Khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc nhìn từ lịch sử

Chú thích:

(1) Xem: Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ quyển VII. Sự việc chép vào năm 1357.

(2) Như trên, sự việc chép vào năm 1370.

(3) Nước Đại Việt là một nước văn minh có lãnh thổ riêng, có văn hóa (với cốt lõi là phong tục) riêng, có chủ quyền độc lập đầy đủ, diễn tiến, biến chuyển trong lịch sử, có khi thăng, khi trầm, lúc mạnh, lúc yếu nhưng thời nào cũng có một hằng số bất biến, là NHÂN DÂN, mà đại biểu là những anh hùng hào kiệt.

Tuy chưa trình bày bằng những khái niệm (concepts) hiện đại, nhưng, 600 năm trước đây, Nguyễn Trãi đã công thức hóa đầy đủ, cùng một lúc, cả Dân tộc – Nhà nước (Niton Etal) và Dân tộc – Nhân dân (Nation-Peuple). Năm trăm năm sau Nguyên Trãi, tư tưởng phương Tây mới có một định nghĩa đủ đầy tương tự về Dân tộc (Nation, bao gồm Nation – Etat và Nàtion – Peule). Định nghĩa về dân tộc nổi tiếng của Sta-lin, nhấn mạnh về kinh tế chung, thị trường thống nhất, tuy đã nói đến lãnh thổ chung nhưng chưa nhấn mạnh đến quyền sở hữu cộng đồng về địa bàn đất đai, chủ quyền độc lập thống nhất bao trùm lên lãnh thổ đó, tuy đã nói đến cộng đồng tâm lý biểu hiện trong một nền văn hóa chung nhưng lại thiếu nhắc tới một cộng đồng về ký ức (communauté de mémoire) biểu hiện trong một cộng đồng tư duy thần thoại và nhất là trong một lịch sử chung, một quá khứ chung, một truyền thống lịch sử, từ đó mà xuất hiện một cộng đồng tộc danh (communauté de nom) và một cộng đồng giá trị (communauté de valeurs). Dân tộc vừa có tính giai cấp (giai cấp thống trị), vừa có tính cộng đồng (nhân dân), vừa biến chuyển (theo các chế độ xã hội, các giai cấp thống trị) vừa trường tồn (cái bản chất nhân dân).

(4) Thời Hùng, buổi sơ nguyên của dân tộc, người Việt chỉ có một hệ qui chiếu: quy chiếu vào chính mình. (Tương tự như thời Socrate với châm ngôn: “Hãy tự biết anh” (Connais toi-même). Do đó, quốc hiệu và sự “xưng danh” chỉ là: nước Việt, là Lạc là Âu hay sau đó là Âu Lạc.

Trong và sau thời Bắc thuộc, bắt đầu hình thành thế đối sánh Bắc Nam. Người Việt, đầy tự hào, không bao giờ chịu coi cái Nhà nước đã từng thống trị mình và luôn luôn lăm le bành trướng thôn tính mình là Trung Quốc (nước ở giữa) như bọn thống trị nhà nước đó tự gọi, mà chỉ gọi là Bắc quốc, Bắc Nhân, Bắc đế…

Đó là những khái niệm của ta, khái niệm Việt Nam, lấy ta làm chuẩn mực đối sách. Nhưng cũng do một yếu tất lịch sử, trong thời Bắc thuộc, trong tâm thức người Việt đã hình thành hai hệ quy chiếu:

– Hệ qui chiếu dân tộc, Việt. – Hệ qui chiếu Trung Hoa, Tàu.

Vì thế mà tự ý thức từ thời Lý Bí (Lý Nam Đế) giữa thế kỷ 12, đã xuất hiện khái niệm Nam (lấy Trung Hoa làm chuẩn mực đối sách): Nam quốc, Nam nhân, Nam đế… đó cũng là những khái niệm của ta, khái niệm Việt Nam, nhưng lấy cái khác ta (Bắc) làm chuẩn mực đối sách, từ đó, người Việt tự định nghĩa bằng cách đối lập với cái khác ta (Tàu, Bắc).

Sau khi giành lại được độc lập dân tộc, trong quốc hiệu chính thức (Đại Cồ Việt, Đại Việt) không có yếu tố “Nam”, nhưng trong thơ văn thì đã có. Đến thế kỷ 19 (thời Gia Long, Minh Mạng) mới xuất hiện yếu tố “Nam” trong quốc hiệu chính thức (Việt Nam, Đại Nam). Trong quốc hiệu thời Lý Trần Lê, không có khái niệm “Nam” đi liền khái niệm “Việt” nhưng lại thêm yếu tố “Đại”. Đó là một mặc cảm dân tộc (dưới hình thức mặc cảm tự tôn) và sở dĩ có thêm yếu tố “Đại” này, cũng là do đã xuất hiện thế đối sánh Trung Hoa – Việt Nam với tinh thần “vô tốn” (không thua kém)

(5) Lịch sử Viêt Nam, từ trước sau Công nguyên đến đầu thế kỷ 10, về mặt chính trị, là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Về mặt văn hóa, có nhiều quá trình giao thoa:

a. Giải thể văn hóa (déculturation): nhiều yếu tố văn hóa Việt cổ bị mất mát. Văn minh Đông Sơn bị giải thể cấu trúc (déstructurée), những yếu tố của nó hòa trong nền văn hóa dân gian.

b Hỗn dung văn hóa (acculturation). Trên nền tảng văn hóa Việt cổ, tiếp thụ (vừa cưỡng chế vừa ôn hoà) những yếu tố văn hóa ngoại sinh (elénonts exogènes) từ Trung Hoa, Ấn Độ… Có hỗn dung, mà cũng có giao lưu văn hóa (contacts culturels), nhiều yếu tố văn hóa Việt được truyền vào Trung Quốc.

c Chống hỗn dung văn hóa (contre-acculturation). Làng Việt là những “pháo đài xanh” cưỡng chống âm mưu đồng hóa của bọn phong kiến Hán – Đường. Những quá trình đó đan xen, xoắn xuýt vào nhau, tạo nên một thời kỳ chuyển biến lâu dài, từ văn minh Đông Sơn đến văn minh Thăng Long.

