũng là cảm hứng cho chính sách của ông Hoàng Sihanouk khi ông ta cai trị Căm Bốt.

Nếu các tiền lệ đặt ra bởi lịch sử của Vân Nam và Việt Nam được xem như có bất kỳ giá trị nào cho việc tiên đoán tương lai của các nước vùng Biển Phía Nam, điều phải nhận thức rằng ngoài các sự cứu xét về an ninh quốc gia và các khía cạnh chiến lược, có một tiến trình khác đang vận chuyển tại cả các nước đó, mặc dù nó đã không có cùng một kết quả. Người Trung Hoa chưa bao giờ định cư với số lượng lớn tại Việt Nam, bởi xứ sở đã bị chiếm ngụ đông đúc ngay từ thời kỳ ban đầu bởi người Việt Nam; nhưng văn hóa Trung Hoa và loại chính quyền, các tôn giáo và văn chương, ngay cả ngôn ngữ, đã được du nhập và vẫn còn là các ảnh hưởng rất mạnh, kéo dài lâu sau khi sự kiểm soát chính trị bị kết thúc. Có lẽ như một hậu quả của sự chinh phục văn hóa này, khi Việt Nam vứt bỏ sự thống trị Trung Hoa, các nhà lãnh đạo mới độc lập chưa bao giờ thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để xâm nhập, chiếm đóng hay tranh chấp quyền lực tại chính Trung Hoa [sic, xem lại việc đánh Tống của Lý Thường Kiệt và ý định đòi lại các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của vua Quang Trung, chú của người dịch]. Chắc chắn có các yếu tố khác, nhưng sự tương ứng văn hóa xem ra đã tác động như một lực làm tê liệt trên bất kỳ nhà lãnh đạo Việt Nam nào có thể bị cám dỗ để thủ lợi bởi sự suy yếu định kỳ của sự kiểm soát của triều đình tại phía nam xa xôi của Trung Hoa, hầu mở rộng lãnh địa của mình bằng cách sáp nhập đất đai của đế quốc. Mặt khác, các nhà lãnh đạo Nam Chiếu ngay sau khi bác bỏ quyền chủ tể của Trung Hoa, họ đã phát động một cuộc chiến tranh, kéo dài hơn một thế kỷ, trong đó họ đã tái diễn nhiều cuộc xâm lăng Trung Hoa, chiếm cứ và sáp nhập các khu vực rộng lớn được cư trú bởi người Hán Hoa, và đã nắm giữ các khu vực này trong nhiều thập niên. Các vị vua của Nam Chiếu đã tìm cách tăng cường quyền lực của họ bằng cách chiếm giữ các phần đất của đế quốc; các vị vua của Việt Nam lại hướng đến các láng giềng phi-Việt Nam ở phía nam và tước đoạt các phần đất sở hữu của họ. Kết quả của chính sách của Nam Chiếu, sau hết, là việc hủy diệt tính chất cá biệt của một quốc gia như một xứ sở phi-Trung Hoa, và dọn đường cho một thẩm quyền Trung Hoa trọn vẹn; kết quả của chính sách của Việt Nam là mở rộng các biên cương của Việt Nam, mang theo văn hóa Trung Hoa khi tiến hành, và nhằm tạo lập một tình trạng nơi mà người Việt Nam dành đạt được một cá tính dân tộc khiến cho sự xâm nhập hơn nữa của Trung Hoa trở nên bấp bênh, hiếm có, và sau hết, hoàn toàn bị gián đoạn. Sự xâm nhập văn hóa vì thế đã tạo ra các kết quả chính trị đối nghịch nhau tại hai nước.

Tiến trình đồng hóa cũng khác nhau. Người Trung Hoa ở Vân Nam ở mức độ rộng lớn, đã đồng hóa dân số phi-Trung Hoa. Các ngôn ngữ cổ đã ngã gục trước vị thế của các thổ ngữ, chưa bao giờ được dùng trong văn chương. Họ [tên gia đình, dòng họ] Trung Hoa thì phổ thông, chỉ có người theo đạo Hồi là giữ lại bất kỳ hình thức danh tính cá nhân không có nguồn gốc Trung Hoa. Người dân Vân Nam, mặc dù ý thức về các nét đặc thù địa phương, chắc chắn mang tính chất Trung Hoa trong tư tưởng, và sẽ không chấp nhận bất kỳ ý kiến nào cho rằng họ không hoàn toàn Trung Hoa như bất kỳ dân chúng địa phương nào khác. Nhưng tại Việt Nam, người Việt Nam không nghĩ về mình như một vài loại dân Trung Hoa, mà bám chặt lấy cá tính riêng của họ; họ đã thường chỉ đọc văn chương Trung Hoa và chỉ viết bằng Hán tự biểu ý; chính quyền cũ của họ, lối sống của họ, và tôn giáo của họ đều gần gũi với các kiểu mẫu Trung Hoa. Nhưng họ không bao giờ chấp nhận sự cai trị trực tiếp của Trung Hoa với sự tự nguyện, và sau rốt, đã kết thúc nó bằng sự phản kháng vũ trang. Nếu binh sĩ Trung Hoa, đồn trú trong nước, ở lại đó sau khi có sự thay đổi chính trị, họ trở nên bị hấp thụ và hòa nhập vào sắc dân bản xứ.

