Mối quan hệ giữa thương mại với môi trường

Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường vô cùng phức tạp bản chất của nó phản ánh sự tác động qua lại lẫn nhau giữa mục tiêu của hoạt động thương mại và việc bảo vệ môi trường. Vào thời gian đầu người ta tranh luận với nhau xung quanh vấn đề “Có phải tự do hóa thương mại và bảo vệ môi trường là những mục tiêu trùng hợp nhau không? Thương mại và môi trường nên ưu tiên mực đích nào hơn? Tự do hóa thương mại giúp cho việc bảo vệ môi trường hay làm tổn hại môi trường? Cần làm gì để điều hòa được hai mục tiêu nói trên?”

Mối quan hệ giữa thương mại với môi trường

Bài viết của PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển.

Những người làm công tác thương mại cho rằng, các hoạt động thương mại không hề phá hoại môi trường, trong mục tiêu của thươmg mại bao hàm cả mục tiêu về môi trường. Theo quan điểm của họ thì việc tiếp cận và mở rộng thị trường làm tăng hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng kạn kiệt. Mặt khác, do sự cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường, càng ngày càng công nghệ cao sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường. Hơn nữa, tự do hóa thương mại là một trong những công cụ đắc lực để góp phần tăng trưởng kinh tế nhất là đối với các nước đang phát triển. Khi nên kinh tế phát triển thì thu nhập của con người cũng tăng lên, điều đó đáp ứng được việc mua sắm các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Đồng thời, khi kinh tế phát triển nhận thức của con người cũng tăng lên, càng ngày con người càng lo nghĩ nhiều hơn về vấn đề môi trường. Tóm lại, theo nhìn nhận của những người làm công tác thương mại thì tự do hóa thương mại không hề làm tổn hại đến môi trường mà các chính sách thương mại và kinh tế vĩ mô lành mạnh còn có tác dụng bảo vệ môi trường.

Đối lập với những người làm công tác thương mại, những người làm công tác môi trường chỉ ra rằng “Mục đích của thương mại là lợi nhuận, vì vậy để đạt được mục đích này họ tìm cách khai thác và sản xuất tối đa mà không hề nghĩ đến điều là trong sản phẩm của họ ẩn chứa những chi phí về xã hội và môi trường”.

Họ phàn nàn rằng việc trợ cấp hàng loạt về sản xuất nông nghiệp và việc tụt giá hàng hóa đã huyến khích việc khai thác quá mức đất canh tác, đồng thời tự do hóa thương mại là nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng ồ ạt nhất là ở các nước đang phát triển và là nguyên nhân của sự sa mạc hóa trên nhiều vùng đất rộng lớn.

Sau nhiều cuộc tranh luận, cuối cùng cả hai bên đã đi đến một sự thống nhất là cả tự do hóa thương mại lẫn bảo vệ môi trường đều nhằm đạt đến một mục tiêu chung là sự phát triển vền vững phát triển bền vững là dung hòa giữa việc bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế; tăng trưởng kinh tế là một điều kiện thiết yếu cho việc bảo vệ môi trường. Sự tăng trưởng là cần thiết để tăng cường nguồn kinh phí làm sạch môi trường. Đồng thời bảo vệ môi trường nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên và sinh thái là sự cần thiết duy trì và mở rộng phát triển thương mại. Phát triển bền vững là mục tiêu chung nhất không chỉ riêng cho thương mại và môi trường mà đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của nhân loại. Một môi trường tự nhiên bền vững là nền tảng cho sự phát triển bền vững, trong đó có phát triển thương mại.

Do có quan điểm chung là sự phát triển bền vững nên những người làm công tác thương mại dần dần đã chú ý đến vần đề môi trường hơn, ngược lại những nhà môi trường cũng dần quan tâm đến phát triển thương mại. Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường đã được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách phát triển UNCTAD, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP, cơ quan kế hoạch môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP và đặc biệt là tổ chức thương mại thế giới WTO.

Tác động của thương mại đối với môi trường trong điều kiện tự do hóa thương mại

Tác động tích cực

– khi thu nhập gia tăng, mỗi người dân bình thường sẽ sẵn lòng chấp nhận các hàng hóa có chất lượng môi trường cao.

– Những công nghệ sản xuất ít gây tổn hại đến môi trường sẽ được phát triển tại những nước có luật bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và thương mại là con đường tốt nhất để truyền bá các công nghệ đó.

