Léon Walras: Nhà kinh tế – toán học lỗi lạc của thế kỷ 19

Marie-Esprit-Léon Walras (người Pháp, 1834 – 1910) là một nhà toán học về kinh tế kết hợp với những sáng tạo trong lý thuyết tổng bình quân.

Bên cạnh các kiệt tác của Stanley Jevons “Theory of Political Economy” (1871) và Carl Menger “Principles of Economics” (1871), kiệt tác 2 tập của Léon Walras “Elements of Pure Economics” (1844-77) (Eléments d’économie politique pure) là những trước tác kinh tế học kinh điển của loài người. Một tác phẩm khác cũng rất nổi tiếng của Léon Walras là La théorie mathématique de richesse socile.

Léon Walras, Stanley Jevons, và Carl Menger là các tác giả đồng phát hiện ra định luật hàm hiệu dụng giảm dần, và ông là người đầu tiên đặt, giải hệ đa phương trình của các cân bằng tổng quát thị trường. Walras trên thực tế đã tiến xa hơn Jevons rất nhiều trong việc phát hiện và ứng dụng các mô hình toán học. Điều này khiến cho rất nhiều độc giả đương thời không chuộng đọc sách của ông. Tuy vậy sau 1930, có thể nói ông là nhà tư tưởng kinh tế của thế kỷ 19 được nhân loại đọc và biết đến nhiều nhất, sánh ngang với Ricardo và Marx, nhất là sau khi các cuốn sách của ông được dịch hoàn toàn sang tiếng Anh từ năm 1954.

Ông được nhà kinh tế học Joseph Schumpeter gọi là “nhà kinh tế học vĩ đại nhất”. Ông đích thực là cha đẻ của lý thuyết cân bằng tổng quát, với sự xuất sắc toán học vượt xa Carl Menger và quan sát kinh tế vượt xa Stanley Jevons. Sự xuất sắc của ông phần nào nhờ kế thừa tư tưởng của cha ông, một nhà kinh tế học có tiếng ở Pháp, Auguste Walras.

Ban đầu ông là nhà phê bình văn học và nghệ thuật. Nhờ những nỗ lực toán học hóa ngành kinh tế học triệt để trên từng tư tưởng của cha ông, ông đã nhanh chóng trở thành nhà kinh tế toán xuất sắc bậc nhất của nhân loại. Léon Walras được bầu viện sĩ VHLKH Lausanne 1870. Trong trước tác trên, Walras dẫn dắt từ từ tới mức độ phức tạp và tổng quát cao nhất, với 8 phần.

Walras luôn liên lạc với hầu hết mọi nhà kinh tế học quan trọng của thời đại dù ở Nga hay ở Mỹ để trình bày lý thuyết của mình. Dần dần những nhà kinh tế Italy trẻ, với tài năng toán học xuất sắc đã thấm được tư tưởng của ông, trong số đó có những tên tuổi vĩ đại Barone và Pareto (Ý) hay Moore và Fisher (Mỹ). Tuy vậy, phần lớn các giá trị của ông vẫn bị các nhà kinh tế và các nhà toán học thời đó bỏ quên.

1893 Walras đề cử người kế nhiệm Vilfredo Pareto, nhà kinh tế-toán học lỗi lạc. Hai ông lập nên trường phái Lausanne. Sức khoẻ Walras suy sụp từ 1890. Những năm cuối đời, Walras sống rất cô độc và bệnh tật. Ông qua đời năm 1910.

Theo SAGA

Tags: