Giáo sư Hàn Quốc nói về hải chiến Trường Sa 1988

Với việc Trung Quốc và Viêt Nam là hai nước láng giềng và Việt Nam đã một trang sử đầy thăng trầm với Trung Quốc, Việt Nam có thể làm được những gì để bảo vệ chủ quyền trên biển của mình và đồng thời tăng cường quan hệ đối tác hòa bình với Trung Quốc?

Giáo sư Hàn Quốc nói về hải chiến Trường Sa 1988

Năm 2014, nhân ngày ghi nhớ sự kiện 26 năm Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực đảo Đá Gạc Ma tại quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam, Trung tâm Truyền thông Quốc tế (Ấn Độ) giới thiệu cuộc phỏng vấn với Giáo sư Ahn Kyong Hwan, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế Đại học Chosun, Hàn Quốc.

Đã 26 năm kể từ năm 1988 cuộc giao tranh tại đảo Đá Gạc Ma của Việt Nam nổ ra. Là một học giả nghiên cứu về Việt Nam trong nhiều năm, ông có thể chia sẻ quan điểm của ông về trận hải chiến này?

– Giáo sư Ahn Kyong Hwan: Hội thảo về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và biển Hàn Quốc đã được tổ chức vào 23 tháng 10 năm 2012 tại Viện Giáo dục Ngôn ngữ thuộc Đại học Chosun , thành phố Gwangju, Hàn Quốc, đây là hội thảo khoa học đầu tiên tại Hàn Quốc về quần đảo Hoàng Sa và Trường quần của Việt Nam. Tham dự hội thảo bao gồm các học giả có những nghiên cứu sâu sắc về Châu Á, lịch sử và luật hàng hải từ Đại học Chosun, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Dokdo hàn Quốc và Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Quốc gia Việt Nam. Liên quan đến năm cuộc giao tranh năm tại đảo Đá Gạc Ma năm 1988, lịch sử Việt Nam sẽ không bị lãng quên, và họ cần phải bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia của họ. Trung Quốc phải chấm dứt các hành động vi phạm pháp luật và các quy định quốc tế.

Từ quan điểm của một người ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS ), ông đánh giá như thế nào về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực tại đảo đá Gạc Ma trong năm 1988?

Tôi không ngạc nhiên với cách Trung Quốc sử dụng vũ lực trong sự kiện năm 1988 tại đảo Đá Gạc Ma. Trung Quốc rõ ràng là đã phớt lờ UNCLOS. Tôi nhấn mạnh rằng tranh chấp ở biển Biển Đông cần phải được giải quyết theo các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Vào đầu năm 2014, cộng đồng quốc tế đang dấy lên những lo ngại sâu sắc về những tính toán của Trung Quốc với các hành động táo bạo ở vùng Biển Đông. Ông có nghĩ rằng những hành động của Trung Quốc là tín hiệu của các cuộc đụng độ tương tự như cuộc giao tranh Trường Sa vào năm 1988?

Hành động khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông trong thời gian qua là hết sức nguy hiểm nhưng không phải là sự báo hiệu của các cuộc đối đầu như sự kiện Gạc Ma năm 1988. Ý đồ thâm hiểm hơn nằm trong những toan tính của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Những thái độ và hành động của Trung Quốc đã dẫn đến những nỗ lực liên tục của ASEAN nhằm xây dựng Bộ luật ứng xử (COC) ở Biển Đông?

Đúc kết lại lịch sử, chúng ta có thể giả định rằng bất kỳ những động thái nào của Trung Quốc đều liên quan đến hầu hết các lợi ích quốc gia của họ. Tôi hy vọng rằng trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ có trách nhiệm hơn để duy trì hòa bình trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

– Với việc Trung Quốc và Viêt Nam là hai nước láng giềng và Việt Nam đã một trang sử đầy thăng trầm với Trung Quốc, Việt Nam có thể làm được những gì để bảo vệ chủ quyền trên biển của mình và đồng thời tăng cường quan hệ đối tác hòa bình với Trung Quốc?

Đó là một câu hỏi khó. Hàn Quốc cũng gần với Trung Quốc, và cũng có một chiều dài lịch sử mặn đắng với Trung Quốc. Hàn Quốc đã cố gắng để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc thông qua các cuộc đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tôi nghĩ rằng Việt Nam nên tổ chức thêm các hội thảo về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Việt Nam và nước ngoài.

Theo DEFENCEVN / INDIAN DEFENCE

Tags: ,