– Tự do hóa thương mại tạo cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm xanh và sạch. Một khi thu nhập gia tăng nhu cầu về các loại hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng tăng theo. Do vậy nhà nước có thể nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường.

– Sự phát triển thần kỳ của công nghệ sinh học và gia tăng thương mại các sản phẩm của nó sẽ góp phần tích cực giúp làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của trình độ khoa học công nghệ tiên tiến sẽ là một công cụ kỹ thuật hữu ích bên cạnh các công cụ kinh tế, pháp lý giúp cải thiện chất lượng môi trường trong 5 năm qua, địa bàn canh tác công nghệ sinh học trên toàn thế giới – chủ yếu tại Mỹ và Argentina – tăng hơn 30 lần (tới 60 triệu ha). Người ta đã gieo trồng trên 100 loại thực vật biến đổi gen như bông miễn dịch với sâu bọ, giống cà chua chứa những tố chất có hoạt động chống ô xy hóa, giống củ cải đường với hàm lượng gấp đôi vitamin E.

– Tự do hóa thương mại sẽ tháo bỏ các khoản trợ cấp, vốn là rào chắn của thương mại, và đều đó tác dụng tích cực đến việc bảo vệ môi trường.

Nhiều công trình nghiêm cứu mối quan hệ và cơ chế tự động giữa thương mại và môi trường cho thấy rằng, tăng trưởng kinh tế làm tăng các chi phí để bảo vệ môi trường nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện để tăng trưởng thương mại. Dựa trên quan điểm cơ bản đó GATT đã công bố một báo cáo đặc biệt về “Thương mại và môi trường”, trong đó nêu lên cơ chế tác động của thương mại đối với môi trường. Trong điều kiện tự do hóa thương mại tác động đó mang tính hai mặt, tác động tích cực và tác động tiêu cực.

Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại và môi trường, thúc đẩy các điều kiện tốt hơn cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT thông qua quá trình liên tục đàm phán song phương và đa phương giữa các quốc gia. Việc các nước cũng tham gia ký kết các hiệp định môi trường mang tính chất toàn cầu và khu vực cũng là một xu hướng chủ đạo trong tương lai. Gần đây nghị định như Kyoto đã chính thức có hiệu lực sau 8 năm đàm phán khi Nga – quốc gia phát thải khí nhà kính đứng thứ ba trên thế giới ký kết. Cho dù hai quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc chưa tham gia nhưng việc nghị định thư chính thức có hiệu lực cũng thể hiện phần nào xu thế các quốc gia cùng nhau phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường. Hoặc hội nghị quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học ở Thái Lan 2004 vừa qua đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng tuyệt chủng của các loài động vật quý hiếm và đưa ra những tuyên bố về việc bảo vệ chúng. Bên cạnh đó, viện trợ cho công tác BVMT đối với các nước phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế…

Những lập luận nêu trên cho thấy rằng, tự do hóa thương mại có nhiều ưu điểm, góp phần tích cực ngay cả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, do đó, các luật lệ, các quy tắc thương mại cần cởi mở hơn nữa để thương mại phát huy hết tác dụng của mình.

Thuận lợi trong việc tiếp cận thì trường: Các sản phẩm thân thiện với môi trường (đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định môi trường) dễ được chấp nhận hơn so với các sản phẩm không tuân thủ yêu cầu nói trên. Thực tế cho thấy công ty áp dụng các biện pháp quản lý môi trường tốt như ISO 14000, HACCP… để được khách hàng tiếp nhận hơn, uy tín cao hơn.

Có khả năng cạnh tranh cao hơn trong tương lai: Mặc dù việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy định về môi trường trong nhiều trường hợp là tăng chi phí sản xuất, do vậy trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hãng. Tuy nhiên, những công ty cũng như sản phẩm của họ có chứng nhận môi trường như chứng chỉ ISO 14000, nhãn sinh thái có lợi thế hơn trong việc vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất, dễ tiếp cận các thị trường khó tính, có lợi đáng kể trong đấu thầu quốc tế, tăng khả năng thâm nhập thị trường.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường sẽ đưa đến cơ hội cải thiện đáng kể tình trạng quản lý chung của doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh, uy tín, mối thiện cảm của các nhà trức trách và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển lâu dài bền vững của doanh nghiệp.