Làm sao mà các tiền lệ mâu thuẫn này lại áp dụng được cho bất kỳ phần đất nào của vùng Biển Phía Nam nơi mà người Trung Hoa đủ đông để xoay chuyển cán cân chủng tộc, hay đủ ảnh hưởng để định hình văn hóa của dân tộc tương lai? Có lẽ chỉ có ba nước nơi mà các khả tính như thế là có thực; Thái Lan, Bán Đảo Mã Lai, và Borneo thuộc Mã Lai. Thiểu số người Trung Hoa tại Indonesia không có số lượng lớn: tình trạng cũng như thế tại Phi Luật Tân. Tại Miến Điện, thiểu số Trung Hoa thì hoàn toàn nhỏ bé: nhưng tại Thái Lan, không có rào cản tôn giáo mạnh, như đối với người Hồi Giáo tại Mã Lai và Indonesia, để ngăn trở sự đồng hóa, và trong thực tế, sự đồng hóa đã xảy ra trên một quy mô rộng lớn trong quá khứ. Con số thực sự các người Thái có tổ tiên Trung Hoa, ít nhất về phía người cha, vẫn chưa được biết, nhưng chắc chăn là rất lớn. Mặt khác, số người giờ đây tự xem mình là Trung Hoa tại Thái Lan, nhưng trong thực tế là thuộc dòng dõi Thái Lan, hoặc là cực kỳ ít, hay không hiện hữu. Mô hình đồng hóa tại Thái Lan tiến theo các đường hướng của Việt Nam hơn là theo chiều hướng của Nam Chiếu, với sự khác biệt rằng người dân Thái đã không có các số lượng áp đảo nặng nề, đánh dấu tình hình người Việt đối diện với các kẻ nhập cư Trung Hoa. Các quan hệ văn hóa cho thấy một khuôn mẫu ít chắc chắn hơn. Cho tới khi có pháp chề gần đây ngăn cản sự sử dụng tiếng Hán trong các hoạt động thương mại, Bangkok thường có dáng vẻ của một thành phố Trung Hoa. Mọi nơi, mọi thứ đều được viết bằng tiếng Hán, ngoại trừ các thông cáo chính thức và các văn bia. Các cửa hiệu, rạp hát, nhà hàng ăn, văn phòng công ty, ngân hàng – mọi định chế và hoạt động thương mại và tài chính có vẻ là – và trong thực tế, phần lớn – đã được giao dịch bằng tiếng Trung Hoa, cả chữ viết và tiếng nói. Gần giống như thế từng có lúc là trường hợp tại Jakarta và ngay cả ở Manila. Điều này cũng đúng tại phần lớn các hải cảng của Mã Lai và thực sự như thế tại Singapore. Như thế, ở đây hoạt động của mô hình Vân Nam xuất hiện rõ nét hơn; sự sử dụng tiếng Trung Hoa như ngôn ngữ của thương mại và doanh nghiệp thay thế cho ngôn ngữ, hay nhiều ngôn ngữ, của các dân bản xứ.

