Đôi điều về quan hệ ‘Đối tác chiến lược’, ‘Đối tác toàn diện’ giữa hai quốc gia

“Đối tác chiến lược”, “đối tác toàn diện”, “đối tác chiến lược toàn diện”… là cụm từ chỉ những trạng thái đặc biệt của quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Đôi điều về quan hệ ‘Đối tác chiến lược’, ‘Đối tác toàn diện’ giữa hai quốc gia

Đối tác chiến lược

Đối tác chiến lược là đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự. Số lượng đối tác chiến lược loại này đang gia tăng nhanh chóng.

Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về quan hệ quốc tế: “Đối với Việt Nam, một mối quan hệ nên được coi là chiến lược khi nó mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh, thịnh vượng và vị thế của chúng ta, trong đó hai khía cạnh đầu mang ý nghĩa trọng yếu hơn cả”.

Theo giáo sư Valery Loskin (Nga), “đối tác chiến lược” phải bao gồm những nội dung sau: Không tấn công lẫn nhau; không liên minh chống lại các nước khác; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; phải có lòng tin lẫn nhau.

Đối với Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh.

Về hình thức, đối tác chiến lược có thể diễn ra linh hoạt (chính thức hoặc không chính thức, song phương hoặc đa phương, diện và mức độ tham gia rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít…) và có tính mở vì không hướng tới một kết cục cụ thể.

Hiện nay Việt Nam có 17 nước là đối tác chiến lược (3 nước là đối tác chiến lược toàn diện) trong đó có 5 đối tác là các quốc gia chủ chốt trong ASEAN, gồm: Nga (2001); Ấn Độ (2007); Trung Quốc (2008); Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009); Anh (2010); Đức và Italy (2011); Thái Lan, Indonesia, Singapore và Pháp (2013); Malaysia và Philippines (2015); Australia (2018); New Zealand (2020).

Đối tác toàn diện

Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai.

Tới 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 13 quốc gia: Nam Phi (2004); Chile, Brazil và Venezuela (2007); Argentina (2010); Ukraine (2011); Hoa Kỳ và Đan Mạch (2013); Myanmar và Canada (2017); Hungary (2018); Brunei và Hà Lan (2019).

Đối tác chiến lược toàn diện

Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.

Tới nay, có 3 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Nga (2012), Trung Quốc (2008) và Ấn Độ (2016).

Đối tác chiến lược lĩnh vực

Đối tác chiến lược lĩnh vực là sự hợp tác trong một lĩnh vực nào đó mà cả hai nước đều có sự tin cậy lẫn nhau. Nhưng sự hợp tác ấy chỉ trong lĩnh vực ấy không sang các ngành và chuyên môn khác.

Quan hệ đặc biệt

Quan hệ đặc biệt là mối quan hệ mật thiết, mang tính chất hữu nghị, gắn bó với quá trình lịch sử lâu dài giữa hai quốc gia.

Việt Nam có mối quan hệ đặc biệt với Lào, Campuchia và Cuba.

Quan hệ đồng minh (liên minh)

Liên minh là sự cam kết chính thức giữa các quốc gia nhằm phối hợp hay tương trợ lẫn nhau để đối phó với các vấn đề an ninh, chống lại các mối đe dọa chung. Mục tiêu lớn nhất của liên minh là kết hợp nguồn lực và phối hợp hành động nhằm nâng cao vị thế của các quốc gia thành viên trong hệ thống quốc tế và nâng cao sức mạnh của các thành viên so với các quốc gia không tham gia liên minh. Liên minh có thể tồn tại trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự…

Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2019 nêu rõ quan điểm nhất quán không tham gia các liên minh quân sự của Việt Nam.

Trên thế giới:

Trung Quốc là nước có nhiều quan hệ đối tác chiến lược nhất thế giới với hơn 60 đối tác, trong đó có cả những nước nhỏ như Lào, Campuchia, Kazakhstan, Afghanistan và ba đối tác là các tổ chức quốc tế gồm EU, ASEAN và Liên minh châu Phi.

Nga có hơn 40 đối tác chiến lược và tương đương.

Mỹ có 9 đối tác chiến lược, 3 đối tác toàn diện, 2 quan hệ đặc biệt với Anh và Israel, 2 quan hệ đồng minh ngoài NATO, 8 quan hệ đồng minh khác. Tổng cộng 24 đối tác chiến lược hoặc tương đương trở lên.

Pháp có 13 đối tác chiến lược.

Anh, Ấn Độ có mỗi nước có 12 quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược.

.

S.T

Tags: ,