– Làm thuận lợi hóa việc đàm phán quốc tế và các hiệp định thương mại và môi trường: Việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong cuộc đàm phán thương mại quốc tế sẽ tạo thuận lợi cho việc đưa ra nghị quyết về các vấn đề liên quan đến thương mại và môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường có thể sử dụng như là một chỉ số của sự cam kết và mong muốn của đất nước đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường thông qua việc quản lý môi trường tốt hơn trong số các tổ chức doanh nghiệp của các nước này. Lợi thế của phương pháp tiếp cận này có sự thuyết phục cao và có ý nghĩa quan trọng chiếm lược phát triển thương mại quốc gia thế kỷ 21.

– Làm thuận lợi quá trình tự do thương mại: Vì các tiêu chuẩn và quy định môi trường là các tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng theo nguyên tắc thỏa thuận nên các tài liệu này sẽ phục vụ cho việc thống nhất quan điểm của các nước trong cách tiếp cận của họ đối với nhãn sinh thái, quản lý môi trường và đánh giá chu trình sống. Nhận thức và cách tiếp cận thống nhất này sẽ gỡ bỏ các hàng rào trong thương mại và như vậy nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thương mại tự do.

– Được hưởng các chính sách ưu đãi: ở phạm vi quốc gia, các doanh nghiệp áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường thường được uư đãi về lãi xuất trong vay vốn ngân hàng, mở rộng hoạt động, được các cổ đông quan tâm. Ở bình diện quốc tế việc thực thi các hiệp định, công ước quốc tế về môi trường cũng như các tiêu chuẩn môi trường cũng được các tổ chức tài chính quốc tế ưu đãi về tài chính. Những dự án về môi trường thường nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB).

Tác động tiêu cực

Ảnh hưởng tiêu cực của thương mại gây ra cho môi trường diễn ra rất đa dạng, theo nhiều cách khác nhau, nhưng tựu trưng lại, nó được thể hiện ở các khía cạnh sau:

– Tự do hóa thương mại khuyến khích các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, khai thác ngày càng nhiều hơn các nguồn tài nguyên nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Hạn chế và xóa bỏ các rào cản thương mại giúp cho các nước khai thác tốt hơn lợi thế sẵn sàng để có xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tự nhiên như khoáng sản, thủy sản, nông lâm sản, cùng với quá trình này lá sự xuống cấp về môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Tình trạng này diễn ra hầu hết ở các nước đang tiến hành công nghiệp hóa. Mặc dù có sự cảnh báo trước, những con đường “Làm bẩn – làm giàu – làm sạch” vẫn được các nước đang và kém phát triển hiện nay theo đuổi. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ là ngày càng cao hơn. Theo đánh giá của WWF hiện nay, con người trên hành tinh đang tiêu dùng hơn 20% nguồn tài nguyên thiên nhiên mà trái đất không có khả năng sản sinh.

– Thương mại là cơ chế luân chuyển hàng hóa và dịch vụ sản xuất từ địa điểm này sang tiêu dùng tại địa điểm khác. Đặc tính này tạo cho người tiêu dùng khả năng hưởng thụ các sản phẩm tại đất nước mình không có hoặc không có khẳ năng sản xuất. Song nếu các hàng hóa xuất khẩu được sản xuất ồ ạt theo cách thức phá hủy môi trường nhiều hơn các loại hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng trong nước, thì đương nhiên việc sản xuất hàng hóa cho mục đích thương mại sẽ gây ra nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng. Ví dụ như một phần lớn số lượng bông gieo trồng trên thế giới được dùng vào mục đích xuất khẩu và sử dụng tới hơn 25% tổng số lượng thuốc trừ sâu. Hay như việc tiêu dùng thuốc lá tại Anh hàng năm phá hủy hơn 200.000ha diện tích đất ẩm ướt.

– Tự do hóa thương mại có xu hướng làm tăng các hoạt động kinh tế. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều hơn nữa nguyên liệu, năng lượng được sử dụng vào các hoạt dộng kinh tế (nguyên tắc cân bằng vật chất). Đó chính là “tác động tăng trưởng” của tự do hóa thương mại. Sự gia tăng này là cần thiết song không cần thiết phải duy trì thường xuyên. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, nếu tăng lượng đầu vào cho mỗi đơn vị sản phẩm giảm theo thời gian, thì việc mở rộng sản lượng đầu ra không dẫn tới sự gia tăng tiêu dùng năng lượng.