Tại bán đảo Mã Lai, người Mã Lai, mặc dù chỉ có vào khoảng phân nửa dân số, đã chế ngự về mặt chính trị. Người Trung Hoa cũng nổi bật không kém trong mọi hoạt động không phải là chính trị từ thương mại và doanh nghiêp cho đến các nghề nghiệp đòi hỏi học thức. Vì thế, một vài khả tính có hiện diện về một khuôn mẫu Vân Nam đang phát triển trong thế kỷ sắp tới. Vương quốc Đại Lý, bị Hán hóa hơn bao giờ hết trong các định chế và văn hóa của nó, song kéo dài được nền độc lập, nhờ ở sự kiềm chế của nhà Tống, trong ba thế kỷ nữa. Có thể lập luận rằng Singapore đã sẵn phô bày khuôn mẫu thời cuối triều đại Đại Lý Nam Chiếu, một quốc gia thực sự Trung Hoa, cai trị bởi người Trung Hoa, nhưng không sẵn lòng chịu khuất phục trước thẩm quyền đế quốc Trung Hoa, và cho đên lúc đó, đã hưởng lợi của một chính sách kiềm chế của Nhà Tống bên phía Trung Hoa. Tại các tiểu bang ở Borneo, cũng có các sự tương đồng với khuôn mẫu Vân Nam hơn là mô thức Việt Nam. Ở đây không có chủng tốc chế ngự nắm giữ quyền lực chính trị ưu thắng, như tại Bán Đảo Mã Lai và Thái Lan. Các dân định cư gốc Trung Hoa chiếm xấp xỉ một phần ba tổng số dân cư, có tỷ số cao hơn nhiều số người Trung Hoa tại Vân Nam so với dân bản xứ trong thời kỳ có sự chinh phục của nhà Minh. Người phi-Trung Hoa, với ngoại lệ thiểu số nhỏ người Mã Lai, đã, và vẫn còn, chậm tiến về văn hóa, phần lớn sống dưới các hệ thống bộ lạc. Các sắc dân phi-Trung Hoa tại Vân Nam là như thế hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm, và hàng nghìn người trong họ hãy còn sống theo lối này ngày nay. Họ không lập thành một dân tộc tại Borneo, họ bị phân tán thành nhiều bộ lạc và dân chúng nói các ngôn ngữ khác nhau. Các dân phi-Trung Hoa ở Vân Nam đã và còn là như thế. Người Trung Hoa không chỉ chiếm ưu thế trong đời sống kinh tế và còn cả trong sinh hoạt văn hóa và nghề nghiệp nữa. Họ đã và đang làm như thế, tại Vân Nam. Giờ đây người Trung Hoa tại Borneo đã có phần hiện diện trong chính quyền chính trị tại hai tiểu bang Sarawak và Sabah, mặc dù có lẽ chưa đến tỷ lệ mà một số người trong họ cho là đúng mức. Trong hồi cuối kỷ nguyên Nam Chiếu, các học giả Trung Hoa đã nắm giữ quyền lực và ảnh hưởng tại triều đình nhà vua; sau hết, một người trong họ đã chiếm đoạt ngôi vua, và các triều đại cuối cùng của Vân Nam, Đại Lý và Tuan [?], đều thuộc chủng tộc Trung Hoa. Nói chung tình hình tại các tiểu bang ở Borneo thuộc Mã Lai có vẻ phơi bày các tính chất mạnh mẽ và rõ rệt của Vân Nam hơn là mô hình Việt Nam.

Từ các sự cứu xét này về các sự phát triển tương lai khả dĩ trong các quan hệ của quốc gia Trung Hoa với các nước vùng Biển Phía Nam, và với các cộng đồng di dân Trung Hoa đã được thiết lập trong vùng đó, kết luận hiện ra là trong khi tình hình hiện tại có vẻ như được đặc trưng bởi sự bất động – một sự tạm ngừng nghỉ — có rất ít lý do để tin rằng nó đã đạt tới một điểm bế tắc đánh đấu sự kết thúc sự bành trướng của Trung Hoa về phương nam. Một kết luận như thế sẽ hết sức cẩu thả dựa trên bằng cớ yếu ớt như thế và trên một giai đọan quá ngắn ngủi của kinh nghiệm. Các sự di chuyển về phương nam của Trung Hoa vẫn tiếp tục, với các sự tạm ngừng nghỉ và những lúc chạy nước rút, theo hướng tiến của hai nghìn năm trăm năm kể từ khi nó có được nhận thức lần đầu trong sự phổ biến văn hóa Trung Hoa, và sau đó sự kiểm soát chính trị đến vùng thung lũng sông Dương Tử hiện nay tại phần ngày nay là trái tim của Trung Hoa hiện đại. Các lúc ngừng nghỉ ngắn hơn các thời kỳ bành trướng, ngay dù phong trào này thường không ngọan mục, có tính chất cá nhân, và không chính thức. Nó đã đạt tới điều có thể là hồi kết cuộc của giai đọan bành trướng trực tiếp trên đất liền trong thế kỷ thứ mười lăm với sự sáp nhập chung cuộc Vân Nam và chấp nhận nền độc lập của Việt Nam. Sau đó phòng trào đã hướng ra biển, tích cực hồi đầu nhà Minh, bước vào một sự suy giảm lâu dài, khi nhà Minh từ bỏ hải lực, nhưng đã sống lại trên một quy mô rất rộng lớn khi nhu cầu lao động của các quyền lực thực dân đã mang sự xuất cảnh ồ ạt sang vùng Biển Phía Nam, bất kể sự lãnh đạm và ngay cả sự chống đối công khai của chính quyền Mãn Châu. Sự di dân này đã chấm dứt ngay trước và cùng với cuộc Thế Chiến II.