Vấn đề này cần một chuyên luận văn hóa học riêng.

(6) Claude-Lévi – Strauss. Tristes tropiques (Nhiệt đới buồn), Paris Plon, 1955, tr.269.

(7) Như trên, 264-265

(8) Khi bàn đến nền tảng kinh tế và văn hóa cổ truyền Việt-Nam, chúng ta thường nhấn mạnh – một cách đúng đắn – đến nghề nông trồng lúa nước (riziculture) với những hệ của kỹ thuật, xã hội… của nó (một cái “ngưỡng kỹ thuật” (seui technique), một cái “ngưỡng dân số” (seuil démographique) quan hệ đất ruộng – số dân), sự xuất hiện sớm của “gia đình hạt nhân” (famille nuléaire) (bố mẹ và con cái chưa trưởng thành), của kinh tế tiểu nông, của cấu trúc làng xóm… Nghề nông trồng lúa nước xuất hiện ở Đông Nam Á từ 6,7 nghìn năm nay, có trước và làm nền tảng cho sự ra đời của văn minh Đông Sơn. Nhưng không nên quên rằng, trước hoặc đồng thời và song song với nghề nông trồng lúa nước còn có nghề nông trồng khoai củ, mía, cây ăn quả. Khoai củ, mía (mật), mâm ngũ quả… là những lễ vật không thể thiếu được trong nhiều nghi lễ tế thần làng, thần nông nghiệp và trong việc cúng giỗ tổ tiên – một tín ngưỡng dân tộc – dân gian đặc sắc của Việt Nam. Cây mía được dùng làm “gậy chống ông vải trong ngày Tết Việt là một ví dụ điển hình. Mía, khoai, có thể có nguồn gốc hải đảo, từ hải đảo Thái Bình Dương truyền vào miền ven biển, ven sông với các cư dân nguyên – Mã Lai (Proto – Mailais), có thể là những cây trồng chủ yếu của chủ nhân các nền văn hóa hậu kỳ và hậu đá mới Hạ Long, Hoa Lộc, Quỳnh Văn, Thạch Lạc, Bàu Tró… kết hợp với nền văn hóa chài cá ven sông, ven biển. Những thành tựu văn hóa đá mới ấy còn được bảo lưu và nối tiếp đến ngày nay.

(9) Sự đối lập (một chiều) giữa văn hóa (culture) và tự nhiên (nature) là một tư tưởng thuần túy Tây phương. Tư tưởng phương Tây cổ truyền, từ triết học Hi-La, qua Thiên chúa giáo đến duy lý luận Descartes như tiến sĩ Fécbớt tổng kết, là “khuynh hướng khuyến khích một thái độ thù nghịch từ năm bản đối với thiên nhiên… Thiên nhiên phải được chinh phục, vì nó là thù nghịch” (V.C.Ferkiss Technological man (Con người kỹ thuật).

Văn hóa là của con người. Con người là một sinh vật xã hội, vừa là sản phầm của tự nhiên, vừa đứng đối diện với tự nhiên và có tham vọng làm chủ thiên nhiên. Văn hóa, do đó, cũng có một tính cách lưỡng diện (dualiste) lưỡng trị (ambivalen te): vừa thích ứng, hòa điệu, vừa biến đổi thiên nhiên. Khoa sinh thái học (Ecologie) và khoa văn hóa học (Cultuologie) mới bác bỏ khái niệm có tính chất thù hận “chinh phục thiên nhiên” và kêu gọi loài người thế kỷ 20 tôn trọng những thế quân bình của thiên nhiên, sự hòa điệu (harnonie) của thiên nhiên. “Con người là một phần của thiên nhiên hơn là một cái gì cách biệt với thiên nhiên”: “Con người và thiên nhiên là một, xã hội và ngoại cảnh là một”: “vấn đề của con người không phải là chiến thắng thiên nhiên mà là sống trong một sự hòa hợp có ý thức và tế nhị hơn với thiên nhiên” (xem lại F. Engels, Phép biện chứng của tự nhiên).

(10) K.Marx. Tư bản, quyển I. Dietz Veslag, tr 47-48. Nói theo cách nói của phương Đông, thì trong vũ trụ có 3 thế lực cùng tham dự vào quá trình làm ra những của cải vật chất: trời (khí hậu, thời tiết…), đất (thổ nhưỡng, tài nguyên trong lòng đất), người (lao động, kỹ thuật với cả trí, cả lý, cả tình và cả chí…) “Tam tài giả, thiên địa nhân”. Con người đứng ở trung tâm của quá trình sản xuất, nhưng con’người phải “tham thiên, thuận địa”, “Trông trời trông đất trông mây, trông mưa trông gió trông ngày trông đêm” thì mới có khả năng sản xuất ra nhiều của cải vật chất.

(11) K Marx. Tư bản -quyển III, Dietz Veslag tr.872.

(12) P.Engels. Thư ngày 35-01-1893. Trong: “Marx – Engels toàn tập” Moskau, 1971, tr 723-724.

(13) Xem: Trần Quốc Vượng – Ngô Thế Long – Đối chiếu tổ chức hành chính và bộ máy quan liêu Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến (sẽ in).

Tags: , , ,