– Tự do hóa thương mại làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường qua biên giới (xuyên quốc gia). Đó là ô nhiễm môi trường từ việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu, hàng hóa không đảm bảo các yêu cầu về môi trường, du nhập các loài động thực vật ngoại lai, chất thải độc hại, buôn bán trái phép các loài động thực vật quý hiếm, bất bình đẳng trong chia sẻ lợi ích tài nguyên đa dạng sinh học…

– Các cơ hội thương mại cũng như việc mở rộng các hoạt động kinh tế còn kéo theo nhiều thay đổi trong việc sở hữu đất đai, tài sản, cách thức sử dụng đất đai, đe dọa môi trường tự nhiên. Đó là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của thương mại đến môi trường. Song đây cũng là chủ đề ít được quan tâm và lưu ý tới. Trước kia, đất đai chỉ được xem là có giá trị khi dùng nó để trồng cây lương thực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vì thế nên đất đai được chia cho các hộ gia đình nhỏ. Ngày nay đất đai được biết đến như một nguồn thu ngoại tệ thông qua việc gieo trồng các loại cây có gía trị xuất khẩu cao, thì lập tức đất đai bị tước đoạt khỏi tay những người chủ cũ và được sử dụng cho mục đích thương mại. Một mặt, với mục đích tăng lợi nhuận, hàng loạt các kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong nông nghiệp như thâm canh tăng vụ, lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học đã phá hủy cân bằng sinh thái, thúc đẩy nhanh quá trình bạc màu của đất. Mặt khác, những người dân bị tước đoạt đất đai buộc lòng phải di chuyển vào các khu vực rừng núi, đồi trọc hoang vu vốn không phù hợp với các hoạt động canh tác và gây ra sự phá hủy môi trường. Trong thế giới văn minh của chúng ta ngày nay, người ta thường đổ lỗi những thảm họa môi trường như vậy cho sự đói nghèo, cho các tập tục du canh du cư. Song nếu nhìn nhận trên một bình diện khác nó chính là kết quả tất yếu của việc tước đoạt đất đai nhằm thu lợi nhận thông qua thương mại. Một trường hợp khác được biết đến là rừng ngập mặn. Hiện nay một nguy cơ trầm trọng đang đe dọa hệ sinh thái rừng ngập mặn là việc đốn chặt cây trên quy mô lớn sử dụng vào mục đích muôi trồng thủy sản xuất khẩu. Việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất đai dẫn đến những mâu thuẫn xã hội trầm trọng và làm gia tăng các vấn đề môi trường cấp bách tại các nước đang phát triển.

– Tạo ra rào cản trong thương mại quốc tế: Việc sử dụng ngày càng rộng rãi các tiêu chuẩn và quy định môi trường thương mại quốc tế nhằm khuyến khích những sản phẩm thân thiện với môi trường có thể tạo nên rào cản thương mại phi thuế quan trong tương lai. Việc bảo hộ mậu dịch thông qua các hàng rào phi thuế quan đang được nhiều quốc gia áp dụng khi các rào cản về thuế quan buộc phải loại bỏ. Xu thế dùng các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường hoặc nhãn môi trường như một trong những rào cản thương mại phi thuế quan là hoàn toàn có thể xẩy ra trong tương lai mà các khu vực mậu dịch tự do được thiết lập và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới.

Hạn chế khả năng cạnh tranh: Việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong những điều kiện nhất định, chẳng hạn, đối với các quốc gia đang phát triển cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà việc áp dụng các biện pháp môi trường có thể làm tăng đáng kể chi phí sản xuất, do vậy làm giảm khả năng cạnh tranh.

Thách thức đối với các nước đang phát triển: Làm tăng chi phí sản xuất do vậy làm giảm khả năng cạnh tranh, khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và áp dụng cá hệ thống quản lý môi trường phức tạp.

Thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thiếu các nguồn tài chính cần thiết, cán bộ có trình độ, khó tiếp cận cạnh tranh của sản phẩm. Ở những nước đang pháp triển, nơi còn có sự phân biệt đối xủ giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau, những công cụ này có thể là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn tham nhũng, hối lộ để có thể giảm được các chi phí về môi trường.

– Các biện pháp kiểm dịch động vật, áp dụng các tiêu chuẩn môi trường như ISO 14000, HACCP… một mặt có thể làm hạn chế thương mại, mặt khác có thể tạo thuận lợi cho thương mại tự do.

Theo VUSTA.VN

Tags: , ,