Sự di chuyển về phương nam đã là một sự di chuyển cả con người như các kẻ định cư cũng như cả các tín ngưỡng, cách hành đạo và các tư tưởng – một sự di trú văn hóa. Tại một số vùng như Việt Nam, tính chất thứ nhì vượt xa vô tận tính chất thứ nhì về tầm quan trọng; ở các nơi khác chẳng hạn như Vân Nam lực lượng di trú con người và chính sách thực dân văn hóa có tầm quan trọng khoảng ngang nhau. Tại các phần đất của vùng Biển Phía Nam đã xây dựng các cộng đồng to lớn nhưng chỉ tthao diễn ảnh hưởng nhẹ nhàng trên cách nghĩ hay phong tục bản xứ, và không có ảnh hưởng nào trong đời sống chính trị. Phi Luật Tân và Indonesia phơi bày khía cạnh này. Tại các nước khác các người Trung Hoa thiểu số có tỷ lệ lớn là một yếu tố đủ lớn làm xoay chuyển cán cân chủng tộc, và cùng lúc, ảnh hưởng của nền văn hóa và văn minh Trung Hoa thấm nhập vào nhiều khía cạnh của đời sống; chẳng hạn như tình trạng tại bán đảo và vùng Borneo thuộc Mã Lai. Người di dân Trung Hoa đã vừa đồng hóa dân bản xứ, khi sắc dân này chậm tiến về văn hóa hay ít hơn về số lượng, và chính người di dân cũng vừa trở nên bị đồng hóa với nơi mà tình hình địa phương giúp cho điều này dễ dàng xảy ra và không có chướng ngại vật tôn giáo hay chủng tộc hiển hiện. Miền Nam Trung Hoa và Vân Nam là các thí dụ của sự đồng hóa của Trung Hoa đối với người phi-Trung Hoa; Thái Lan và Căm Bốt, và ở mức độ nhẹ hơn, Việt Nam, phơi bày sự đồng hóa người Trung Hoa bởi dân tộc đón nhận là các kẻ — như ở Căm Bốt – không phải lúc nào cũng liên hệ gần gụi về chủng tộc.

Sự di chuyển của Trung Hoa xuống phương nam, trong mọi thời kỳ, đã là một sự di chuyển con người và các tư tưởng hơn là chính sách chính quyền và sự chinh phục. Khi chính quyền và lực lượng quân sự được sử dụng, điều đó hoặc đã trễ, như trong sự sáp nhập cuối cùng vùng Vân Nam, hay bị bóp chết non như trong các quan hệ ban đầu với Nam Chiếu và với Việt Nam. Sự bành trướng đáng kể nhất của người Trung Hoa xuống phương nam xảy ra trong một thời kỳ khi mà chính quyền nội địa không quan tâm gì hết đên bất kỳ sự di chuyển nào như thế, và khi Trung Hoa quá yếu cả trên đất liền và trên biển đến nỗi ngay chính quyền quan ngại nhất cũng đã không thể làm điều gì để thúc đẩy sự tiến bộ của cuộc di trú.

Một tiến trình quá dài đến như thế, quá khác biệt trong hoạt động của nó và biến đổi trong các kết quả và hậu quả địa phương của nó, đã cho thấy nó là một hiện tượng chính trị, tự bản thân nó, độc lập với sự vươn lên và sụp đổ của các đế quốc, các chính sách của chủ nghĩa đế quốc bành trướng hay sự kiềm chế cẩn trọng. Nó cũng độc lập với sự chỉ đạo của chính quyền, lãnh đạm trước chính sách của các hoàng đế có đầu óc lo lắng về phương bắc, và vượt quá sự kiểm soát của các vị chúa tể địa phương. Một vài số trong các yếu tố này có thể thay đổi, một cách tạm thời, hay một cách vĩnh viễn, hay cho một thời kỳ lâu dài; nhưng điều xem ra bấp bênh rằng tình hình chính trị bất ổn và thay đổi thất thường của chính thời đại chúng ta lại có thể đảo ngược hay đình chỉ một hoạt động đã tiếp diễn trong hơn hai nghìn năm và chưa bao giớ thụ ứng với sự chỉ đạo, kiểm soát hay hạn chế chính trị.

Theo NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

Tags: ,